Thất nghiệp vì Covid-19, vợ chồng nghèo chật vật bám trụ Sài Gòn
Sau hơn 1 năm hoành hành, dịch Covid-19 đã khiến cho không ít người lao động rơi vào cảnh bế tắc vì nhiều công ty làm ăn thua lỗ, phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Họ không còn cách nào khác ngoài việc rời khỏi các thành phố lớn, về quê kiếm kế sinh nhai. Nhưng cũng có những người vì hoàn cảnh mà phải bám trụ lại mảnh đất Sài Gòn. Để có tiền cho con ăn học, thuê trọ, họ chỉ còn biết vay mượn khắp mọi nơi, hy vọng sớm tìm được công việc mới.
Theo thông tin trên Thanh niên, anh P.C.T. 36 tuổi, quê Tây Ninh và vợ là chị N.T.T., 44 tuổi, quê Phú Thọ đã thất nghiệp suốt 7 tháng nay. Anh chị cho biết, mình đã làm việc ở Sài Gòn được 11 năm, nhưng tháng 5/2020, công ty thông báo giải thể khiến anh chị chỉ còn cách cầm hồ sơ xin việc, đi khắp nơi tìm cơ hội mới.
Anh T. bế tắc vì không biết làm thế nào để xoay sở, lo cho gia đình (Ảnh: Vũ Phượng)
Dù đã nhiều tháng trôi qua, nhưng anh chị vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu từ nhà tuyển dụng. “Nơi thì kêu dịch cắt giảm không tuyển thêm, nơi thì chê nhiều tuổi rồi. Giờ người ta tuyển lao động dưới 25 tuổi, chứ như tôi 44 tuổi rồi, sao mà làm năng suất như mấy em trẻ vậy được. Đành chịu, cứ đi hỏi từ ngày này qua ngày khác vậy thôi”, vợ chồng anh chị T. buồn rầu cho biết.
Hiện nay, chị đang làm đủ thứ việc để kiếm thêm thu nhập, nhưng cũng chỉ được 2, 3 ngày là lại hết việc, cuộc sống rất bấp bênh. Anh T., chồng chị là thợ hồ nhưng hiện cũng không có việc, chỉ biết đợi ai thuê gì làm nấy. Dù khổ đến mấy anh chị cũng chịu, nhưng ngặt nỗi không ai thuê làm. “Đêm đến lo tiền học cho con, tiền nhà trọ mà không sao chợp mắt được, chưa bao giờ thấy bế tắc, áp lực tiền bạc đến như vậy”, anh T. thở dài.
Gia đình ba người sống trong căn phòng trọ chừng 8m2 (Ảnh: Thanh niên)
Trong căn nhà trọ chừng 8m2 ngột ngạt, tài sản lớn nhất của vợ chồng anh chị là chiếc tủ lạnh được mua trả góp vài năm trước. Hiện tại, riêng tiền học, tiền thuê trọ đã ngót nghét 5 triệu đồng/tháng, còn những chi phí khác anh chỉ còn biết “giật gấu, vá vai”, cứ vay chỗ nọ, bù chỗ kia. May có bạn bè, hàng xóm thương tình nên cũng giúp đỡ ít nhiều.
Thế nhưng khi nhận giấy báo đóng tiền học cho con, anh chị không khỏi lo lắng, sốt ruột. “Đời mình đã thất học, đã dốt rồi nên con mình mà dốt nữa thì tội cho nó. Phải cho nó cái chữ để sau này có công việc gì đó bớt khổ mà làm kiếm sống”, anh T. tâm sự.
Thậm chí, cuộc sống còn bế tắc đến nỗi khi anh mượn được app để chạy xe ôm công nghệ, lúc đến đón khách, thấy xe nát quá nên họ hủy luôn chuyến. Hơn nửa năm qua, từ bốc vác, đào đất, khiêng sắt, phụ công trình,…chưa có việc gì là anh chưa làm qua.
Dù khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn cố gắng lo cho con ăn học (Ảnh: Vũ Phượng)
Video đang HOT
Dù quê nội chỉ cách Sài Gòn chưa tới 100km nhưng đã 3 năm nay anh chị chưa về quê ăn Tết. Dù rất nhớ nhà nhưng không có tiền để về. Anh chị đành mua gói bánh thắp nhang, vậy coi như là đón Tết. Tủi thân đến phát khóc nhưng cũng chẳng biết phải kêu ai.
Nhiều người nói anh chị nên về quê, nhưng anh T. cho biết, nếu về quê sẽ phải ở nhờ nhà anh em, như thế thì rất phiền. Ở không được, về không xong khiến anh T. không biết phải cầm cự như thế nào.
Sau khi câu chuyện của anh chị được đăng tải, rất nhiều người đã bày tỏ ý muốn giúp đỡ hoặc giới thiệu công việc để cuộc sống anh chị đỡ khổ. Thậm chí còn có người sẵn sàng tặng anh chị một chiếc xe máy để chạy xe ôm hoặc giao đồ ăn.
Nhiều người nhiệt tình giới thiệu công việc hoặc tặng xe máy cho vợ chồng anh T. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thực tế, không riêng gì vợ chồng anh T. lâm vào cảnh bi đát do tác động của dịch Covid-19. Hồi giữa tháng 2, một công ty tại Bình Dương cũng đã phải đóng cửa khiến hơn 300 công nhân bỗng dưng thất nghiệp sau Tết. Đáng nói là họ không hề biết gì về thông tin công ty ngừng hoạt động, chỉ sau kỳ nghỉ Tết, trở lại làm việc, họ mới bần thần nhận tin.
Công nhân ở Bình Dương bần thần khi biết công ty đã dừng hoạt động (Ảnh: Lao động)
Hay gần đây nhất là câu chuyện về gia đình có 5 người con cố bám trụ lại Sài Gòn dù bố mẹ đã bị mất việc. Họ phải đi nhặt ve chai sống qua ngày bởi không thể tìm được công việc mới.
Chẳng biết đến lúc nào dịch Covid-19 mới biến mất hoàn toàn và cuộc sống của người lao động trở lại như bình thường. Chỉ mong rằng những gia đình như vợ chồng anh T. sẽ sớm tìm được lối thoát, hay đơn giản là kiếm được một công việc ổn định, để gia đình đỡ khổ hơn.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Tranh cãi bố mẹ thất nghiệp đi nhặt ve chai nuôi 5 con bám trụ Sài Gòn
Theo Thanh Niên, vì dịch bệnh mà anh D.C (46 tuổi) ở Kiên Giang vốn làm nghề thợ hồ nay thất nghiệp dài dài. Vợ của anh là chị M.D (37 tuổi) cũng không có việc làm vì công ty trước đây đã giải thể.
Thế nhưng nhà anh chị lại có đến 5 đứa con nhỏ. Nguyên nhân cũng là tại cơ địa chị D. không chịu đặt vòng nên cứ có bầu là anh chị để. Song cũng vì thế mà việc bám trụ lại mảnh đất Sài Gòn đối với gia đình anh C. lại càng trở nên khó khăn gấp bội. Và thế là cả nhà phải làm công việc nhặt ve chai mỗi đêm để duy trì được cuộc sống hiện tại.
Cứ mỗi đêm, vợ chồng anh C. cùng cậu con trai út 4 tuổi lại đi khắp các tuyến phố nhặt ve chai. (Ảnh: Thanh Niên)
Cứ khoảng tầm 23h, khi nhiều người đang chăn ấm nệm êm thì anh C. lại rong ruổi trên chiếc xe máy cũ, chở theo vợ và cậu con trai 4 tuổi đi dọc nhiều tuyến phố. Gặp đống rác, anh C. dừng xe là cả nhà vội xuống đào bới, tìm kiếm.
Chị D. cho biết, cũng bất đắc dĩ mới phải làm nghề này vì hai vợ chồng đều thất nghiệp mà vẫn cần có tiền mua rau, mua gạo. Toàn bộ những chi tiêu khác đều trông chờ vào vỏn vẹn 4,5 triệu tiền lương của cô con gái lớn 19 tuổi đang đi làm điện tử.
Chị Dung chia sẻ thêm: "Bé út bám mẹ nên tôi đi thì nó đi theo chứ không chịu ở nhà với anh chị. Đưa con đi vậy cũng thấy tội con, nửa đêm khuya người ta ngủ hết, con mình thức khuya, thức hôm đi theo cha mẹ."
Cậu bé ngơ ngác đứng cạnh canh chừng xe để cha mẹ làm việc. (Ảnh: Thanh Niên)
Đi qua mỗi đống rác, các hàng quán anh chị cũng chỉ nhặt được vài chai nhựa với mấy chục vỏ lon. Người nào thấy anh quen mặt, để riêng ra cho nhặt thì còn được nhiều. Mà thấy cảnh dắt theo con nhỏ đi đêm hôm, cũng nhiều người trách sao không để bé ở nhà ngủ.
Làm xuyên đêm như thế nhưng số ve chai anh chị lượm được cũng chẳng thấm vào đâu. Anh C. cho biết: "Đi cả đêm vậy, một tuần 7 ngày thì bán được 200-300 nghìn đồng, tuần nào nhiều bán được 400 nghìn đồng là mừng lắm, đủ tiền mua rau cỏ nấu cơm qua bữa."
Công việc vất vả kéo dài suốt đêm nhưng số tiền kiếm được may ra thì đủ mua chút rau gạo. (Ảnh: V.P)
Anh C. cũng từng tính đi chạy xe ôm công nghệ nhưng ngặt nỗi lại không rành đọc chữ, mà làm xe ôm truyền thống thì lại không biết đường. Đã ba tháng nay gia đình anh nợ tiền nhà nhưng may mắn bà chủ trọ tốt bụng nên vẫn cho khất.
Cuộc sống chật vật là thế nhưng khi được hỏi tại sao anh chị không về quê, chị D. chỉ biết gượng cười, nói rằng cha mẹ ở quê cũng còn phải ăn nhờ ở đậu thì anh chị biết về đâu.
"Ở Sài Gòn không có việc thì còn đi lượm ve chai được, còn về quê ve chai đâu mà lượm, thôi ở trên này tới đâu hay tới đó" - chị D. bộc bạch.
Căn nhà nhỏ đi thuê nơi gia đình anh C. sinh sống. (Ảnh: Tin Tức)
Sau khi biết đến câu chuyện của gia đình anh C., không ít người bày tỏ sự cảm thông trước tình cảnh khó khăn chẳng ai muốn vì dịch Covid-19. Nhưng bất ngờ hơn là trong số đó cũng có không ít tranh cãi về việc khả năng kinh tế không có mà anh chị lại sinh nhiều con đến vậy.
Một bình luận cho hay: "Nói không phải chứ chả lẽ hai anh chị lại không biết kế hoạch hóa gia đình. Nhà đã nghèo thì phải cẩn trọng hơn trong chuyện này chứ. Nhưng dù sao cũng mong anh chị vượt qua khó khăn."
Bạn N.H.Q cũng để lại ý kiến: "Những trường hợp thế này nên cần có kế hoạch hóa gia đình. Thấy vừa đáng thương vừa đáng trách. Nuôi 1 đứa đã khổ giờ còn 5 đứa trong khi cả hai vợ chồng đều thất nghiệp."
Cũng chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi, anh chị có việc làm trở lại. (Ảnh: V.P)
Dù sao cuộc sống khó khăn là điều mà không ai mong muốn cả. Ít ra thì họ vẫn kiếm tiền dựa trên sức lao động chân chính của mình thì không có gì đáng chê trách.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Người miền Trung xô đẩy nhau để nhận cứu trợ: Chỉ thực phẩm và tiền thôi là chưa đủ! Sau thời gian quay về Sài Gòn, ca sĩ Thuỷ Tiên cũng đã quay lại miền Trung cùng chồng để tiếp tục hỗ trợ bà con bằng số tiền hàng trăm tỷ đồng mà cô đã kêu gọi quyên góp được. Những việc cô làm được rất nhiều người quan tâm và ủng hộ, cũng nhận được sự biết ơn của rất nhiều...