Thất bại của làng game Việt trong năm 2012
Game vẫn chưa được cấp phép, chưa được xã hội nhìn nhận khách quan hơn
Đây có thể xem là thất bại không khiến nhiều người phải bất ngờ khi mà làng game Việt vẫn đang phải chịu sự quản chế chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý. Trên thực tế, hiện tại, rất nhiều game Việt đang hoạt động trôi nổi trên thị trường nhưng vẫn chưa được cấp phép (phần lớn số này đều là Webgame). Chính vì vậy, việc một MMO Client mới được phát hành ở Việt Nam là điều khá khó khăn khi mà nó sẽ phải vượt qua khá nhiều đợt kiểm tra, ví dụ như việc đánh giá xem “đây có phải game bạo lực không” chẳng hạn.
Rõ ràng là nhiều người thường đặt ra câu hỏi rằng tại sao các NPH lại chỉ đem Webgame về. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể thấy được 2 mặt của vấn đề là ngoài việc NPH muốn kiếm lời bởi các Webgame này giá rẻ, dễ kiếm và dễ thu lời nhanh trong vài tháng thì một phần cũng đến từ việc xin giấy phép cho một tựa game client là khá khó khăn.
Bên cạnh đó, trong năm 2012 thì game online vẫn bị xã hội đánh giá với cái nhìn tiêu cực khi những trò chơi ảo này vẫn bị coi là “ma túy số”. Có lẽ, tình trạng này sẽ còn diễn ra trong nhiều năm nữa.
Không có đột phá về chất lượng game so với năm 2011
Một điều đáng buồn là trong khi thế giới hay ngay cả tại nước láng giềng Trung Quốc, hàng loạt tựa game online khủng với nền đồ họa 3D đẹp, lối chơi mang phong cách mới lạ đang được sản xuất và phát hành thì ở nước ta, chất lượng game online mới gần như chỉ dừng chân tại chỗ nếu không muốn nói là thụt lùi so với năm 2011.
Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn với Webgame.
Không xét về đồ họa, chỉ cần dựa trên tiêu chí “hay” để đánh giá thì rõ ràng, trong suốt 2 năm gần đây thì làng game Việt đã không còn bất cứ một game online nào thực sự tạo được tiếng vang lớn để trở thành “game bom tấn” như những điều mà Kiếm Thế, Thiên Long Bát Bộ… đã làm được trước đây. Các game online được phát hành đều chỉ thực sự tồn tại trong khoảng vài tháng đầu tiên trước khi trở nên “vắng như chùa bà đanh” khi game thủ bỏ đi hết vào các tháng sau đó.
Thậm chí, hiện nay thì vẫn còn rất nhiều người đam mê và hoài niệm về những tựa game online này, cái game thủ Việt mong muốn lúc này là một tựa game có thể thực sự tạo được tiếng vang lớn, khiến cho người người, nhà nhà cùng say mê với một cộng đồng vững mạnh và bền lâu.
Game thuần Việt gần như thoái trào
Có vẻ như sau thất bại của các dự án game thuần Việt trước đây, các NPH Việt đã không còn tin tưởng vào việc tự sản xuất game online “thuần Việt” nữa mà thay vào đó, họ lại chuyển sang phát hành các Webgame mới để dễ kiếm lời hơn. Điều này được thể hiện rõ trong năm 2012 khi ngoài 2112 ra thì chẳng có thêm bất cứ một dự án game online thuần Việt nào đáng chú ý khác.
Gần như chỉ có mỗi 2112 là dự án game thuần Việt mới trong năm nay.
Video đang HOT
Nhìn lại các game thuần Việt trong năm 2012 thì đa số chúng đều chỉ là các Webgame hay game casual chơi trên mạng xã hội. Trong khi đó, các game thuần Việt mới như SQUAD, Generation 3 hay B-Kool thì đều là những dự án cũ từ các năm trước, sang đến năm nay mới hoàn thiện để giới thiệu đến game thủ mà thôi chứ thực chất, làng game nước nhà không có thêm bất cứ dự án game online nào mới được mở ra trong năm nay và sang đến năm 2013, có lẽ chúng ta sẽ chỉ quanh quẩn với các tựa game ngoại nhập mà thôi.
Trong thời điểm này, gần như EMOBI là nhà phát triển game Việt duy nhất còn tồn tại. Tuy nhiên, điều này cũng phải dựa trên bài toán thành công của sản phẩm 2112 sắp được ra mắt trong thời gian tới.
Không có đột phá nào về cách truyền thông
Việc truyền thông các game online ở Việt Nam trong năm 2012 tiếp tục đi vào bế tắc với những chiêu bài quảng bá cũ đi kèm với việc đăng tải những bộ “ảnh nóng” của các hotgirl, người mẫu để giới thiệu. Tuy nhiên, đây có lẽ lại không hoàn toàn là lỗi của những người đi làm PR khi mà thử hỏi, tựa game online mà họ cần PR không có gì mới, chỉ na ná như các game online khác nhưng vẫn phải cố quảng bá, tuyên truyền cho nó thật nổi, thật hot nếu không muốn bị chìm nghỉm giữa cả trăm Webgame khác thì đây quả thực là một bài toán khó.
Một teaser quảng bá Webgame khá phản cảm.
Điều đáng chú ý hơn là bên cạnh các lối quảng cáo, PR bình thường, nhiều hình thức PR “lố lăng” cũng xuất hiện đi kèm như quảng cáo game bằng các hình ảnh phản cảm, gợi dục, lợi dụng tên miền của các game online khác hay thậm chí là đăng tải những thông tin sai hoàn toàn về tựa game của mình để đánh lừa game thủ.
Game lậu vẫn chưa bị ngăn chặn
Nếu như trong năm nay, dự thảo về việc ngăn chặn, xử phạt các tựa game lậu được phát hành ở nước ta đã được ban hành nhưng từ đó đến nay, chúng ta gần như chẳng thấy được bất cứ một sự chuyển biến nào ở làng game nước nhà. Các server lậu vẫn được mở cửa ào ào, rầm rộ để chào mời game thủ mà không bị xử lý.
Các server lậu vẫn hoạt động tràn lan.
Trên thực tế thì hiện nay, ngoài một số rất ít các server private được chính những game thủ tâm huyết, yêu quý các MMO đó lập ra và duy trì thì đa phần các server lậu được mở cửa hiện nay đều chỉ với mục đích thu tiền, sau một thời gian thấy kiếm đủ lời thì người Admin đứng đằng sau sẽ không còn quan tâm đến nữa, để mặc server tự sinh tự diệt. Hơn thế nữa, chất lượng của các server private này rất tồi khi thường xuyên để xảy ra lỗi, Việt hóa không đầy đủ và đặc biệt là tình trạng đường truyền rất tệ.
Theo GameK
Nhận xét những game thuần việt phát hành từ đầu năm
SQUAD
Có thể nói, SQUAD chính là MMO thuần Việt được mong đợi và đón nhận nồng nhiết từ đầu năm đến nay. Đây cũng là điều dễ hiểu vì trong thời buổi khan hiếm các tựa game FPS trực tuyến như hiện nay thì SQUAD đúng là một "món ăn" mới lạ dành cho những game thủ yêu thích thể loại này.
Nhìn chung, SQUAD có nhiều đặc điểm mới lạ về gameplay nhưng có vẻ như so với các tựa game FPS thông thường thì vẫn còn những hạn chế nhất định. Ví dụ như vấn đề skill của nhân vật quá "bá đạo" hay việc game thủ nhận định rằng nhân vật di chuyển quá nhanh, âm thanh không thật... (so với các MMOFPS khác).
Dẫu vậy, việc SQUAD được phát hành vẫn là một tin mừng đối với game thủ Việt trong năm 2012 này.
B-Kool
B-Kool tiếp tục là một MMO thuần Việt rất đang được khen ngợi khi không chỉ được game thủ Việt đánh giá ngang bằng với Audition 2 mà còn nhận được không ít lời khen ngợi về những mới lạ trong gameplay, đồ họa và những tính năng riêng biệt khác.
Là một MMO casual lấy đề tài âm nhạc, B-Kool xứng đáng nhận được nhiều lời khen ngợi cũng như hưởng ứng từ cộng đồng game thủ Việt hơn, khi mà game đang ngày càng được với nhiều tính năng mới lạ được cập nhật. Dẫu vậy, dường như cái bóng của Audition ở Việt Nam vẫn là quá lớn khiến B-Kool chưa thể thực sự đông khách trong phiên bản thử nghiệm mới mở cửa vừa qua.
Trang chủ:
http://kool.gate.vn/thungo/
Generation 3
Dù là một Webgame chiến thuật sở hữu nền đồ họa đẹp (nền tảng 3D) và tươi sáng nhất hiện nay nhờ ứng dụng công nghệ Silverlight nhưng điều đáng tiếc là so với các Webgame chiến thuật cùng loại của Trung Quốc đang được phát hành nhan nhản hiện nay thì độ "nóng" của Generation 3 vẫn chỉ dừng lại ở mức trung bình mà thôi.
Quả thực, lối chơi quản lý tài nguyên cũng như cách dàn trận đánh trong Generation 3 chưa thực sự tạo được nhiều đột phá và khó tạo nên "nhiệt" cho game thủ trong quá trình chơi. Trong khi đó, các Webgame chiến thuật dạng này ở Việt Nam đã là quá nhiều rồi.
Cấm Giới
Là Webgame thuần Việt được VNG sản xuất nhưng một điều khá lạ là mặc dù phiên bản test đã ra mắt từ tháng 6 vừa qua nhưng cho đến nay, Cấm Giới vẫn chưa được chính thức phát hành.
Cấm Giới là một Webgame nhập vai xen lẫn yếu tố casual. Nhìn chung, đồ họa của game dù chỉ dừng ở mức 2D nhưng khá đẹp và bắt mắt. Dẫu vậy, game không có nhiều điểm khác biệt so với các Webgame nhập vai kiếm hiệp hiện nay. Thậm chí, các cử động của nhân vật trong game còn khá thô và cứng.
Đế Chế 2
Nhìn chung, theo nhận định của game thủ thì Đế Chế 2 có lối chơi khá giống với Khan Wars, Webgame Đế Chế cũ. Đồ họa game có phần không được bắt mắt khi các mô hình, hình ảnh về công trình quá nhỏ (mặc dù zoom được) nhưng nếu so sánh với các Webgame chiến thuật khác thì đúng là không bằng. Bên cạnh đó, gameplay của trò chơi cũng bị đánh giá là khá "chậm" khi thời gian nâng cấp công trình, nghiên cứu kĩ thuật... quá lâu.
Dẫu vậy, nhờ cốt truyện "ăn theo" tựa game offline Đế Chế nổi tiếng bên cạnh cộng đồng Khan Wars cũ mà số lượng người chơi Đế Chế 2 hiện tại khá đông. Bên cạnh đó, việc NPH thường xuyên chăm sóc, tổ chức các giải đấu liên server cũng khiến không ít game thủ hưởng ứng.
Sát Thát
Sát Thát là một Webgame chiến thuật, bối cảnh lịch sử diễn ra vào thời Nhà Trần trong cuộc kháng chiến truyền kỳ của quân và dân ta với sự xâm lược của Đế Chế Nguyên Mông. Đây có thể xem là một điểm nhấn của Sát Thát khi đưa được bối cảnh lịch sử Việt vào trong game.
Dẫu vậy, Đồ họa của Sát Thát chỉ dừng lại ở mức trung bình nếu không muốn nói là khá "thô". Tuy các thao tác được thực hiện khá dễ dàng và linh hoạt nhưng vì nền đồ họa 2D với những thiết kế nhà cửa, trận đấu không được bắt mắt nên khó có thể tạo được ấn tượng ban đầu đối với game thủ.
Theo GameK
Những sự kiện tiêu biểu của làng game Việt 2011 Năm nay chứng kiến sự lên ngôi của game thuần Việt và webgame. Webgame thống trị suốt 12 tháng trời Năm 2011 đánh dấu sự thăng hoa mạnh mẽ của các trò chơi trên trình duyệt. Trong lịch sử làng game Việt, chưa bao giờ webgame lại chiếm vị trí độc tôn với thời gian lâu đến vậy. Hơn 11 tháng đã qua,...