Thất kinh với bò Úc bẩn, nho Trung Quốc nhái
10 tấn thịt bò Úc bẩn nhập vào Việt Nam, nho Trung Quốc dán mác Ninh Thuận, taxi tăng giá cước, gas giảm giá mạnh, đấu giá vàng miếng… là những diễn biến nóng trên thị trường khiến người dân không thể bỏ qua.
“Mở cửa” cho thịt bò bẩn nhập khẩu
Dù đã qua kiểm tra, phát hiện không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y nhưng đã có tới 10 tấn thịt bò Úc vẫn được cơ quan thú y cấp phép. Lượng hàng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Cơ quan Thú y Vùng II đã ra thông báo yêu cầu Công ty TNHH Thực phẩm cao cấp Hà Nội làm các thủ tục để lấy mẫu tái kiểm tra lần 2. Kết quả mẫu xét nghiệm lần 2 vẫn không đạt. Sau đó, Cơ quan Thú y Vùng II yêu cầu doanh nghiệp phải tái xuất lô hàng theo đúng quy định.
Nhưng không biết do “tư vấn” từ đâu, trong quy định không có việc lấy mẫu lần 3 để kiểm tra thì DN này lại có văn bản, gửi Cơ quan Thú y Vùng II và Cục Thú y “xin” bóc tách thành 8 loại sản phẩm để lấy mẫu kiểm tra lần 3? Kết quả kiểm tra lần 3 đã cho ra kết quả… bất ngờ.
(Ảnh Minh họa)
2 lần kiểm tra trước, toàn bộ số thịt bò cơ quan chức năng kết luận bị nhiễm “bẩn”, không đạt tiêu chuẩn làm thực phẩm cho người, thì lần kiểm tra thứ 3 chỉ còn lại hai sản phẩm (nõn bò và bắp bò có tổng trọng lượng 5.566kg) không đạt làm thực phẩm cho người.
Mặc dù qua kiểm tra lần 3 vẫn còn hơn 5,5 tấn thịt bì “bẩn” đáng ra phải tái xuất về nước xuất khẩu hoặc tiêu hủy, nhưng Cơ quan Thú y Vùng II một lần nữa lại “linh động” cho phép DN chuyển sang làm thức ăn chăn nuôi…
Nho Trung Quốc mác Ninh Thuận
Trên thị trường, lâu nay người tiêu dùng vẫn hay nhầm lẫn giữa hai loại nho xanh có xuất xứ từ Trung Quốc và Ninh Thuận (Việt Nam).
Mặc dù nho xanh Trung Quốc có sức hấp dẫn hơn, với vị ngọt, không có hạt, hình thức lại bắt mắt, còn nho Việt Nam nói chung và nho được trồng tại Ninh Thuận nói riêng lại có vị hơi chua, có hạt và hình thức không bóng bẩy bằng nho Trung Quốc. Nhưng, người tiêu dùng vẫn ưu tiên chọn nho nội do còn nhiều lo ngại về chất lượng khi mua nho Trung Quốc. Chính điều này đã khiến nhiều người bán phải gắn thêm cho nho Trung Quốc cái mác “nho Ninh Thuận” tiêu thu hàng dễ dàng hơn.
Ông Nguyễn Văn Mọi, Phó chủ tịch hiệp hội nho Ninh Thuận cho biết, nếu cơ sở nào tại thị trường Hà Nội bán nho Ninh Thuận quanh năm thì chắc chắn đã có sự trộn lẫn nho Trung Quốc và nho Ninh Thuận. Ngoài ra, ông còn cho biết, ông đã biết việc nho xanh Trung Quốc gắn mác nho Ninh Thuận bán trên thị trường. Tuy nhiên, bản thân ông và Hiệp hội vẫn lung túng chưa biết giải quyết như thế nào.
Video đang HOT
Thương lái Trung Quốc mua rễ tiêu Việt
Thời gian gần đây người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (Gia Lai) xôn xao việc thương lái Trung Quốc thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua gốc, rễ hồ tiêu với giá cao.
Cho đến lúc này người dân thôn 4, xã Ia Blang cũng không hiểu thương lái mua gốc, rễ tiêu về để làm gì. Một người dân thôn 4 lo lắng nói: Thông tin này nếu phát tán rộng rãi sẽ không tốt. Một số người dân nhận thức kém nếu thấy lợi trước mắt sẽ chặt bỏ vườn tiêu để bán gốc và rễ, thậm chí còn trộm cắp để bán…
Hiện Công an huyện Chư Sê đã vào cuộc. Nếu có người lạ đến thu mua gốc, rễ tiêu phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có hướng xử lý.
Tiếp thị gas xông vào nhà lừa người tiêu dùng
Tình trạng tiếp thị gas kiểu “ép” người tiêu dùng đang diễn ra khá phổ biến ở khắp các ngõ ngách trên địa bàn TP Hà Nội. Cạnh tranh thị trường, tranh giành khách, nhiều cửa hàng cung cấp gas đang sử dụng một đội ngũ tiếp thị “chai mặt”, sẵn sàng xông vào nhà người dân để dán số điện thoại lên bình gas, khóa bình, phá khóa…
Những người tiếp thị gas trơ trẽn này thường lợi dụng những lúc hộ gia đình vắng người hoặc không để ý tiến hành vặn van gas bó cứng lại khiến gas trong bình không ra được nên bếp bật nhiều lần cũng không cháy, đôi khi lợi dụng sở hở bẻ luôn van gas khiến van hỏng và sẽ nhận sửa chữa hoặc thay ngay van mới.
Taxi tăng giá cước
Ngay sau khi giá xăng tăng lên mức 24.580 đồng/lít, các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội taxi Hà Nội đã có đề xuất về việc tăng giá cước. Trong hơn một năm qua, mặc dù giá xăng có nhiều biến động nhưng nhiều doanh nghiệp taxi vẫn không tăng giá.
Tuy nhiên, với tình hình hiện nay các hãng taxi trong hiệp hội sẽ buộc phải tăng giá dịch vụ. Dự kiến, mức tăng sẽ từ 600 – 1.000 đồng/km so với mức giá đang áp dụng hiện tại, tùy theo từng dòng xe.
Giá gas giảm mạnh nhất từ đầu năm
Giá gas bán lẻ trên thị trường trong tháng 4/2013 sẽ giảm 24.000 đông/bình 12kg bắt đâu từ 1/4. Với mức giảm tương ứng là 2.000 đồng/kg so với đầu tháng 3/2013, giá gas của Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp.HCM ( Saigon Petro) tới tay người tiêu dùng khu vực Tp.HCM là 381.000 đông/bình 12kg, từ mức 405.000 đồng/bình 12kg trước đó.
Như vây, từ đầu năm 2013 đến nay, giá gas liên tục giảm với tông mức giảm trong 4 lần là 35.000 đông/bình/12kg.
Hai tấn vàng ra thị trường
Tiếp nối phiên đầu ngày 28/3/2013, phiên đấu thầu vàng miếng SJC thứ hai và thứ ba được NHNN triển khai diễn ra lần lượt vào sáng 4/4/2013, 5/4/2013.
Nếu như ở phiên đầu còn nặng về thăm dò nhau, thì ở phiên thứ hai, giữa NHNN và các doanh nghiệp tham gia đấu thầu đã tìm thấy tiếng nói chung. Cụ thể: đã bán đựoc 25.700/26.000 lượng với giá từ mức giá sàn 43,23 đến 43,37 triệu đồng/lượng và có tới 20/22 doanh nghiệp trúng thầu.
Phiên đấu thầu thứ ba diễn ra nhanh gọn. Trong tổng số 19 doanh nghiệp và ngân hàng dự thầu, 16 đơn vị đã mua được, với tổng cộng 257 lô, tương đương 25.700 lượng vàng. Đơn vị trúng cao nhất mua được 5.000 lượng, thấp nhất là 500 lượng. Giá trúng thầu dao động trong khoảng 43,2-43,22 triệu đồng mỗi lượng.
Như vậy, qua hai phiên đấu giá, đã có khoảng 2 tấn vàng được cung thêm ra thị trường, góp phần bình ổn và ép giá vàng giảm.
Theo Dantri
Thương lái Trung Quốc lùng mua rễ, gốc cây tiêu
Thời gian gần đây người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (Gia Lai) xôn xao việc thương lái Trung Quốc thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua gốc, rễ hồ tiêu với giá cao.
Mặc dù thông tin chưa phát tán rộng rãi nhưng đây thật sự là mối nguy hiểm lớn.
Chỉ mua gốc, rễ tiêu sống
Thông tin thương lái Trung Quốc mua gốc và rễ tiêu sống bắt đầu từ cuối năm 2012. Khi đó, ông Lê Thành Thiết, thường trú tại 116/1 Phan Đình Phùng, phường Tây Sơn, TP.Pleiku có đặt vấn đề với ông Mai Xuân Dũng ở thôn 4, xã Ia Blang, huyện Chư Sê về việc thu mua lại gốc, rễ cây tiêu còn sống. Tuy nhiên ông Dũng không nhận lời vì chưa có hàng để bán.
Đến tháng 10.2012 khi nghe tin anh Lê Phước Tiến (cháu ông Dũng) có nhu cầu phá bỏ, cải tạo lại vườn tiêu già cỗi, ông Dũng đã trực tiếp liên hệ với ông Thiết để đặt vấn đề bán gốc, rễ tiêu.
Rễ và gốc hồ tiêu được thu gom tại nhà ông Dũng.
Hai bên thỏa thuận xong, ông Dũng nhận 2 triệu đồng của ông Thiết để mua gốc, rễ tiêu. Sau khi nhận tiền cọc của ông Thiết, ông Dũng cùng vợ và các con tiến hành thu gom gốc, rễ tiêu tại vườn nhà anh Tiến được 450kg cả gốc và rễ khô.
Đến tháng 12.2012, ông Thiết cùng với ông Nguyễn Ngọc Thúy, trú tại 115/1 Phan Đình Phùng, phường Tây Sơn, TP. Pleiku đã xuống nhà ông Dũng trực tiếp cân mua số gốc, rễ tiêu trên với giá 60.000 đồng/kg rễ, 20.000 đồng/kg gốc. Sau khi trả 15,3 triệu đồng trong tổng số 17,3 triệu đồng cho 450kg gốc và rễ tiêu trên, ông Thiết và ông Thúy hẹn sẽ quay lại trả đủ số tiền nợ và vận chuyển hàng về TP. Pleiku tiêu thụ khi có số lượng lớn...
Từ đó đến nay, ông Dũng cùng vợ con tiến hành thu gom từ các vườn hồ tiêu già cỗi do người dân phá bỏ được khoảng 2 tấn, nhưng vẫn chưa thấy 2 ông đến cân hàng... "Tôi chỉ thu gom gốc, rễ tiêu theo đơn đặt hàng của ông Thiết và ông Thúy chứ không biết họ mua với mục đích gì. Tôi có nghe nói sẽ bán cho các thương lái Trung Quốc..." - ông Dũng nói.
Người trồng hồ tiêu lo lắng
Cho đến lúc này người dân thôn 4, xã Ia Blang cũng không hiểu thương lái mua gốc, rễ tiêu về để làm gì. Một người dân thôn 4 lo lắng nói: Thông tin này nếu phát tán rộng rãi sẽ không tốt. Một số người dân nhận thức kém nếu thấy lợi trước mắt sẽ chặt bỏ vườn tiêu để bán gốc và rễ, thậm chí còn trộm cắp để bán...
Hiện Công an huyện Chư Sê đã vào cuộc. Trước mắt, ngành chức năng đã yêu cầu ông Dũng ngừng ngay việc thu gom gốc rễ hồ tiêu. Nếu có người lạ đến thu mua gốc, rễ tiêu phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có hướng xử lý.
Ngay khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, Công an xã Ia Blang đã trực tiếp xuống địa bàn để điều tra. Ông Nguyễn Minh Châu - Trưởng Công an xã cho biết:
Đến thời điểm hiện tại không có tình trạng người dân thu gom gốc, rễ tiêu bán cho ông Mai Xuân Dũng, chỉ có gia đình ông này tận thu gốc, rễ tiêu từ những vườn cây già cỗi, thoái hóa được cải tạo để trồng mới...
Còn ông Trương Thanh Hoài - quyền Chủ tịch UBND xã Ia Blang thì khẳng định: Hiện tại địa phương chưa phát hiện người Trung Quốc đến địa bàn để thu mua. Hơn nữa, với giá mua như hiện tại thì khả năng xảy ra tình trạng người dân đào trộm rễ, gốc tiêu để bán là không cao - bởi thực tế rễ tiêu ít chỉ có những vườn tiêu người dân phá bỏ để tái canh thì việc thu gom rễ và gốc mới được nhiều...
Ông Hoài đã tỏ ra chủ quan bởi với những vườn hồ tiêu lâu năm, gốc và rễ không hề nhỏ. Và rất có thể những kẻ phá hoại sẽ tăng giá mua để đạt mục đích. Sự lo lắng của người dân là rất có cơ sở...
Được biết, thực hiện chỉ đạo của công an tỉnh về việc điều tra làm rõ có hay không thương lái Trung Quốc thông qua các đầu nậu thu gom mua gốc, rễ tiêu sống, Công an huyện Chư Sê đã vào cuộc. Trước mắt, ngành chức năng đã yêu cầu ông Dũng ngừng ngay việc thu gom gốc rễ hồ tiêu.
Nếu có người lạ đến thu mua gốc, rễ tiêu phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có hướng xử lý. Đồng thời đề nghị chính quyền xã Ia Blang tổ chức tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng để người dân cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch mưu đồ phá hoại kinh tế địa phương.
Ông Trương Hồng - Phó Viện trưởng Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên: Giá quá rẻ!
Có thể đây chỉ là tin đồn nhằm gây nhiễu thông tin cho bà con trồng hồ tiêu, vì thế cần hết sức cảnh giác. Tuy nhiên, hiện nay giá trị của hồ tiêu rất lớn, phổ biến 1ha hồ tiêu cho thu hoạch 5- 7 tấn/năm, giá trị từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng. Nếu xét về giá trị kinh tế, bà con không dại gì phá bỏ hồ tiêu vì giá bán gốc, rễ chẳng đáng bao nhiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp hiện tượng này diễn ra phổ biến, Viện sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin và tư vấn cho bà con, tránh để kẻ xấu lợi dụng phá hoại sản xuất.
Ông Kpă Thuyên - Giám đốc Sở NNPTNT Gia Lai: Chỉ đạo ngăn chặn ngay
Nếu việc thu gom gốc, rễ hồ tiêu đã già cỗi để cải tạo, trồng mới thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, việc thu mua gốc, rễ hồ tiêu vẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất của bà con dù giá thu mua không có gì bất thường. Vì thế, sau khi có thông tin từ cơ sở, chúng tôi đã chỉ đạo ngành chức năng huyện, chính quyền cấp xã lập tức xác minh thông tin và ngăn chặn ngay, tránh để tình trạng ồ ạt phá hoại cây hồ tiêu, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng gây thiệt hại và xáo trộn đời sống bà con nông dân.
Theo Dantri
Nho BigC dán cờ Trung Quốc: Công an và Quản lý thị trường vào cuộc? "Đuổi việc người dán "nhầm" cờ, trình được hóa đơn đầu vào nhưng doanh nghiệp cấp nho cho Big C không chứng minh được đây là nho Ninh Thuận nên chúng tôi sẽ đặt vấn đề trách nhiệm của lãnh đạo siêu thị này", Chi cục trưởng QLTT Hà Nội Nguyễn Thị Như Mai nói. Trao đổi với báo chí xung quanh vụ...