Thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố ở Niger

Theo dõi VGT trên

Cuộc chiến giữa quân đội Niger và các lực lượng Hồi Giáo cực đoan tại nước này đã bước sang năm thứ bảy.

Sau hai cuộc nội chiến tại các nước láng giềng MaliNigeria, những kẻ khủng bố chọn Niger làm chiến trường tiếp theo.

Chúng đã gây ra không ít vụ thảm sát đẫm máu ở miền nam Niger và gieo rắc nỗi sợ thường trực lên dân chúng. Ngược lại chính phủ Niamey và đồng minh Mỹ của họ tiếp tục bế tắc trong việc triệt tiêu những tổ chức cực đoan.

Lực lượng khủng bố mới nổi do chính sách “nuôi ong tay áo” ở Nigeria

Sống trong sợ hãi

Thảm cảnh xảy ra với gia đình của cô Miriam sống ở làng Bakorat chỉ gói gọn trong vòng năm phút. Cô Miriam kể lại: “Lúc đó mặt trời đã gần lặn rồi. Tôi đang ngồi ở quán nước hóng gió thì nghe thấy tiếng súng nổ, rồi tiếng xe máy hai thì. Trước khi tôi kịp phản ứng thì bọn khủng bố đã chạy xe đến nơi. Chúng phóng xe khắp các ngóc ngách trong làng, gặp ai thì bắn. Tôi tận mắt chứng kiến chúng bắn vào ngực chú tôi. Em họ tôi mới 20 tuổi chạy ra để cứu bố cũng bị chúng giết”.

Thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố ở Niger - Hình 1
Binh lính Niger trong một buổi diễn tập chung với quân đội Mỹ.

Cô Miriam là một trong số ít ỏi những người sống sót sau cuộc thảm sát Bakorat xảy ra vào ngày 21-3-2021. Ngôi làng của họ bị tấn công bởi một nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan. Chúng giết hại đàn ông và đốt trụi những căn nhà trong làng. Cô Miriam chỉ sống sót được do bị ngất xỉu vì sợ. Sau khi thực hiện vụ thảm sát, các tay súng cực đoan nhanh chóng rút đi bằng xe máy. Tổ chức Nhân quyền thế giới thống kê rằng đã có tổng cộng 170 người bị giết hại tại Bakora và ngôi làng Intazayne lân cận vào ngày hôm đó. Theo những nhân chứng sống sót, con số nạn nhân lên đến 245 người.

Người dân khu vực biên giới ba nước Niger-Mali-Burkina Faso đang phải hằng ngày sống trong sự sợ hãi. Gần như tháng nào bọn khủng bố cũng phóng xe máy đi tấn công các ngôi làng hẻo lánh. Chỉ trong năm 2022, những kẻ khủng bố tại ba quốc gia kể trên đã giết hại khoảng 7.900 người. Lầu Năm Góc thừa nhận: “Khu vực Sahel (ở Trung Phi) là nơi xảy ra đến 40% hoạt động của những nhóm khủng bố, nhiều nhất trong các vùng miền ở châu Phi”. Cộng với hạn hán và nạn đói, hiện ở Niger có khoảng 3,7 triệu người cần cứu trợ khẩn cấp, trong đó có 2 triệu trẻ em.

Chính phủ Niger đến nay chỉ nhận được các kết quả đáng thất vọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Điều này thật vô lý khi xét đến những nguồn viện trợ khổng lồ mà họ nhận được từ Mỹ. Kể từ năm 2012 đến nay, Washington D.C đã chi tổng cộng 500 triệu USD cho cuộc chiến chống khủng bố ở Niger, cao hơn mức chi cho tất cả các quốc gia hạ Sahara khác. Căn cứ máy bay không người lái lớn nhất của Mỹ (tên là “Căn cứ không quân 201″) đặt tại thành phố Agadez phía bắc Niger. Căn cứ 201 là “chốt chặn” của Mỹ cho toàn bộ khu vực Tây Phi. Họ chi 110 triệu USD để xây căn cứ 201, còn chi phí hoạt động hằng năm rơi vào khoảng 20-30 triệu USD. Đấy là chưa kể lương thưởng cho 1001 binh sỹ quân đội Mỹ đang đồn trú tại Niger lẫn các nhà thầu quân sự được Washington thuê.

Thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố ở Niger - Hình 2
Căn cứ quân sự của Mỹ ở Niger.

Chính phủ Niger đang áp dụng không ít biện pháp “nặng tay” nhằm ngăn chặn khủng bố. Không ít khu chợ truyền thống đã bị đóng cửa nhằm ngăn không cho khủng bố mua sắm nhu yếu phẩm. Việc mua sắm phân bón, thuốc nhuộm và các loại hóa chất khác trở nên khó khăn vì chính quyền sợ khủng bố tự sản xuất thuốc nổ. Các chủ tàu đánh cá mà muốn rời cảng vào lúc này phải rất vất vả mới xin được giấy phép. Hay là chính phủ ra quy định áp đặt lệnh giới nghiêm từ sáu giờ tối đến sáu giờ sáng hôm sau.

Một người đàn ông giấu tên trả lời phỏng vấn tờ The Intercept (Mỹ): “Các lệnh cấm chẳng có tác dụng gì cả. Bọn jihad vẫn lái xe đi lại, vẫn mua sắm ăn uống giữa ban ngàynhưng những người bình thường mất hết mọi thứ… Từ làng tôi đến bệnh viện phải mất hai ngày chạy xe máy, mà bây giờ lại có lệnh giới nghiêm thì làm sao đi được. Đã có nhiều người chết ở nhà do không thể đến được bệnh viện… Trước đây một bao kê có giá khoảng 10.000 CFA. Bây giờ giá kê ít nhất cũng phải 50.000 CFA. Nhà nào ở trong làng cũng đói”.

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất có lẽ là các cộng đồng người dân tộc Peul. Đa số người Peul là dân bán du mục dịch chuyển theo đàn bò, đàn dê của họ. Hạn hán, khủng bố và các lệnh cấm đi lại của chính phủ đã khiến người Peul gần như không còn đường sống. Chưa hết, người Peul còn phải chịu sự kỳ thị của các dân tộc khác ở Niger. Một già làng người Peul nói với phóng viên AP: “Chính phủ nói rằng người Peul là khủng bố. Nhưng mà bọn khủng bố gặp người Peul là chỉ có giết rồi lấy trộm trâu bò của chúng tôi. Nhiều thanh niên Peul muốn nhập ngũ hay lập tổ dân quân đến trả thù khủng bố, nhưng chúng gửi đơn nào lên chính phủ là chính phủ bác đơn đó đi”.

Báo cáo do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc công bố gần đây chỉ ra rằng trong số 2.200 tay súng cực đoan tại các quốc gia vùng hạ Sahara được các nhà điều tra phỏng vấn, 25% cho biết họ tham gia những nhóm khủng bố do thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm tràn lan. Chỉ có 17% số người được hỏi cho biết động cơ chính của mình là tôn giáo. Chưa hết, khả năng thanh thiếu niên trở thành khủng bố tăng lên nếu như họ đến từ các cộng đồng phải chịu sự kỳ thị của xã hội như dân tộc Peul.

Video đang HOT

Thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố ở Niger - Hình 3
Già làng Anastafidet Mahamane Elhadj Souleymane.

Đại tá Hassane Boubacar, chuyên gia về khủng bố của quân đội Niger và cố vấn cho thủ tướng nước này, thừa nhận kết quả điều tra nói trên: “Các nhóm Hồi giáo cực đoan đang làm được việc mà chính phủ không làm được. Người dân sống trong khu vực chịu sự kiểm soát của khủng bố vốn rất nghèo. Những kẻ jihad bèn sử dụng lợi nhuận từ các hoạt động bất chính như buôn bán ma túy để cứu trợ người nghèo để biến họ thành “hậu phương” vững chắc”.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự thất bại trước khủng bố của quân đội Niger chính là sự tắc trách, thiếu chuyên nghiệp và lạm quyền. Nhiều dân thường Niger đã bị quân đội bắt giữ vì nghi ngờ hỗ trợ khủng bố. Đáng lẽ ra theo luật những người này phải được đưa ra tòa xét xử trong vòng một tháng, nếu không thì họ phải được cho tại ngoại. Nhưng mặc cho sự cầu khẩn của gia đình người bị bắt và những lời chỉ trích của báo chí, quân đội Niger cứ giam cầm không có thời hạn các tù nhân.

Chưa hết, vào tháng 9 năm ngoái không quân Niger ném bom một mỏ vàng khiến 16 thợ mỏ tử vong. Ban đầu chính phủ tuyên bố đã triệt tiêu được sào huyệt của khủng bố, nhưng sau đó lại âm thầm rút lại tuyên bố và cho biết đây là một vụ ném bom “nhầm”. Gia đình các nạn nhân đã khởi kiện đòi chính phủ Niger bồi thường. Phiên xét xử đang bị đình lại do quân đội đã bắt bỏ tù luật sư đại diện cho phía nguyên đơn vì tội “làm giả bằng chứng”.

Lời hứa của Mỹ

Hành khách đến với sân bay quốc tế Diori ở Niamey chắc chắn sẽ thấy nhiều người đàn ông da trắng mang bộ râu và xăm trổ đầy mình. Họ không phải là ai khác ngoài binh lính và nhà thầu quân sự Mỹ. Mà những người này chẳng phải vừa mới bước xuống máy bay. Họ đồn trú tại sân bay Diori vì quân đội Mỹ đang sử dụng những đường băng quân sự ở đây để triển khai lực lượng máy bay không người lái.

Thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố ở Niger - Hình 4
Một số đối tượng Hồi giáo cực đoan ở Niger trưng cờ của IS.

Quân đội Mỹ đang hiện diện ở khắp mọi nơi trên đất Niger. Nhiệm vụ chính của họ trên giấy tờ là “cố vấn và hỗ trợ quân đội Niger”. Vậy nhưng theo một cuộc điều tra của nguyên thiếu tướng Roger Cloutier thì các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ đang hoạt động với tần suất “dày đặc” ở Niger. Các chiến dịch tìm, bắt và giết đối tượng khủng bố được lên kế hoạch và thực hiện 100% bởi tình báo Mỹ. Phía Niger hoàn toàn không có bất kỳ quyền hành gì đối với các chiến dịch trên.

Một sỹ quan đặc nhiệm Mỹ giấu tên đang đóng quân tại căn cứ Agadez nói với phóng viên tờ The Intercept: “Đã 3 lần tôi đột kích vào sào huyệt của những kẻ khủng bố. Các đối tượng chúng tôi bắt giữ đều được giam tại căn cứ 201 và bị tra hỏi bởi tình báo Mỹ… Tôi còn được lệnh tìm cách gây dựng mối quan hệ với các tộc trưởng và già làng bằng cách tặng quà cho họ. Nhiều người họ thích nhất là được tặng viên Viagra vì thứ thuốc này ở Niger hiếm lắm, bán đi bao giờ cũng được tiền”.

Một trong số các đồng minh địa phương của Mỹ tại Niger là già làng Anastafidan el Souleymane Mohamed. Ông Anastafidan là thành viên quan trọng trong Hiệp hội Các tộc trưởng Niger đại diện cho hơn 400 ngôi làng người Tuareg. Mới chỉ cách đây mấy năm ông Anastafidan còn chỉ trích sự hiện diện của Mỹ ở Niger, nhưng nay ông đã trở thành người nhiệt tình ủng hộ Mỹ. Vị già làng trả lời phỏng vấn tờ Washington Post (Mỹ): “Bây giờ cứ hai tuần là người Mỹ lại đến thăm tôi để trao đổi về các vấn đề an ninh. Tôi rất hài lòng về sự hợp tác này… Trước đây tôi bị phong thấp nặng. Tôi chỉ cần nói với những người bạn Mỹ là họ đưa tôi ngay đến căn cứ 201 để được bác sỹ quân y khám và cho thuốc”.

Dân thường Niger có ấn tượng về quân đội Mỹ khác với các lãnh đạo địa phương. Cô Maria Laminou Garba sống tại Agadez lãnh đạo một tổ chức phi lợi nhuận chuyên trả lương cho trẻ em nhặt rác và hỗ trợ các em đi học. Cô Maria cho biết: “Khi mà chỉ có quân Niger đóng tại Agadez, họ cho phép chúng tôi đi vào các căn cứ để nhặt rác bán đi lấy tiền. Nhưng lính Mỹ mỗi khi thấy chúng tôi thì lại vẫy súng đuổi đi… Họ còn hứa sẽ xây một trường tiểu học mới cho lũ trẻ nghèo. Đã 5 năm rồi nhưng chẳng có ngôi trường nào được xây cả”.

Già làng Abdullah Bil Rhite Chareyet ở Tadress phàn nàn: “Họ đào một cái hồ ở rìa căn cứ để làm nơi chứa nước sinh hoạt. Cứ đến hè là lại có trẻ con chết đuối vì đi tắm ở hồ. Người chết năm ngoái là một bé gái 17 tuổi. Tôi đã nhiều lần nói chuyện với sỹ quan Mỹ, thậm chí còn đưa họ ra tận hồ để bảo họ dựng hàng rào xung quanh để chặn lũ trẻ. Họ hứa lên hứa xuống là về chuyện dựng hàng rào, thậm chí là còn hứa là sẽ đặt cả trạm gác nữa. Nhưng sỹ quan Mỹ cứ hứa rồi hết hạn phục vụ là họ về nước chứ chẳng có ai làm theo lời mình đã hứa cả”.

Khi được hỏi tại sao ngay tại một nơi có nhiều quân Mỹ đóng như Agadez mà khủng bố vẫn có thể hoạt động, già làng Abdullah trả lời: “Người Mỹ chỉ cho chúng tôi những niềm hy vọng hão huyền. Tiền và súng của bọn jihad thật hơn bất kỳ lời hứa nào của quân đội Mỹ”.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan

Những vụ đảo chính liên tục diễn ra ở châu Phi trong vòng 4 năm trở lại đây. Các quốc gia như Mali, Guinea, Burkina Faso, Gambia, São Tomé và Príncipe sau giai đoạn tạm yên ổn, bất ngờ đảo lộn khi quân đội của họ làm binh biến.

Sudan cũng không thoát khỏi số phận này. Vào năm 2019, quân đội Sudan nổi dậy lật đổ nhà độc tài Omar Al-Bashir.

Trong vòng 2 năm Sudan nằm dưới sự điều hành của một Hội đồng Dân sự - quân sự, quốc gia này đã chứng kiến cuộc đảo chính thất bại do các sĩ quan trung thành với chế độ cũ tiến hành. Thế rồi, đến tháng 10/2021, chính tướng Abdel Fattah Al-Burhan là lãnh đạo phe quân đội trong Hội đồng cai trị lại lật đổ Hội đồng.

Hiện nay tình hình ở Sudan đang hết sức hỗn loạn. Quân đội chính phủ của Al-Burhan đang giao tranh ác liệt với nhóm phiến quân RSF. RSF vốn là một đơn vị dân quân tuyển mộ từ các bộ lạc du mục người Arab. Dưới thời Omar Al-Bashir, RSF là "cánh tay đắc lực" của nhà độc tài trong cuộc nội chiến diễn ra ở Dafur vào năm 2003. Sau đó chỉ huy của RSF là tướng Mohamed Hamdan Dagalo cũng tham gia vào hội đồng dân sự - quân sự.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 1
Công dân châu Âu lên máy bay quân sự Pháp di tản khỏi Sudan.

Việc Abdel Fattah Al-Burhan tập trung quyền lực vào tay mình đã khiến rạn nứt xảy ra giữa ông ta và Dagalo, từ đó dẫn đến giao tranh giữa quân chính phủ và RSF. Chỉ có những người ở giữa - dân thường - là chịu thiệt trong cuộc tranh chấp này.

Ước tính đã có hơn 30.000 người tị nạn Sudan chạy sang các nước láng giềng. Còn những người nước ngoài ở Sudan thì sao?

Quân đội Chính phủ Sudan và RSF vào cuối tháng 3 đã 2 lần ký kết biên bản ngừng bắn nhân dịp ngày lễ Eid AlFitr. Cả 2 lần ngừng bắn đều thất bại chỉ sau vài giờ. Lệnh ngừng bắn mới nhất được ký vào ngày 27/4 vừa qua và có vẻ chắc chắn hơn những nỗ lực trước đó.

Một lý do buộc các bên tham chiến phải giữ bình tĩnh là vì không ai muốn chịu tai tiếng cản trở việc di tản của người nước ngoài và tiếp tế cho những người còn kẹt lại. Tận dụng việc ngừng bắn, các quốc gia đang đẩy mạnh việc di tản công dân của mình khỏi Sudan. Có thể kể đến việc New Dehli phái tàu viễn dương đón hơn 500 người Ấn Độ đang chờ ở cảng Sudan, hay Uganda tổ chức đoàn xe buýt đón 300 công dân của họ từ Sudan đến Ethiopia rồi sau đó bay về nước. Những chiến dịch di tản quy mô nhất vào thời điểm hiện tại đều do chính phủ các nước phương Tây tổ chức.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 2
Một sĩ quan quân đội và những người ủng hộ chính phủ của AbdeL FaTTah AL-Burhan.

Bộ binh và máy bay quân sự của Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan và Anh hiện đang có mặt ở những quốc gia láng giềng của Sudan để đưa công dân mình hồi hương an toàn. Việc sơ tán đang diễn ra hết sức chậm chạp vì các bên tham chiến đều nhắm vào hệ thống cơ sở hạ tầng.

Khi RSF mở đòn đánh phủ đầu vào quân chính phủ, trong số những mục tiêu của họ có sân bay quốc tế Khartoum cùng với 2 căn cứ không quân Merowe và El Obeid. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy gần chục chiếc máy bay tấn công Su-25 và máy bay trực thăng Mi-24 nằm bốc khói quanh đường băng ở El Obeid.

Chưa hết, ngoài những cuộc đọ súng, quân chính phủ và RSF còn liên tục nã pháo vào các sân bay. Vậy nên mới có chuyện 2 chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 và phi cơ chở khách Airbus A330 được Hà Lan phái tới phải bay vòng nhiều tiếng đồng hồ trên không phận Sudan trước khi buộc phải đỗ xuống sân bay ở Jordan. 152 công dân Hà Lan sau đó phải đi tàu vượt Biển Đỏ để đến được Jordan rồi lên máy bay về nước. Pháp hiện giữ vai trò điều phối trong nỗ lực chung nhằm giải cứu công dân của các quốc gia châu Âu.

Bà Anne-Claire Legendre, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp, phát biểu trên sóng truyền hình CNN: "Phía Pháp đã di tản được 500 người nước ngoài khỏi Sudan, trong đó gần 200 người là công dân 36 quốc gia khác. Số người này đang ở căn cứ quân sự của Pháp ở Djibouti để chờ máy bay về nước".

Bà Anne-Claire cũng từ chối bình luận về thông tin một lính đặc nhiệm Pháp đã bị bắn trọng thương. Báo chí phương Tây trước đó đưa tin phía Sudan nổ súng vào đoàn nhân viên ngoại giao Pháp khi đó đang được lính đặc nhiệm hộ tống khỏi lãnh sự quán nước này. Trước đó đã có trường hợp nhà ngoại giao Mohamed Al-Gharawi bị bắn chết khi đang trên đường đến Đại sứ quán Ai Cập ở Sudan.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 3
Một trong số những sân bay quanh thủ đô KharToum bị tấn công.

Về phần mình, cả quân đội Chính phủ Sudan lẫn RSF từ chối trách nhiệm về vụ nổ súng và cáo buộc bên kia đã làm vậy. Ngoài đại sứ quán, một địa điểm khác tập trung nhiều người nước ngoài lánh nạn là các bệnh viện cũng đang bị đặt vào vòng nguy hiểm.

Bệnh viện Ibn Sina, Bệnh viện Al Moa'lem và Bệnh viện Đại học Y Khartoum trong thời gian gần đây liên tục phải hứng chịu những quả đạn cối. Trong các bệnh viện này ngoài người ngoại quốc lánh nạn còn có một lực lượng bác sĩ, y tá nước ngoài đông đảo làm công việc giảng dạy và điều trị từ thiện.

Một bác sĩ người Pháp làm việc cho Tổ chức Bác sĩ không biên giới chia sẻ về điều anh ta làm khi quả đạn cối đầu tiên nổ: "Ai cũng la hét bảo chạy vào bệnh viện, nhưng rồi lại có người bảo trong bệnh viện không an toàn. Đám đông mất phương hướng chạy vòng vòng... Tôi bỏ chạy một mạch khỏi cổng bệnh viện mà không ngoái đầu lại. Lúc đấy tôi chỉ sợ sẽ bị giẫm đạp đến chết".

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/4 vừa qua đã điều động tất cả các quân nhân của nước này đang đóng tại Sudan và những quốc gia láng giềng tham gia bảo vệ công dân của họ trên đường sơ sán. Mục tiêu của chiến dịch di tản là đưa được người Mỹ đến đại sứ quán của họ ở Khartoum, sau đó trực thăng sẽ đưa họ sang một quốc gia lân cận đủ an toàn để máy bay dân sự cất cánh như Djibouti. Nhân cơ hội này, phía RSF công khai tuyên bố các lực lượng của họ đã cộng tác chặt chẽ với quân đội Mỹ để hộ tống công dân nước ngoài đi di tản. Tuyên bố này đã sớm bị phía Mỹ bác đi.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Bass phát biểu: "Hành động tỏ thái độ hợp tác duy nhất từ phía RSF là việc họ không nổ súng vào đoàn xe chở người Mỹ di tản".

Những trường hợp trầy trật lắm mới thoái khỏi Sudan là còn may mắn. Còn có không ít công dân ngoại quốc còn đang mắc kẹt tại Sudan.

Cô Safia Mustafa sinh ra tại thành phố Ontario, Canada. Sau khi bố cô mất cách đây 2 năm, Safia chuyển về quê nội tại Khartoum nhằm chăm sóc người bà đã 90 tuổi. Safia chia sẻ trên Đài truyền hình CTV: "Bà tôi không có quốc tịch Canada nên không được đưa vào diện di tản. Tôi không thể bỏ lại bà một mình ở Sudan được... Tôi không dám đi ra ngoài nửa bước vì sợ đạn lạc. Hai nhà ở phía Bắc và phía Nam nhà tôi đều đã bị trúng đạn RPG, nhưng may là không có ai chết... Bây giờ chúng tôi sáng thì ngủ, còn đêm thì thức vì lúc nào cũng nghe thấy tiếng bom nổ, sợ chết khiếp đi được".

Safia đã cân nhắc đến chuyện đưa bà nội đến bệnh viện để lánh nạn. Vấn đề nằm ở chỗ cô không tìm được ô tô để chở người bà đã yếu, mà có tìm được xe đi chăng nữa thì cũng không dám ra ngoài trong khi người ta đang đánh nhau trên đường. Đường phố ở thủ đô Khartoum đang trở thành "mạng nhện" chết người. Cả hai bên tham chiến đều cho rải mìn, đặt chốt gác vũ trang và bố trí lính bắn tỉa trên các tòa nhà cao tầng. Mặt khác các bệnh viện Sudan đều đang quá tải. Ở Khartoum có 79 bệnh viện nhưng chỉ có 22 cơ sở còn đang hoạt động.

Số phận những người nước ngoài kẹt lại ở Sudan - Hình 4
Cảnh tàn phá của chiến tranh đã trở thành chuyện thường ngày ở Sudan.

Bác sĩ Howeida Al-Hassan công tác tại Bệnh viện Alban Jadid trả lời phóng viên CNN: "Chúng tôi liên tục phải thực hiện mổ cho những nạn nhân trúng 3-4 phát đạn vào người. Một kíp trực mổ có thể phải làm việc khoảng 12 tiếng mới được nghỉ. Ai cũng kiệt sức và sợ hết sạch thiết bị y tế".

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế mới đây tuyên bố đã di tản được một số bác sĩ, y tá của họ từ Khartoum đến Kassala và Gedaref. Những vị chuyên gia này sẽ tiếp tục việc điều trị cho người Sudan. Một số khác sẽ được di chuyển bằng xe đến Ethiopia và Chad. Ủy ban cũng kêu gọi cả hai bên tham chiến tạo điều kiện để xe chở thiết bị y tế và nhu yếu phẩm đến được các bệnh viện trong vùng chiến sự.

Một trường hợp người nước ngoài khác đang mắc kẹt ở Sudan là nhà báo Mỹ Isma'il Kushkush. Từ hơn chục ngày nay nhà báo Isma'il ở tại một tòa chung cư mini gần dinh Tổng thống Sudan. Ở cùng với anh là 29 người khác, trong đó có trẻ em và người ngoại quốc. Isma'il miêu tả hoàn cảnh của mình qua tin nhắn gửi cho các đồng nghiệp: "Không có điện và nước đã 5 ngày nay. Mọi người không dám dùng chút nước còn lại trong bể chứa. Lương khô đã gần cạn. Không thể ra ngoài tiếp tế vì đánh nhau dữ dội ở dinh Tổng thống chỉ cách 2 tòa nhà".

Giữa lúc khó khăn, người dân Khartoum tìm mọi cách để cầm cự qua ngày. Thực phẩm và nước uống được ưu tiên dành cho trẻ con và người già, còn máy phát điện chỉ chạy để phục vụ việc thông tin liên lạc. Những lúc thế này, các nhóm trên WhatsApp trở nên vô cùng quan trọng đối với người dân. Họ trao đổi đủ loại thông tin trên các nhóm này: Nơi nào có nước, nơi nào có điện, có xăng, có thuốc men, hay thậm chí là có tài xế sẵn sàng chở người di tản đến Ai Cập hay Ethiopia.

Bà Alicia Kearns, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện Anh mới đây đã lên sóng BBC để trả lời chất vấn: "Chúng ta đang có khoảng 3.000-4.000 người có quốc tịch Anh đang chờ để được di tản... Bộ Ngoại giao vẫn chưa học được bài học gì từ sự sụp đổ của Chính phủ Afghanistan cũ. Hiện nay không có đường dây liên lạc nào ổn định giữa đại sứ quán và các công dân Anh ở Sudan. Nhiều người bị mắc kẹt không khỏi có cảm giác rằng họ đang bị London bỏ mặc".

Bà Alicia cũng chia sẻ một số câu truyện mà người Anh ở Sudan đã chia sẻ với bà: "Một người phụ nữ đang dự đám tang của người em họ thì phải bỏ chạy vì đạn pháo rơi vào nghĩa trang. Cô ấy và họ hàng trốn trong một cái huyệt mới đào gần 6 tiếng thì mới hết đạn pháo...

Một sinh viên cao học đang nghiên cứu tại Sudan kể với tôi rằng anh ấy đã phải ăn thịt chuột sau khi ký túc xá hết sạch thức ăn dự trữ". Alicia Kearns kết thúc buổi phỏng vấn bằng lời hứa sẽ gây sức ép buộc Bộ Ngoại giao tiến hành khẩn trương việc thiếp lập liên lạc, tiếp tế và giải cứu các công dân Anh còn ở tại Sudan.

Cùng thời điểm đó, Thủ tướng Rishi Sunak tuyên bố đã điều động 1.700 binh lính Anh hỗ trợ quá trình sơ tán. Ông Sunak cũng cho biết mình mới có cuộc hội đàm qua điện thoại với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi về việc tạo ra một hành lang an toàn cho người nước ngoài di tản khỏi Sudan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
WHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút luiWHO 'thắt lưng buộc bụng' sau 'cú sốc' Mỹ rút lui
05:50:11 26/01/2025
Tỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại ĐứcTỷ phú Elon Musk gây chấn động khi công khai ủng hộ đảng cực hữu AfD tại Đức
16:09:50 26/01/2025
Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?Bí ẩn đằng sau việc Greenland có tỷ lệ tự tử cao bậc nhất thế giới?
05:47:56 26/01/2025
Kỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nướcKỹ sư Đức lập kỷ lục thế giới với 120 ngày sống dưới nước
13:38:51 25/01/2025
Ukraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoàiUkraine lên tiếng việc Mỹ bất ngờ ngừng viện trợ nước ngoài
11:29:58 26/01/2025
Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"Mỹ xích tay, trục xuất người nhập cư trái phép trong chiến dịch "lớn nhất lịch sử"
10:52:20 26/01/2025
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống TrumpGiải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump
16:13:37 26/01/2025

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025
Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80
23:26:19 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp TếtMC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết
23:49:58 26/01/2025

Tin mới nhất

Bước đột phá lớn của Ukraine trong chiến lược chống tên lửa hành trình của Liên bang Nga

Bước đột phá lớn của Ukraine trong chiến lược chống tên lửa hành trình của Liên bang Nga

04:53:34 27/01/2025
Một bài đăng trên kênh Telegram của Hải quân Ukraine vào ngày 25/1 cho thấy một tên lửa đất đối không gắn trên tàu đã bắn hạ một tên lửa hành trình của Liên bang Nga đang tấn công một cảng thương mại ở Biển Đen.
Tấn công nhằm vào bệnh viện chính của Sudan khiến 70 người tử vong

Tấn công nhằm vào bệnh viện chính của Sudan khiến 70 người tử vong

04:29:58 27/01/2025
Trong tuyên bố đăng tải trên tài khoản mạng xã hội cá nhân, người đứng đầu WHO cho biết vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại thời điểm bệnh viện đông bệnh nhân đang điều trị.
Thái Lan triển khai sáng kiến để chống khói bụi

Thái Lan triển khai sáng kiến để chống khói bụi

04:27:55 27/01/2025
Theo đó, chính quyền cho phép người dân sử dụng phương tiện công cộng miễn phí trong vòng một tuần, bắt đầu từ 25/1, nhằm giảm lượng xe cá nhân và cải thiện chất lượng không khí.
Thủ tướng Slovakia tuyên bố Ukraine khó gia nhập NATO

Thủ tướng Slovakia tuyên bố Ukraine khó gia nhập NATO

04:25:36 27/01/2025
Tuyên bố của ông Fico được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Slovakia và Ukraine, khi chính phủ của ông theo đuổi lập trường chỉ trích các chính sách của phương Tây về xung đột Ukraine.
Fed đối diện với quyết định khó khăn

Fed đối diện với quyết định khó khăn

04:21:43 27/01/2025
Fed đã giảm lãi suất cho vay chủ chốt tổng cộng 1% trong 4 tháng cuối năm 2024 và cho biết sẽ hành động thận trọng hơn trong tương lai khi lạm phát vượt mục tiêu dài hạn 2%.
Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

Đức triển khai tên lửa Patriot bảo vệ Ukraine từ xa

21:35:26 26/01/2025
Dự kiến, các tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot do Đức triển khai ở Ba Lan để bảo vệ trung tâm hậu cần của Ukraine sẽ đi vào hoạt động đầy đủ từ ngày 27/1.
Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ

Ông Trump: Mỹ sẽ sớm mở rộng lãnh thổ

21:32:35 26/01/2025
Vài tuần trở lại đây, ông Trump liên tục nhắc lại tham vọng mở rộng lãnh thổ Mỹ, bày tỏ mong muốn mua lại đảo Greenland, sáp nhập Canada và giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama.
Đưa quân giành lãnh thổ Nga, Ukraine giữ "quân bài mặc cả" chiến lược

Đưa quân giành lãnh thổ Nga, Ukraine giữ "quân bài mặc cả" chiến lược

21:30:26 26/01/2025
Lực lượng Ukraine đã đánh cược khi mở chiến dịch đột kích bất ngờ vào tỉnh Kursk của Nga giữa lúc Moscow tiến công trên khắp mặt trận.
Hé lộ kế hoạch chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump

Hé lộ kế hoạch chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump

21:28:22 26/01/2025
Trước đó vào ngày 24/1, Bộ trưởng Kinh tế Ả Rập Xê Út Faisal Alibrahim cho biết gói đầu tư trị giá 600 tỷ USD của quốc gia này vào Mỹ bao gồm các khoản đầu tư và mua sắm từ các khu vực công và tư nhân.
Cuộc đua phê chuẩn thành viên nội các của Tổng thống Trump

Cuộc đua phê chuẩn thành viên nội các của Tổng thống Trump

21:25:38 26/01/2025
Ông Trump đang cố gắng thúc đẩy Thượng viện Mỹ sớm phê chuẩn các ứng viên bộ trưởng được ông đề cử. Tuy nhiên, quá trình này có thể còn mất nhiều thời gian.
Cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc thế nào?

Cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc thế nào?

21:19:45 26/01/2025
Báo Anh đã phân tích 4 kịch bản có thể xảy ra cho khả năng kết thúc cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ông Trump bật đèn xanh cấp bom hạng nặng cho Israel

Ông Trump bật đèn xanh cấp bom hạng nặng cho Israel

21:17:23 26/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn việc chuyển bom hạng nặng cho Israel, đảo ngược lệnh đình chỉ do chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden áp đặt vào năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
"Mẹ chồng" Lan Hương dậy từ 5h sáng, đi xe máy cùng ông xã mua hoa ngày Tết

"Mẹ chồng" Lan Hương dậy từ 5h sáng, đi xe máy cùng ông xã mua hoa ngày Tết

Sao việt

23:48:31 26/01/2025
Những ngày sát Tết, trong căn nhà trên phố Tây Sơn (Hà Nội), NSND Lan Hương cùng chồng là NSƯT Đỗ Kỷ tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Tin nổi bật

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.
Mexico từ chối chuyến bay trục xuất người nhập cư của Mỹ

Mexico từ chối chuyến bay trục xuất người nhập cư của Mỹ

21:12:53 26/01/2025
NBC News dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ và một nguồn tin thứ ba hôm 24/1 cho biết, một máy bay vận tải quân sự C-17 chở người di cư đã được lên kế hoạch hạ cánh ở Mexico.