Thất nghiệp, nợ nần ngập đầu, về quê ăn Tết làm sao đối diện được với bố mẹ
Đã nửa năm nay tôi không có việc làm, chuyển sang chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập song cũng ế ẩm, chẳng được bao.
Thế nhưng mỗi lần gọi điện về nhà, bố mẹ hỏi công việc thế nào, tôi vẫn nói “con ổn” để ba mẹ yên tâm.
Tết này về nhà, tôi lại càng thêm áp lực bởi năm qua chưa làm được những mục tiêu đề ra, lại khiến bố mẹ thêm phiền lòng.
Tốt nghiệp đại học 2 năm, nhưng chuyên ngành của tôi khá khó xin việc, tôi đã tự tìm hiểu, học thêm để chuyển sang một ngành mới. Đi làm trái ngành cũng rất nhiều khó khăn khi thiếu kiến thức nền tảng.
Thế rồi tôi cũng may mắn được tuyển vào một doanh nghiệp, có một công việc khá tốt. Làm ở đó khoảng 1 năm rưỡi, tôi bị buộc thôi việc vì xã hội đen đến tận công ty để đòi nợ nhiều lần.
Nửa năm nay tôi chuyển sang làm xe ôm công nghệ nhưng không dám nói thật với gia đình. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nghe đến đây chắc hẳn ai cũng nghĩ tôi ăn chơi xa đọa hoặc cờ bạc gì đó nên mới mắc nợ xã hội đen. Nhưng mọi chuyện bắt nguồn từ sự cả tin của tôi.
Vì tin tưởng một người bạn đại học, tôi đã đồng ý góp vốn đầu tư, kinh doanh online chung. Tôi vay được hơn 100 triệu về góp vốn, nhưng chỉ vài ngày sau cậu ta biến mất cùng số tiền tôi đã đưa.
Với một sinh viên mới ra trường, đó là số tiền không hề nhỏ, hơn nữa càng ngày lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền của tôi vay tăng theo cấp số nhân. Thời điểm đó, do chưa có tiền trả nợ, nhiều lần chủ nợ thuê xã hội đen đến tận công ty tôi để đòi nợ. Vì làm mất trật tự, ảnh hưởng đến công việc của công ty nên tôi bị cho nghỉ việc.
Để kiếm thu nhập, có tiền trả nợ và trang trải cuộc sống, tôi chấp nhận đi chạy xe ôm công nghệ từ sáng đến tận đêm khuya. Có những hôm 12h đêm điện thoại nổ đơn ship đồ ăn, hay chở khách tôi cũng đi.
Cũng đã gần nửa năm tôi chuyển sang chạy xe, thế nhưng thu nhập kiếm được cũng chẳng đáng bao, số nợ phải trả vẫn còn rất nhiều. Thế nhưng mỗi lần bố mẹ ở quê gọi điện lên, tôi đều cố tỏ ra mình ổn, nói công việc vẫn ổn, sức khỏe vẫn tốt.
Mấy tháng rồi tôi chưa về nhà thăm bố mẹ, phần vì bận đi làm kiếm tiền, phần vì sợ về nhà bố mẹ biết được tình trạng hiện nay của mình sẽ càng thêm lo lắng.
Lại mội năm nữa sắp trôi qua, có bao dự định tôi chưa thể hoàn thành. Năm ngoái tôi đặt mục tiêu Tết năm nay sẽ biếu bố mẹ 20 triệu, đổi cho mẹ chiếc xe đạp cũ sang xe đạp điện để mẹ đi chợ bán rau đỡ vất vả hơn.
Thế nhưng tôi vẫn chưa làm được bất cứ điều gì, lại mang về cả một khoản nợ lớn. Cuối năm cũng bởi vậy mà càng thêm áp lực.
Tháng Tết vợ kiếm cả tỷ đồng nhưng vẫn làm chồng khó chịu, tất cả là vì 1 nguyên nhân
Bất chấp nỗ lực của anh chồng trong việc truyền đạt và bày tỏ mối quan ngại về những thay đổi, cô vợ vẫn thế.
Trong xã hội hiện đại, những nỗ lực và tài năng của phụ nữ đã được khẳng định qua những thành tựu mà họ đạt được. Mặc dù sự tiến bộ này chắc chắn mang lại sức mạnh cho phụ nữ nhưng đôi khi nó cũng có thể đặt ra những thách thức đối với nam giới, những người có thể thấy mình phải vật lộn với cảm giác thất vọng hoặc mất mát.
Một người đàn ông chia sẻ câu chuyện của mình trên diễn đàn mạng. Mỗi dịp Tết đến anh áp lực vô cùng.
"Do quê tôi cách xa Hà Nội nên cưới xong bố mẹ vợ có nói ở chung cho tiết kiệm. Tôi ở nhà vợ được 2 năm thì ông bà hỗ trợ tiền để mua nhà. Cuộc sống bình thường cũng ổn cho đến khi vợ tôi nghỉ việc về nhà kinh doanh riêng. Thu nhập của cô ấy gấp 5, thậm chí là 10 lần tôi. Điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy bận rộn, không có nhiều thời gian chăm lo cho gia đình.
Tết đến thì thường bố con tôi sẽ về quê từ 24, 25 tháng Chạp rồi ở đến mùng 2 ra Hà Nội. Ở nhà ngoại hay nhà nội thì vợ tôi vẫn là niềm tự hào của cả gia đình. Không biết có phải do giỏi kiếm tiền mà cô ấy có chút coi thường tôi không nhưng sắm sửa mọi thứ tôi chẳng có tiếng nói gì trong gia đình".
Ảnh minh họa
Ban đầu, sự thành công của vợ anh mang lại niềm vui và niềm tự hào cho cả gia đình. Tuy nhiên, tính cách và lối sống, thói quen sinh hoạt của cô ấy cũng thay đổi. Anh cho biết, thu nhập nguyên tháng Tết của vợ lên tới cả tỷ đồng.
"Bạn đã bao giờ trải nghiệm việc vợ mình chi cả trăm triệu chỉ để mua 1 sản phẩm nhà bếp chưa? Tết là cái cớ tốt nhất để cô ấy phung phí tiền bạc. Chỉ cần tôi ngăn cản, tính hung hăng của cô ấy sẽ bộc lộ với lý do 'tiền em làm ra em tiêu'".
Bất chấp nỗ lực của anh chồng trong việc truyền đạt và bày tỏ mối quan ngại về những thay đổi, cô vợ vẫn thế. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi cô tự ý cầm điện thoại của anh, vào app ngân hàng để chuyển khoản cho em gái 20 triệu mua tủ lạnh. Khi anh tức giận hỏi thì cô giải thích: "App ngân hàng em bị lỗi, em mượn tạm xong mấy hôm nữa em trả anh chứ em lấy không đâu mà cứ rối cả lên".
Ảnh minh họa
Nhưng anh chồng cho rằng: "Tôi tức không phải vì khoản tiền mà vì cô ấy vượt mặt tôi, không hề coi trọng chồng. Cũng vì biết chị làm ăn được nên em gái cô ấy cũng rất hay xin tiền chị, điều đó làm tôi không thoải mái. Nhưng tôi cứ nói gì là cô ấy lại điệp khúc tiền em em tiêu. Mỗi ngày Tết tôi chẳng khác nào ô sin trong nhà. Các gia đình khác thì chồng có tiếng nói mà nhà tôi lại đảo ngược, chẳng nhẽ chỉ vì từ đầu tôi chọn 'chó chui gầm trạn' nên giờ tôi mới phải thế này?".
Nhiều người đồng cảm với tâm sự của ông chồng trên. Để giải quyết những ấm ức ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng thì anh chồng này nên ngồi nói chuyện, chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ của mình với vợ. Việc chênh lệch thu nhập giữa chồng và vợ không phải là vấn đề quá lớn nếu cả 2 biết cân bằng, thấu hiểu cho nhau. Đôi khi nếu không có người này quán xuyến gia đình, chăm lo con cái nhà cửa thì người kia cũng chẳng có thời gian mà kiếm tiền. Thế mới nói, của chồng công vợ.
Thấy con làm vất vả, mẹ cho 1.400 USD rồi kêu nghỉ việc Một người mẹ ở Trung Quốc sau khi nghe câu chuyện của con gái về áp lực công việc đã tặng tiền để con có thể nghỉ việc. Người mẹ chu đáo tặng con gái 1.400 USD, khuyến khích con bỏ công việc áp lực cao vì sức khỏe là quan trọng nhất. Ảnh: Shutterstock. Trong bài đăng trên mạng xã hội Weibo...