Thắt chặt tình đoàn kết quân dân hai bên biên giới
Cùng với sự đóng góp cho phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, thủy chung giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước, các đơn vị BĐBP trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia cũng không ngừng nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa quân dân hai bên biên giới ngày càng đi vào chiều sâu, xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.
Trong đó, BĐBP Bình Phước và BĐBP Tây Ninh là hai điểm sáng trong công tác đối ngoại biên phòng.
Đại tá Nguyễn Tài Sơn tặng quà, động viên học sinh nghèo Campuchia. Ảnh: Danh Anh
Theo Đại tá Nguyễn Văn Phương, Chính ủy BĐBP Bình Phước, quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, BĐBP Bình Phước đã vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp công tác đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, phù hợp với điều kiện thực tế và phong tục tập quán của nhân dân hai bên biên giới; xây dựng, củng cố mối quan hệ đoàn kết, thân thiện, hợp tác, hữu nghị với chính quyền, nhân dân và lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia. BĐBP Bình Phước cũng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn trong quản lý, bảo vệ biên giới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới; đẩy nhanh tiến trình công tác phân giới, cắm mốc quốc giới; tổ chức các đợt hội đàm, tuần tra song phương định kỳ, đột xuất; gửi thư trao đổi tình hình, giải quyết kịp thời vấn đề xảy ra ở khu vực biên giới…
Đại tá Nguyễn Văn Phương cho biết thêm, thời gian qua, BĐBP Bình Phước đã có nhiều hoạt động hỗ trợ lực lượng vũ trang Campuchia sửa chữa doanh trại, thăm hỏi, tặng quà các đơn vị lực lượng vũ trang và người dân nghèo Campuchia nhân các ngày lễ, Tết; phối hợp với Hội Chữ thập đỏ TP Hồ Chí Minh, các bệnh viện trong và ngoài tỉnh tổ chức nhiều đợt khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà nhân dân ở khu vực biên giới Campuchia. Các đồn Biên phòng còn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu rõ, chấp hành nghiêm các hiệp định, hiệp ước về biên giới mà Chính phủ hai nước đã ký kết; hỗ trợ 9 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của nước bạn theo chương trình “Nâng bước em tới trường”. Những việc làm đó đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết quân dân hai bên biên giới.
Theo chân Thượng tá Nguyễn Duy Thành, Chính trị viên Đồn Biên phòng Chiu Riu, chúng tôi đến thăm gia đình em Kha Sóc Phon, học sinh lớp 10, ở phum Kbai Trát, xã Sa re Cha, huyện Sa nô un, tỉnh Kra ti ê (Campuchia). Trên đường đi, anh Thành chia sẻ: “Kha Sóc Phon sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Em là người chịu khó, luôn nỗ lực trong học tập. 9 năm qua, em luôn đạt học lực khá”. Khi đến thăm gia đình và trao tiền hỗ trợ “Nâng bước em tới trường” cho Kha Sóc Phon, chúng tôi cảm nhận được tình cảm gần gũi, sự cảm động của chị Kê ôn gan – mẹ em Kha Sóc Phon. Nói chuyện với chúng tôi, Kha Sóc Phon chia sẻ: “Gia đình cháu 5 có anh em, không có đất sản xuất, chỉ làm thuê kiếm sống, nên một buổi đi học, một buổi cháu phải đi làm thuê. Mơ ước của cháu là trở thành giáo viên để mở lớp dạy miễn phí cho những trẻ em nghèo”.
Chị Kê ôn gan xúc động nói: “Khi nghe thông báo Đồn Biên phòng Chiu Riu nhận đỡ đầu cháu với mức hỗ trợ 6 triệu đồng/năm học, tôi cử tưởng mình đang mơ. BĐBP Việt Nam chia sẻ khó khăn với chúng tôi từ hạt gạo đến việc học hành của cháu Phon. Ơn nghĩa này gia đình tôi xin được khắc sâu trong lòng”. Còn Kha Sóc Phon thì hứa: “Cháu cố gắng học thật giỏi để trở thành thầy giáo, không phụ tấm lòng các chú Biên phòng Việt Nam”.
Video đang HOT
Cũng như BĐBP Bình Phước, BĐBP Tây Ninh là đơn vị có nhiều hoạt động tích cực trong công tác đối ngoại nhân dân. Trong những năm qua, đơn vị đã tập trung nguồn lực hỗ trợ vật chất và tinh thần cho các đơn vị bảo vệ biên giới và nhân dân Campuchia, trong đó, đỡ đầu 15 em học sinh nghèo Campuchia theo Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Ngoài việc hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng/học sinh, vào dịp khai giảng năm học mới, đơn vị còn hỗ trợ sách, vở, quần, áo cho các em.
Chúng tôi đến thăm gia đình em Môn Srây Na, ở TP Bà Vét, tỉnh Svây Riêng, Campuchia, được Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nhận đỡ đầu. Gia đình em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cha em bị bệnh nằm liệt giường. Hằng ngày, mẹ em giặt đồ thuê tại các quán ăn, nhà hàng kiếm tiền sinh sống. “Một năm trước, con phải nghỉ học, do gia đình không còn khả năng trang trải. Lúc đó, các chú BĐBP Việt Nam sang liên hệ với chính quyền địa phương hỗ trợ tiền học cho con. Nhờ vậy, con mới được tiếp tục đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này trở thành bác sĩ để giúp cho mọi người” Srây Na chia sẻ.
Mẹ của Srây Na cho biết, kể từ khi được BĐBP Việt Nam hỗ trợ, cháu Srây Na có điều kiện tập trung cho học tập. Năm học 2017-2018, Srây Na được xếp thứ 7 trên tổng số 45 học sinh trong lớp. Trước khi chia tay, cô bé có đôi mắt to, sáng, bẽn lẽn đứng bên mẹ cảm ơn chúng tôi bằng tiếng Khmer khiến mọi người không khỏi xúc động…
Danh Anh
Theo bienphong
Trường ĐH Hà Nội: 100% sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Nhật đều có việc làm
Thông tin trên được đưa ra tại Lễ kỷ niệm 45 năm giảng dạy tiếng Nhật và 25 năm thành lập khoa tiếng Nhật của trường ĐH Hà Nội được tổ chức sáng nay ngày 18/10.
Ông Umeda Kunio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ, ông Umeda Kunio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đã cảm ơn sự nỗ lực đóng góp của các thế hệ thầy cô giáo trường ĐH Hà Nội, ngài Đại sứ khẳng định: "Giáo dục tiếng Nhật là động lực phát triển ngoại giao giữa 2 nước. Cho đến nay, Trường ĐH Hà Nội đã đào tạo được khoảng 2.500 sinh viên tiếng Nhật. Những sinh viên này đã và đang hoạt động tích cực trên nhiều mặt là nhịp cầu hữu nghị giữa 2 nước".
Theo ngài Đại sứ, giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam đang có những bước chuyển mình lớn. Hiện nay, với việc phổ cập giảng dạy tiếng Nhật tại các trường tiểu học, THCS và THPT, bậc đại học, số lượng người đang học tiếng Nhật khoảng 18 nghìn người. Số người đăng ký tham dự kì thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản thực hiện năm 2017 đạt khoảng 70 nghìn người, đang đứng thứ nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Đài Loan.
Tại buổi lễ, ngài Đại sứ mong muốn, trường ĐH Hà Nội tập trung hơn nữa vào công tác giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam và mong rằng trường ĐH Hà Nội tiếp tục giữ vai trò đầu tàu của "Phân hội nghiên cứu Nhật ngữ và giảng dạy tiếng Nhật".
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Tại buổi lễ, Trưởng khoa tiếng Nhật, trường ĐH Hà Nội, bà Nghiêm Hồng Vân cho biết, qua 45 năm giảng dạy tiếng Nhật và 25 năm xây dựng và phát triển, Khoa tiếng Nhật đã trở thành một địa chỉ đào tạo có uy tín lớn ở trong và ngoài nước.
Trong suốt chặng đường đào tạo, khoa đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ... 100% sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm, 90% sinh viên làm đúng chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp như: Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Thông tấn xã Việt Nam, các tổ quốc tế, doanh nghiệp, ngành du lịch...
Đặc biệt, thời gian qua, khoa tiếng Nhật đã mở rộng hợp tác quan hệ với trên 30 cơ sở đào tạo của Nhật Bản như trường ĐH Osaka, ĐH Kyoto, ĐH Ochanomizu, ĐH Waseda, ĐH Meiji, ĐH Momoyama, ĐH Kanda, ĐH Ryukoku, ĐH Musashino, Học viện Sau đại học Hollywood...và các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Các cá nhân khoa Tiếng Nhật nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong lễ kỷ niệm
Được biết, trước lễ kỷ niệm 45 năm giảng dạy tiếng Nhật và 25 năm thành lập khoa tiếng Nhật, ngày 17/10, Khoa đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 "Nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ Nhật và Nhật bản học trong xu thế hội nhập, phát triển".
Ông Ando Toshiki - Giám đốc Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản - cho biết, nhìn vào số lượng người học, Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á về số lượng người học tiếng Nhật. Tại kỳ thi năng lực tiếng Nhật năm 2017, Việt Nam có trên 72 nghìn người tham gia thi, đứng thứ 3 trên thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về số lượng người thi.
Xét từ vai trò của các trường ĐH Việt Nam, ông Ando Toshiki cho rằng có 2 vấn đề chính trong đào tạo nguồn nhân lực: Đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu xã hội thực tế như thương mại và đào tạo nhân lực có thể đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu nhiều lĩnh vực như tiếng Nhật, giảng dạy tiếng Nhật, xã hội Nhật Bản, văn hóa...
Đồng thời, với cơ sở giảng dạy tiếng Nhật bậc ĐH, CĐ, việc đào tạo nhân lực tập trung vào học thuật và nghiên cứu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều trường ĐH Việt Nam, trong đó có Trường ĐH Hà Nội đã và đang nỗ lực triển khai các nội dung và tiêu chuẩn nghiên cứu mang tính quốc tế.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
40 trường Đại học Pháp tham gia Ngày hội "Bienvenue en France!" 2018 tại Việt Nam Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Pháp sẽ tổ chức ngày hội lớn "Bienvenue en France!" 2018 tại TP. Hồ Chí Minh vào thứ Bảy, ngày 06/10 và tại Hà Nội vào Chủ nhật, ngày 07/10. Đây là lần thứ 5 Ngày hội "Bienvenue en France!" được tổ chức tại Việt Nam, là một trong những hoạt...