‘Thật là Gucci’
Gucci hot đến mức trong tiếng Anh, nó trở thành tính từ. Khi một người được miêu tả là “so Gucci” thì có nghĩa người đó rất “fancy”, rất thời trang, rất “hịn”.
Người sáng lập Gucci, Guccio Gucci, bắt đầu làm nhân viên hành lý tại Khách sạn Savoy (London) vào cuối những năm 1890. Khách sạn nơi ông làm là nơi tập trung của rất nhiều người giàu có từ khắp nơi trên thế giới, nhờ đó, Gucci bắt đầu để ý và học hỏi được gu thẩm mỹ cũng như văn hóa của giới quý tộc và giới thượng lưu. Ấn tượng với những chiếc túi xách của những vị khách giàu có tại khách sạn, Guccio Gucci trở về quê hương Florence, Italy vào năm 1902 và bắt đầu học nghề làm đồ da tại một nhà sản xuất đồ da tên là Franzi.
Năm 1906, ông mở một tiệm đồ da dành cho môn cưỡi ngựa. Khách hàng trọng tâm của ông vẫn là tầng lớp thượng lưu. Người giàu có rất thích cưỡi ngựa, nhưng khi thú vui đó hết thời và một thú vui mới bắt đầu lên ngôi là xe đạp, ông lại nghĩ đến việc chuyển sang kinh doanh túi xách nhỏ. Thương hiệu thời trang Gucci chính thức bắt đầu vào năm 1921 với một cửa hàng túi xách nhỏ có tên Gucci ở thành phố Florence.
Cha đẻ Gucci – Guccio Gucci và con trai ông tại cửa hàng Florence.
Lấy cảm hứng từ ngành mình đang kinh doanh là đồ da cưỡi ngựa, Gucci đã chọn hàm thiếc ngựa làm chi tiết trang trí điểm nhấn cho dòng sản phẩm thời trang đầu tiên, và nó ngay lập tức gây được tiếng vang. Ngay cả bây giờ, khi nhắc đến Gucci thì hình ảnh đầu tiên hiện lên chính là mẫu trang trí hàm thiếc này. 1950 là năm đầu tiên chi tiết này được sử dụng lên túi xách, và vào năm 1953, Gucci bắt đầu đính lên giày nam, lại rất được lòng nhiều người nổi tiếng. Cho đến nay, các thiết kế kinh điển của Gucci đều phải có chi tiết hàm thiếc ngựa vắt ngang này.
Giày Gucci được trang trí bằng hàm thiếc ngựa.
Video đang HOT
Cùng năm đó (1953), Guccio Gucci qua đời, quyền quản lý giao lại cho Aldo Gucci, con trai thứ hai trong gia đình có 4 người con trai. Aldo Gucci là người sáng tạo ra logo hai chữ G chồng lên nhau. “GG” chính là viết tắt tên của cha ông, Guccio Gucci, cha đẻ của Gucci.
Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, khi việc nhập khẩu hàng hóa trở nên cực kỳ khó khăn, mọi thứ đều thiếu thốn. Gucci lúc đó đã biết cách biến cản trở thành cơ hội, cho sản xuất ra chiếc túi được làm từ những gì đang có là… da lợn và tay cầm bằng tre Nhật Bản, thứ duy nhất có thể nhập khẩu lúc bấy giờ. Đây cũng là lần đầu tiên tre được sử dụng làm chất liệu cho một chiếc túi xách, hình dạng của tay cầm hình tròn được lấy cảm hứng từ yên ngựa. Chiếc túi tre ra đời năm 1947 đã được rất nhiều người yêu thích. Đây cũng là một sản phẩm được khen ngợi vì thiết kế sáng tạo tận dụng các vật liệu tự nhiên.
Túi tre.
Chiếc túi mà Đệ nhất phu nhân Mỹ Jacqueline Kennedy yêu thích nhất chính là biểu tượng mang tính lịch sử của Gucci. “Jackie bag” ra đời vào cuối những năm 1950, mang hơi hướng hiện đại và vẫn là một trong những item hot cho tới bây giờ. Còn với Gucci, Jackie Bag là một huyền thoại còn mãi.
Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jacqueline Kennedy.
Phiên bản Hobo năm 1961 của túi Jackie.
Nối dõi nhà sáng lập Guccio Gucci, các con trai của ông là Aldo Gucci và Rodolfo Gucci ở thế hệ thứ hai, và cháu trai của Guccio Gucci ở thế hệ thứ ba đã viết nên câu chuyện thật về gia đình Gucci không khác gì một bộ phim truyền hình gay cấn. Hai người con trai của Guccio Gucci, là Aldo và Rodolfo, tuy cùng điều hành nhưng không hòa hợp với nhau. Để khống chế người em trai Rodolfo, Aldo đã giao cho con trai mình là Robert dòng nước hoa, để ôm luôn doanh thu của dòng phụ kiện này. Nhưng các con trai của Aldo Gucci là Robert và Paolo, lại kéo hình ảnh của Gucci xuống đất khi phân phối các sản phẩm của Gucci quá đại trà. Paolo thậm chí còn cho ra mắt một thương hiệu nhái có tên là Gucci Plus để ăn theo chính thương hiệu của gia đình.
Paolo Gucci sau khi làm hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng nặng nề, ngay lập tức bị sa thải khỏi công việc kinh doanh của gia đình. Tuy vậy, ông vẫn không thừa nhận lỗi lầm mình đã gây ra mà còn đệ đơn tố cáo chính cha mình trốn thuế khiến Aldo Gucci phải vào tù khi tuổi đã ngoài 80. Sau một loạt scandal ly kỳ chẳng khác gì phim truyền hình ấy, hình ảnh của gia đình Gucci lúc đó đã rơi xuống vực thẳm. Khi Rodolfo Gucci qua đời, ông giao lại toàn bộ 50% cổ phần của mình cho người con trai là Maurizio, nhưng cuối cùng ông này lại bán số cổ phần đó cho một công ty đầu tư. Vợ của Maurizio vì quá tham lam đã thuê người giết chết chồng mình và “bộ phim” dài kỳ của gia đình Gucci kết thúc trong bi kịch.
Một mẫu quảng cáo hiện đại của Gucci.
Gucci cha truyền con nối đến thế hệ thứ ba thì bắt đầu được điều hành bởi các nhà kinh doanh chuyên nghiệp từ năm 1994. Gucci hồi sinh khi Domenico de Solé, cựu giám đốc Gucci chi nhánh Mỹ, được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành, và Tom Ford giữ chức giám đốc sáng tạo. Tom Ford đã có công biến hình ảnh của Gucci trở thành một thương hiệu sang trọng và sành điệu như bây giờ. Ông cho thay đổi toàn bộ các dòng sản phẩm của Gucci, từ nước hoa, kính râm… thậm chí đến cả việc bố trí cửa hàng, những bộ sưu tập của Tom Ford cực kỳ thành công. Đặc biệt, bộ sưu tập Jetset Glamour được giới thiệu vào năm 1995 chính là bộ sưu tập nổi tiếng nhất của Tom Ford và Gucci.
Gucci với lịch sử lâu đời đã qua rất nhiều thăng trầm, nhưng đến nay thương hiệu này vẫn là một trong những cái tên đắt giá nhất.
Nhãn hàng "chết đứ đừ" mùa dịch, túi Hermès vẫn đạt doanh thu kỷ lục
Ngay khi các nhãn hàng thời trang hàng đầu thế giới hoạt động co cụm hoặc tuyên bố phá sản, những chiếc túi đến từ thương hiệu Hermès Birkin vẫn cháy hàng.
Từ lâu, Hermès Birkin vẫn được biết đến như một biểu tượng của sự giàu có, đẳng cấp vì dù nhiều tiền, khách hàng vẫn không dễ sở hữu những chiếc túi đắt đỏ, phiên bản giới hạn của hãng. Trong thời điểm dịch bệnh ảnh hưởng đến toàn cầu, nhiều thương hiệu tuyên bố phá sản thì nhu cầu "săn" Hermès Birkin vẫn không có dấu hiệu giảm.
Theo nhà đấu giá Christies, trong lịch sử của hãng Hermès Birkin có 2 chiếc túi được săn lùng nhiều nhất là chiếc Birkin làm bằng da cá sấu trị giá 390.000 USD và túi Kelly giá 450.000 USD.
Những chiếc túi Birkin là khao khát của nhiều người đẹp mê hàng hiệu.
Giám đốc điều hành của đại lý bán lẻ Privé Porter, Jeffrey Berk, cho biết túi Birkin có giá bán lẻ từ 9.000 USD đến hơn 500.000 USD. Mỗi năm, Hermès chỉ sản xuất một số lượng hạn chế để bán. Do đó, để sở hữu được túi Hermès của hãng là một quá trình khó khăn, thường thì hãng sẽ ưu tiên bán cho người nổi tiếng hoặc chí ít, người mua hàng đã có lịch sử chi tiêu với hãng.
Theo CNN, hoạt động của Hermès hiện tại là ví dụ rõ ràng nhất cho nền kinh tế 2 chiều của Mỹ, tức là khi lượng người mất việc làm ngày càng tăng vì dịch thì những người giàu tại Mỹ phần lớn không bị ảnh hưởng, họ vẫn cần mua hàng, dùng tiền như một thú tiêu khiển khi không thể đi du lịch.
Nắm nhu cầu của giới siêu giàu, cuối năm ngoái, Privé Porter mạo hiểm khai trương cửa hàng đầu tiên bán túi của Hermès tại trung tâm mua sắm cao cấp Brickell City Centre ở Miami, bang Florida, Mỹ. Đây được xem là thiên đường của dòng túi Birkin và Kelly khi những chiếc túi đắt đỏ, khó tìm nhất của hãng cũng được trưng bày.
2 chiếc túi đắt giá nhất tại cửa hàng Privé Porter, giá 450.000 USD/túi.
Trong số những chiếc Birkin đắt nhất đang được bày tại cửa hàng hiện tại là một cặp túi nhỏ mang biểu tượng Paris. Túi kích cỡ 20cm, giá 450.000 USD/túi. Theo Jeffrey Berk, khi dịch bệnh xuất hiện, ông cứ tưởng doanh số bán các mặt hàng xa xỉ sẽ bị đình trệ. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng gặp khó khăn. Tháng 3 và tháng 4 vừa qua là thời điểm doanh số bán hàng tốt nhất từ trước đến nay của Privé Porter, thu về hơn 3 triệu USD, gấp đôi các tháng trước đó.
Đại lý bán lẻ hàng xa xỉ The RealReal cũng nhận thấy nhu cầu đối với túi xách Birkin tăng lên trong thời gian đại dịch. Sasha Skoda, người đứng đầu bộ phận thời trang nữ của The RealReal, cho biết: "Trái ngược với hình ảnh ảm đạm của một năm qua, khi mọi người đều mắc kẹt ở nhà, nhu cầu về túi xách đắt tiền lại vô cùng mạnh mẽ. Doanh số bán túi của Hermès đã tăng 1/3 so với các năm trước".
Nhiều người mua túi Hermès như một cách đầu tư cho hình ảnh và không lo mất giá khi bán lại.
Việc giới nhà giàu mua túi Hermès và bán lại cũng được xem là cách để họ giữ tiền vì gần như, túi của thương hiệu này bán lại không mất giá, thậm chí tăng trung bình hơn 4.000 USD/năm. Doanh nhân Kay Cola, chủ của thương hiệu chăm sóc tóc và da cho biết cô thường đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản và tiền điện tử nhưng gần đây, túi Hermès là sản phẩm được cô nhắm đến. "Chiếc túi Birkin khiến tôi quan tâm vì giá cả tăng lên qua từng năm", Kay Cola nói. Cô đã mua chiếc túi Hermès đầu tiên vào năm 2020 vì kiểu dáng sang trọng và sản phẩm được xem là khoản đầu tư sinh lời.
Sau đó, chỉ trong vài tháng, Kay Cola đã chi 500.000 USD để mua 10 chiếc Birkin và một vài chiếc túi Kelly. "Nếu có bất cứ điều gì xảy ra với công việc kinh doanh của tôi trong tương lai, tôi sẽ thu lời lại từ những túi xách", Kay Cola khẳng định
Hot mom nhiều túi Hermès hơn cả Ngọc Trinh hé lộ gia tài túi hơn 30 tỷ, nhiều mẫu hot hit chưa chắc có tiền đã mua được Đến Ngọc Trinh chắc cũng phải bất ngờ về BST túi Hermès của hot mom Vũ Hồng Phúc. Nếu là người quan tâm đến hàng hiệu ở Việt Nam thì hẳn bạn đã biết đến hot mom Vũ Hồng Phúc - người được mệnh danh sở hữu nhiều túi Hermès hơn cả Ngọc Trinh, cô cũng từng lên tiếng về vụ đánh tráo...