Thật bất ngờ: Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt Thái Lan
Thống kê giá gạo xuất khẩu các nước của Hiệp hội Lương thực Việt Nam ngày 10/8 cho thấy, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, đạt 497 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan đạt 470 USD/tấn.
Gạo Việt lên giá, Thái Lan tăng tốc lấy lại thế cạnh tranh
Tương tự, giá gạo xuất khẩu 25% tấm của Việt Nam cũng đã vượt gạo cùng loại của Thái Lan tới hơn 20 USD/tấn. Theo đó, gạo 25% tấm của Việt Nam đạt 472 USD/tấn, trong khi gạo của Thái Lan đạt 451 USD/tấn.
Sở dĩ giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm so với Việt Nam là do đồng baht Thái tăng giá so với USD, khiến giá gạo xuất khẩu nước này mất lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Cụ thể, giá FOB gạo trắng 5% tấm của Thái Lan giao dịch quanh mức 460 USD một tấn, cao hơn 90 USD mỗi tấn so với gạo Ấn Độ và 8 USD so với gạo đồng hạng của Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, Chính phủ nước này đang cân nhắc thay đổi chính sách trong xuất khẩu gạo, nhằm lấy lại đà cạnh tranh với gạo các nước xuất khẩu khác như Việt Nam, Ấn Độ. Các chính sách thay đổi sẽ tập trung vào marketing, giảm chi phí sản xuất, nghiên cứu các giống gạo mới…
Thái Lan sẽ tập trung vào 3 phân khúc, gồm cao cấp (gạo hương, gạo hom mali), đại trà (gạo trắng, gạo đồ…) và đặc biệt (gạo đặc biệt, gạo nếp).
Gạo xuất khẩu của Thái Lan đang mất đà cạnh tranh do đồng bath tăng giá. Ảnh: AFP.
Trước đó, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cũng dự báo, xuất khẩu gạo của nước này có khả năng giảm xuống chỉ còn 6,5 triệu tấn trong năm nay, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, giảm 1 triệu tấn so với dự báo hồi đầu năm 2020 là 7,5 triệu tấn.
Video đang HOT
Ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội cho biết, sở dĩ phải hạ mức dự báo gạo xuống chỉ còn 6,5 triệu tấn trong năm nay là do xuất khẩu gạo của Thái Lan bị cản trở bởi một loạt yếu tố tiêu cực, trong đó, dịch Covid-19 đã làm suy yếu nhu cầu toàn cầu, đồng baht mạnh khiến gạo Thái đắt hơn và hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất.
Việt Nam mở rộng diện tích lúa thu đông
Bỏ qua những khó khăn sau thời gian tạm ngừng xuất khẩu gạo để cân đối lại nguồn cung trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng năm 2020 đạt gần 3,9 triệu tấn và 1,9 tỷ USD, giảm 1,4% về khối lượng nhưng tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2020 đạt 487,6 USD/tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thông tin dự báo cập nhật mới nhất trong tháng 7/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 495,2 triệu tấn, giảm khoảng 0,3% so với năm 2019. Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 490,4 triệu tấn, tăng khoảng 1,3% so với năm 2019.
Đây chính là động lực để Việt Nam chủ động tăng diện tích lúa thu đông để đón sóng thị trường. Do vụ đông xuân và 1 phần vụ hè thu kết thúc sớm, thị trường lúa gạo đang có tín hiệu tốt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo địa phương chủ động tăng diện tích lên 800.000 – 820.000 ha, so với năm 2019 sẽ tăng từ 80.000 – 100.000 ha (năm 2019, diện tích gieo cấy vụ thu đông đạt 720.000 ha).
Tưởng gặp khó do Covid-19, dân trồng vải thiều vẫn đút túi gần 7.000 tỷ đồng
Xuất khẩu vải thiều trở thành điểm sáng trong xuất khẩu hàng rau quả 6 tháng đầu năm 2020, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Mùa vải thiều ngọt
Dù được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn khi thị trường xuất chính là Trung Quốc siết chặt các biện pháp kiểm dịch do lo ngại dịch Covid-19 nhưng trái vải thiều vẫn chinh phục nhiều thị trường mới một cách ngoạn mục.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, gần 50 tấn vải thiều đã được xuất khẩu sang thị trường Singapore từ cảng Hải Phòng trong tháng 6/2020.
Lần đầu tiên trái vải thiều xuất hiện trên kệ của nhiều siêu thị tại Nhật Bản. Ảnh: CTV.
Năm 2020 cũng là năm đầu tiên vải thiều có thương hiệu, được xử lý đóng gói qua kênh nhập khẩu chính thức của Tập đoàn bán lẻ FairPrice đã được đưa vào thị trường Singapore với quy mô lớn.
Việt Nam cũng đã xuất khẩu thành công vải thiều sang Nhật Bản, kể cả lô vải thiều xuất khẩu bằng đường biển. Việc xuất khẩu thành công sang thị trường khó tính như Nhật Bản sẽ mở ra cơ hội cho vải thiều của Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường khác trên thế giới.
Vải thiều xuất khẩu thành công đến một số thị trường khó tính đã giúp giá trị thu nhập từ vải thiều của tỉnh Bắc Giang tăng đáng kể. Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh đã tiêu thụ được 164.700 tấn vải thiều (tăng khoảng 15.000 tấn so với vụ 2019).
Thị trường tiêu thụ có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, đó là tăng thị phần trong nước. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm 52,5%; thị trường xuất khẩu là 47,5%.
Giá bán vải thiều năm nay bình quân đạt 31.200 đồng/kg (thấp hơn vụ vải 2019) nhưng bù lại sản lượng tăng (15.000 tấn), vì thế, tổng giá trị thu được từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 6.900 tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng so với vụ vải năm 2019.
Năm nay cũng là năm đầu tiên tỉnh Bắc Giang chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều quy mô lớn với 63 điểm cầu trên cả nước và 4 điểm cầu ở 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Châu (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Lào Cai đã dành đường ưu tiên cho xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc.
Tận dụng ưu thế trái cây nhiệt đới
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả tháng 6/2020 đạt 257,3 triệu USD, giảm 7,1% so với tháng 6/2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt 1,76 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh, trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,04 tỷ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2019, thì xuất khẩu sang các thị trường khác lại tăng rất mạnh.
Nhiều thị trường ưa chuộng các loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam như thanh long, sầu riêng,... Ảnh: I.T
Cụ thể, xuất khẩu hàng rau quả tới thị trường Hàn Quốc đạt 81,7 triệu USD, tăng 25,2%; Thái Lan đạt 79,4 triệu USD, tăng 234,2%; Hoa Kỳ đạt 77 triệu USD, tăng 9,8%; Nhật Bản đạt 68,2 triệu USD, tăng 13,1%; Đài Loan đạt 43 triệu USD, tăng 86,8%...
Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này chiếm 40,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả, vẫn thấp hơn tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, vì vậy mức tăng mạnh từ các thị trường này vẫn chưa bù đắp được mức giảm từ thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên đây cũng là tín hiệu khả quan khi thị trường xuất khẩu truyền thống đối với mặt hàng rau quả của Việt Nam là Trung Quốc đang giảm nhập khẩu mặt hàng này.
Ngoài ra, còn có những tín hiệu khả quan từ các thị trường nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Trong đó, Thái Lan là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn, nhưng Thái Lan cũng được xem như là trung tâm chế biến của khu vực Đông Nam Á.
Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả của Thái Lan rất lớn để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu chế biến, trong đó Việt Nam là thị trường rau quả mà Thái Lan đang rất quan tâm.
Còn theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, quy mô thị trường rộng lớn và nhu cầu theo mùa của EU chính là thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, họ thường tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy trong các khu vực chiến lược để có thể cung cấp trái cây và rau quả cho người tiêu dùng bất kỳ lúc nào trong năm. Những loại trái cây nhiệt đới và mới lạ sẽ thu hút người tiêu dùng EU. Điều này sẽ là một thế mạnh cho các nhà xuất khẩu từ các quốc gia có khí hậu phù hợp, trong đó có Việt Nam.
Gạo Thái Lan một mình một chợ, Việt Nam chốt xuất khẩu gạo vào 6/4 Việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo trong ngắn hạn đã đẩy giá gạo Thái Lan lên mức cao nhất trong vòng 6 năm qua. Gạo Thái Lan đang "một mình một chợ" Theo báo cáo mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá gạo xuất khẩu của Thái Lan kéo dài đà tăng...