Thất bại mới của Mỹ ở Trung Đông
Chính sách Syria của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bị giáng một đòn mạnh nhất khi Liên đoàn Arập hoan nghênh sự trở lại của Tổng thống Syria Bashar al-Assad bất chấp sự phản đối của Washington.
Tổng thống Syria Bashar Al-Assad (trái) gặp Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed trong chuyến thăm chính thức đến UAE. Ảnh: WAM
Ông Assad đã tham dự hội nghị thường niên ở Saudi Arabia lần đầu tiên kể từ khi cuộc nội chiến ở Syria nổ ra vào năm 2011. Theo tạp chí Newsweek (Mỹ), sự trở lại này mang theo thông điệp rằng Mỹ nên chấm dứt sự hiện diện quân sự và các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này.
Trong thời gian gần đây, một loạt sự kiện ở Trung Đông đã diễn ra liên quan đến Syria. Ngày 18/4, Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud đã gặp ông Assad và Liên đoàn Arập tuyên bố sự trở lại của Syria vào ngày 7/5. Ba ngày sau, Vua Salman của Saudi Arabia đã mời nhà lãnh đạo Syria tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực sắp tới tại Jeddah.
Damascus coi việc khôi phục quan hệ ngoại giao trên là một chiến thắng cho Syria và các quốc gia khác trong khu vực. “Syria cho rằng các xu hướng và tương tác tích cực đang diễn ra trong khu vực là vì lợi ích của tất cả các quốc gia và góp phần khôi phục an ninh và ổn định cho khu vực”, phái bộ Syria tại Liên hợp quốc (LHQ) cho biết trong một tuyên bố.
“Syria đã tương tác một cách xây dựng, dựa trên niềm tin vào đối thoại, ngoại giao và hành động chung, cũng như mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt nhất với các quốc gia khác”, tuyên bố nêu rõ.
Khi nói đến chính sách của Mỹ, tuyên bố nhấn mạnh: “Về mặt quân sự, chính quyền Mỹ phải từ bỏ các chính sách thù địch đối với Syria, bắt đầu rút lực lượng khỏi lãnh thổ Syria và ngừng hỗ trợ các lực lượng phiến quân và khủng bố một cách bất hợp pháp”.
Theo phái bộ Syria tại LHQ, cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát mà người Mỹ đang phải gánh chịu “đòi hỏi họ phải ngừng lãng phí tiền thuế của người dân vào việc thiết lập các căn cứ quân sự bất hợp pháp ở Syria dưới những cái cớ đã được chứng minh là sai lầm, chẳng hạn như bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ ở nơi cách xa hàng nghìn km”.
Đối với vấn đề kinh tế của Syria, phái bộ Syria khẳng định rằng “chính quyền Mỹ cũng nên bắt đầu dỡ bỏ ngay lập tức các biện pháp cưỡng chế, áp đặt đơn phương đối với Syria, vốn là trở ngại lớn nhất đối với việc cải thiện điều kiện sống và nhân đạo, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản như điện, nước và chăm sóc sức khỏe”.
Video đang HOT
Về phần mình, Washington đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt hoặc bình thường hóa quan hệ nào với Syria, trích dẫn một hồ sơ dài về các cáo buộc “vi phạm nhân quyền và sử dụng vũ khí hóa học”.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phản ứng với những diễn biến gần đây khi nói trong một cuộc họp báo rằng “chúng tôi không tin rằng Syria xứng đáng được gia nhập lại Liên đoàn Arập”.
Đầu tháng này, chỉ hơn một tuần trước khi Syria khôi phục tư cách thành viên Liên đoàn Arập, các nhà ngoại giao hàng đầu của Ai Cập, Iraq, Jordan, Saudi Arabia và Syria đã tổ chức cuộc họp đầu tiên ở Amman, thủ đô của Jordan, kể từ khi cuộc xung đột ở Syria nổ ra, trong đó họ kêu gọi chấm dứt can thiệp ngoại giao và quay trở lại sự kiểm soát của chính phủ trên khắp Syria.
Trong khi đó, Nga và Iran, cả hai đều đã nhiều lần kêu gọi Mỹ rút quân ngay lập tức, cũng đã tăng cường quan hệ đối tác với Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp ông Assad tại Moskva vào tháng 3 năm nay, vài ngày sau thỏa thuận Iran-Saudi Arabia do Trung Quốc làm trung gian, và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Damascus kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào đầu tháng này.
“Cánh cửa của Syria sẽ vẫn mở cho những ai tin tưởng vào đối thoại, luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ”, phái bộ Syria tại LHQ kết luận.
Tại sao EU theo dõi sát sao cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ?
Cuộc bầu cử của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra ngày 14/5 là một thời điểm quan trọng không chỉ đối với chính nước này mà còn đối với các nước láng giềng châu Âu.
Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan. Ảnh: AA
Với việc Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đang đối mặt với thách thức bầu cử khó khăn nhất trong hai thập kỷ, các thành viên của EU và NATO đang theo dõi xem liệu có sự thay đổi với một quốc gia có ảnh hưởng đến họ trong các vấn đề từ an ninh đến di cư và năng lượng hay không.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU đã trở nên rất căng thẳng trong những năm gần đây, khi khối 27 thành viên "lạnh nhạt" với ý tưởng để Ankara trở thành thành viên của khối này và chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề như nhân quyền, độc lập tư pháp và tự do truyền thông.
Các thành viên hàng đầu của NATO, mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên, đã bày tỏ sự báo động về mối quan hệ gần gũi giữa ông Erdoğan với Tổng thống Nga Vladimir Putin và lo ngại rằng Ankara đang là nơi giúp Nga lách các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Đối thủ cạnh tranh của ông Erdoğan, Kemal Kılıdaroğlu, đã cam kết dân chủ, tự do hơn ở trong nước và các chính sách đối ngoại xích lại gần phương Tây hơn.
Dù kết quả thế nào, các nước láng giềng ở châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng cuộc bầu cử và kết quả của cuộc bầu cử để đánh giá lại mối quan hệ của họ với Ankara và mức độ có thể thiết lập lại mối quan hệ này.
Dưới đây là một số vấn đề chính mà các nước châu Âu sẽ theo dõi, theo các quan chức, nhà ngoại giao và nhà phân tích ở châu Âu:
Quá trình bầu cử
Các quan chức EU đã thận trong không bày tỏ sự ủng hộ đối với bất kỳ ứng cử viên nào. Nhưng họ tuyên bố sẽ đề phòng gian lận bầu cử, bạo lực hoặc các hình thức can thiệp bầu cử khác.
Sergey Lagodinsky, một thành viên Nghị viện châu Âu của Đức, đồng Chủ tịch một nhóm nghị sĩ hữu nghị EU - Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết: "Điều quan trọng là quá trình này phải trong sạch và tự do".
Trong khi đó, Peter Stano, phát ngôn viên của cơ quan ngoại giao EU, cho biết khối này kỳ vọng cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra "minh bạch và phù hợp với các tiêu chuẩn dân chủ mà Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết".
Vấn đề Thụy Điển gia nhập NATO
Marc Pierini, cựu Đại sứ EU tại Thổ Nhĩ Kỳ, hiện là thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Carnegie châu Âu, nhận định: "Nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo của ông Erdoğan có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ có 5 năm nữa là thành viên hờ hững trong NATO và gần gũi với Nga".
Tổng thống Erdoğan đã khiến các thành viên NATO khác không hài lòng khi mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và đóng góp rất ít vào việc NATO củng cố sườn phía Đông của liên minh.
Một phép thử ban đầu về việc liệu người chiến thắng trong cuộc bầu cử có hàn gắn mối quan hệ với NATO hay không sẽ là liệu Ankara có ngừng chặn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển hay không. Ông Erdoğan đã yêu cầu Thụy Điển dẫn độ nhiều chiến binh người Kurd nhưng các tòa án Thụy Điển đã từ chối một số lệnh trục xuất.
Các nhà phân tích và nhà ngoại giao châu Âu kỳ vọng nếu ứng cử viên Kılıdaroğlu chiến thắng có thể chấm dứt sự ngăn cản việc Thụy Điển gia nhập NATO, khiến Hungary - quốc gia duy nhất còn lại - phải làm theo. Điều đó có thể cho phép Thụy Điển gia nhập vào dịp diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva vào tháng 7 tới.
Một số nhà phân tích và nhà ngoại giao cũng cho rằng ông Erdoğan cũng có thể ngừng phản đối tư cách thành viên của Thụy Điển sau cuộc bầu cử nhưng những người khác thì không tin.
Quan hệ với Nga
Mặc dù Tổng thống Erdoğan đã thực hiện các hành động cân bằng giữa Nga và phương Tây, nhưng mối quan hệ chính trị của ông với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và mối quan hệ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga là nguyên nhân khiến EU thất vọng. Điều đó có thể sẽ tiếp tục nếu ông Erdoğan tiếp tục một nhiệm kỳ nữa.
Trong trường hợp ông Kılıdaroğlu giành chiến thắng, các quan chức EU có thể hy vọng Ankara dần rời xa Moskva, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang ở giữa cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và nền kinh tế của nước này phụ thuộc vào Nga ở một mức độ đáng kể.
Dimitar Bechev, học giả Thổ Nhĩ Kỳ nhận định: "Với Nga, một chính phủ mới sẽ có những bước đi rất thận trọng".
Cựu Thủ tướng Sudan cảnh báo về "cơn ác mộng" nội chiến Theo cựu Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok, xung đột vũ trang ngày càng tồi tệ ở Sudan có thể dẫn đến một cuộc nội chiến, mà ông nói sẽ là "cơn ác mộng đối với thế giới". Cựu Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok tại Khartoum, Sudan, ngày 24/11/2021. (Ảnh: Anadolu Agency) Khoảng 500 dân thường được cho là đã thiệt mạng kể từ...