Thất nghiệp đang tăng
Tình trạng thanh niên thất nghiệp và mất việc làm đang là vấn đề thách thức lớn, đó là nhận định của các chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO).
Theo ILO, đã đến lúc Việt Nam và các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương cần có những chính sách tốt hơn để thúc đẩy việc làm cho thanh niên.
Mối lo ngại nhóm thanh niên không có việc làm
Số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, cả nước có gần 35.500 doanh nghiệp đóng cửa (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước). Số người đăng ký thất nghiệp tăng 44% so với cùng kỳ. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương – Viện trưởng Viện Khoa học lao động – xã hội, mục tiêu tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động trong năm nay có thể sẽ thấp hơn năm ngoái khoảng 5%. Tác động cộng hưởng của suy giảm kinh tế, doanh nghiệp phá sản là những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong khu vực thành thị tăng lên. Đặc biệt, thanh niên là đối tượng chịu tác động rõ nhất. Bà Nguyễn Thân Thương, cán bộ chương trình Văn phòng ILO Việt Nam, cho hay tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 51% tổng số người thất nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp trong nữ thanh niên cao hơn nam giới.
Video đang HOT
Người lao động tìm việc tại sàn giao dịch việc làm thanh niên TP.HCM – Ảnh: Như Lịch
Nếu không tăng lương, người lao động sẽ nhảy việc liên tục dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, người lao động chỉ tốn thời gian vào việc tuyển người và tìm việc, không có thời gian đầu tư nâng cao kỹ năng. Khi năng suất lao động không được nâng cao, rất khó thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Yoon Youngmo – chuyên gia về quan hệ lao động của ILO
Ông Gyorgy Sziraczki – Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho rằng thách thức về tạo việc làm cho thanh niên thường đồng nghĩa với thách thức về khả năng đánh mất tiềm năng của cả một thế hệ trẻ. Điển hình cho những mối lo ngại này là nhóm thanh niên không có việc làm, không được đi học và không được qua đào tạo. “Thanh niên bị mất định hướng và không được sử dụng đúng tiềm năng là một sự lãng phí nguồn nhân lực, có ảnh hưởng tới tiêu cực xã hội, nền kinh tế và hệ thống chính trị. Về vấn đề này, các nhà hoạch định chính sách phải theo đuổi một hướng tiếp cận đa chiều, áp dụng các chính sách vĩ mô xoay quanh mục tiêu tạo việc làm, tăng tổng cầu và khả năng tiếp cận tài chính khác. Bên cạnh đó, cần phải có các biện pháp cần thiết khác như phát triển giáo dục và hệ thống đào tạo nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyển tiếp từ trường học sang thị trường lao động, đầu tư nhằm xây dựng các chính sách thị trường lao động toàn diện và mạnh mẽ, thúc đẩy khả năng kinh doanh của thanh niên và đảm bảo quyền lợi cho họ”, chuyên gia kinh tế lao động của ILO Bangkok Phú Huỳnh nhấn mạnh.
Dự báo của ILO, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương sẽ tăng lên 13,5% trong năm 2013 và tăng 9,7% ở cả hai khu vực Nam Á và Đông Á. Việc làm bền vững cho lao động thanh niên châu Á là vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay khi khu vực này vẫn tiếp tục là nơi tập trung dân số trẻ trên thế giới.
Với Việt Nam, bên cạnh tăng cường các cơ hội việc làm và phát triển kỹ năng cho thanh niên, theo ông Gyorgy Sziraczki, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần có sự đầu tư nghiên cứu, cập nhật thường xuyên các số liệu thống kê tình hình lao động nói chung và trong độ tuổi thanh niên nói riêng. Trên cơ sở điều tra, đánh giá mới đưa ra hoạch định chính sách việc làm, mở rộng chương trình an sinh xã hội toàn dân với mục tiêu nâng cao thu nhập, chất lượng việc làm, cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo bình đẳng về việc làm.
Mức lương thấp, nhảy việc nhiều
Thất nghiệp và thiếu hụt các kỹ năng cần thiết chỉ là hai mặt của một vấn đề lớn, bởi số lượng thanh niên đang phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo với mức lương quá thấp còn cao hơn nhiều so với số lượng thanh niên thất nghiệp.
Từ thực tế quan sát tại Việt Nam, ông Yoon Youngmo, chuyên gia về quan hệ lao động của ILO, chia sẻ: “Thời gian vừa qua Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh lương tối thiểu, nhưng thực tế càng ngày người lao động ở Việt Nam càng nhận được mức lương thấp. Có nhiều cách để tăng lương cho người lao động, một trong số đó là thương lượng tiền lương giữa chủ và người lao động. Tuy nhiên, cơ chế thương lượng tiền lương ở Việt Nam còn rất yếu. Chính phủ Việt Nam cần tăng cường, thúc đẩy đối thoại tập thể. Nếu không tăng lương, người lao động sẽ nhảy việc liên tục dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, người lao động chỉ tốn thời gian vào việc tuyển người và tìm việc, không có thời gian đầu tư nâng cao kỹ năng. Khi năng suất lao động không được nâng cao, rất khó thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”.
Để ứng phó với khủng hoảng kinh tế và mất việc làm, các chuyên gia ILO chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc đẩy mạnh những dịch vụ việc làm cụ thể, thông tin thị trường và hệ thống thực tập, thực hành tổ chức các chương trình thực tập và kinh doanh cho thanh niên, giúp thanh niên được chuẩn bị tốt hơn khi bước vào thị trường lao động góp phần giảm bớt những thách thức đối với việc làm thanh niên.
Theo TNO
Lao động dễ bị tổn thương ở Việt Nam chiếm 67%
Tại buổi gặp gỡ báo chí nhằm thông tin tình hình thị trường lao động Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam ngày 22.10, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam Gyorgy Sziraczki cho biết:
Tăng trưởng chậm ở nhiều quốc gia Châu Á đã làm trầm trọng thêm các thách thức về thị trường lao động ở một khu vực có quy mô dân số trẻ lớn nhất thế giới, nơi tràn lan việc làm bấp bênh. Những số liệu mới nhất cho thấy tỉ lệ thất nghiệp khoảng dưới 5% ở các nền kinh tế Châu Á. Các dự báo hiện nay cho thấy sẽ không có nhiều tiến triển trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp ở Châu Á vào năm 2013, dự báo sẽ duy trì ở mức 4,5% ở Đông Á, 4,6% ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương và 3,8% ở Nam Á. Một thách thức lớn hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, chính là chất lượng công việc không đảm bảo (lương thấp, thiếu các quyền và lợi ích của người lao động). Tại Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng đi xuống, chỉ đạt 6,1%/năm so với 7,8%/năm của thời kỳ 4 năm trước.
Tốc độ tăng việc làm tương ứng chỉ đạt 2,5%. Đặc biệt năm 2009 và năm 2011 được gọi là những năm "đáy" khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,3% và 5,8%, tốc độ tăng việc làm cũng xuống thấp, chỉ đạt 1,6% và 2%. Đây cũng là điểm nổi bật của thị trường Việt Nam. Theo ước tính, 1/2 lực lượng LĐ của Việt Nam hiện nay vẫn tham gia vào các hoạt động nông nghiệp năng suất thấp và việc làm phi chính thức chiếm khoảng 2/3 tổng số việc làm. Tỉ lệ LĐ dễ bị tổn thương ở Việt Nam đã tăng từ 61% năm 2009 lên 67% năm 2012. Cũng theo ông Gyorgy Sziraczki, các sáng kiến mới cần tập trung hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng để tạo việc làm và tăng năng suất lao động về dài hạn...
Theo laodong
Doanh nghiệp thờ ơ với sinh viên mới ra trường Lao động trẻ tuổi đang đối mặt với tương lai ảm đảm vì thất nghiệp. Liệu tấm bằng Đại học và kiến thức chuyên ngành đã thực sự đủ để là chìa khóa mở cánh cửa của các nhà tuyển dụng? Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa đưa ra cảnh báo rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến 75...