Thắt nút dây lưng đâu chỉ có một kiểu
Từ khi có mốt thắt nút dây lưng, bạn đã biết được những kiểu nào?
Những chiếc thắt lưng dài hơn bình thường đang trở thành nguồn sáng tạo của những cô nàng thích cái mới lạ. Không chỉ là cách thắt nút đơn thuần như trước nữa, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu những kiểu quấn, vắt dây lưng biến tấu rất xinh. Chỉ thay đổi tí xíu thôi nhưng nhìn phong cách và đỡ quen mắt hơn kiểu cũ nhiều.
Đây là kiểu vắt cũ quen thuộc với nhiều người
Vẫn vắt gần như thế nhưng phần cuối thắt lưng lại luồn qua con đỉa chứ không đâm thẳng xuống.
Còn với cách này, dây lưng thậm chí chẳng cần đi qua móc khóa nữa.
Video đang HOT
Với những dây lưng mềm, bạn có thể thắt nút chúng lại như thế này.
Những sợi dây lưng mảnh, mềm rất dễ biến tấu.
Nhưng đôi lúc, những dây cứng cáp như thế này cũng có thể sáng tạo.
Kiểu dây lưng này được thiết kế sắn nút thắt giả.
Lại thêm một cách quấn dây lưng không qua khóa.
Phá cách với quấn ngược (mọi khi, phần đuôi thắt lưng sẽ chúc xuống dưới mà).
Theo PNO
Yêu là phải hết mình, hết...giờ?
Vân - bạn gái của em trai tôi là một cô gái khá hoàn hảo. Nếu chỉ tiếp xúc thông thường, thật khó bắt lỗi cô ấy điều gì: từ cách ăn nói, phục trang, cư xử hòa nhã, lễ phép với mọi người... Được biết ở nơi làm việc, Vân cũng là một nhân viên có năng lực. Thế nhưng điều khiến gia đình tôi không vui chính lại ở cách cô ấy "sở hữu" người yêu.
Ngoài giờ làm việc của cả hai, những khoảng thời gian còn lại cô ấy muốn người yêu luôn bên cạnh mình. Và cũng vì chiều người yêu một cách vô lối như thế nên ít khi Vĩnh - em tôi có mặt ở nhà, kể cả các bữa cơm và những dịp cần có em tôi ở nhà, bởi nếu không, Vân sẽ làm mình làm mẩy, hết giận hờn rồi đòi chia tay với lý do: Vĩnh chỉ coi trọng gia đình chứ không quan tâm đến cô ấy. Hết đưa người yêu đi ăn sáng rồi đưa đón đi làm mỗi ngày, tối về cả hai lại cùng đi ăn tối ở ngoài hay ở nhà Vân, nhiều lúc gia đình tôi quên mất nhà mình còn có một thành viên là Vĩnh. Bất kể lúc 10g đêm khi Vân thèm ăn vặt món gì đó hay lúc tờ mờ sáng cần đưa Vân đi làm, Vĩnh đều có mặt. Nhưng chỉ cần Vĩnh vắng mặt, để Vân đi một mình trong những buổi hẹn hò với bạn bè Vân chỉ vì Vĩnh bận đưa mẹ tôi đi khám bệnh hay ở nhà có việc cần nhờ Vĩnh là y như rằng Vân giận Vĩnh suốt cả tuần sau đó! Thôi nôi cháu mình hay ngày tân gia của anh mình, Vĩnh đều vắng mặt chỉ vì Vân đã có hẹn gặp gỡ bạn, mà Vân thì không muốn Vĩnh vắng mặt. Hỏi cậu em sao không phân tích cho người yêu thấy thế nào là đúng - sai, những gì nên hay không nên làm, Vĩnh ậm ừ cho xong: "Chỉ tại Vân yêu em quá thôi...". Có lẽ cả hai sống cùng thời đại nên đồng quan điểm: "Yêu nhau là phải hết mình vì nhau như thế" chăng?
Hoan - cô bạn học chung lớp Anh văn buổi tối với tôi - cũng thuộc tuýp người trẻ "Yêu là phải hết mình, hết giờ" với người yêu như vậy. Dù chưa vướng bận chuyện chồng con, nhưng Hoan luôn không thể có mặt trong các buổi họp mặt lớp hay những khi bạn bè rủ nhau đi cà phê, ăn uống sau giờ học. Tìm hiểu mới biết người yêu của Hoan không muốn cô đi đâu với ai ngoài anh ta, ngay cả với bạn bè, đồng nghiệp... Hoan cho rằng người yêu "quản lý chặt" cô như thế là vì ghen, vì quá yêu cô, nhưng chúng tôi thấy yêu kiểu ấy có gì đó bất thường...
Khi yêu, những "người trong cuộc" đều cảm thấy "thế giới chỉ có đôi ta", nên họ dường như quên (hoặc không nhìn thấy?) mọi sự đang diễn ra xung quanh mình. Chúng tôi tự hỏi liệu những người trẻ như em tôi và cô bạn gái, hay cô bạn Hoan và người yêu của mình... có thể yêu và sống với nhau đến hết đời mà không cần đến những người thân khác, những mối quan hệ khác hay không? Vẫn biết "bạn đời" mới là người đồng hành với ta đến cuối cuộc đời, và những giềng mối gia đình, quan hệ bạn bè, đồng nghiệp... không phải là mối bận tâm lớn nhất, nhưng những mối dây liên hệ này ít nhiều có một ý nghĩa nào đó trong cuộc sống của mỗi người chứ không chỉ là vấn đề giao tiếp.
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ quen chăm sóc con cái theo kiểu "một chiều", họ dồn hết tình thương cho con mà không dạy con cách quan tâm đến người khác. Để rồi khi trưởng thành, những người con ấy chỉ quan tâm đến phần nhận (về mình) hơn là chia sẻ (với người khác). Nhiều người lớn nhận xét một cách chua xót rằng, giới trẻ ngày nay sống ích kỷ, ít quan tâm đến những người xung quanh. Họ chỉ cần đến người khác khi có nhu cầu được giúp đỡ mà họ không thể tự xoay sở được hoặc không thể tìm đến một sự trợ giúp nào khác (trông nom con cái, làm việc nhà, khi đau ốm hoặc sinh con...) Nếu biết dung hòa giữa cái "chung" và cái "riêng", có lẽ những người trẻ sẽ không mất đi cơ hội có được sự ủng hộ của những người xung quanh và nhờ thế mà tình yêu của họ cũng hạnh phúc trọn vẹn hơn!
Theo Bưu Điện Việt Nam
e-Stars Seoul 2011 kết thúc vòng bầu chọn với không nhiều bất ngờ Những cái tên được chọn đều đã khá quen mặt trong cộng đồng Counter Strike ... e-Stars Seoul 2011 kết thúc vòng bầu chọn với không nhiều bất ngờ Phần vote của e-Stars Seoul bao giờ cũng thu hút được một lượng lớn game thủ trong cộng đồng Counter Strike thế giới bởi lẽ nó ảnh hưởng đến tên những đội game sẽ...