Thất bại của cảnh sát quốc hội Mỹ trước người ủng hộ Trump
Cảnh sát bảo vệ quốc hội tại Washington dường như không chuẩn bị cho kịch bản người biểu tình tràn vào Điện Capitol, dù có nhiều dấu hiệu báo trước.
Hàng trăm người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào nghị trường Điện Capitol đầu giờ chiều 6/1 (rạng sáng 7/1 giờ Hà Nội), khi cuộc họp chứng nhận kết quả phiếu đại cử tri của quốc hội bị gián đoạn. Đây được coi là vụ xâm nhập nghiêm trọng nhất ở Điện Capitol kể từ sau lần quân đội Anh tiến vào đây đốt phá trong cuộc chiến năm 1814.
Hình ảnh được phóng viên Igor Bobic quay từ bên trong Điện Capitol cho thấy một cảnh sát bảo vệ quốc hội chỉ trang bị dùi cui bất lực trước đám đông đang tràn vào tòa nhà. Anh này tìm cách ngăn cản người biểu tình nhưng cuối cùng phải rút lên tầng hai, trong lúc tuyệt vọng yêu cầu đồng đội hỗ trợ.
Cảnh sát quốc hội Mỹ bất lực trước đám đông biểu tình. Video: Twitter/Igor Bobic .
“Sự việc khiến nhiều người cho rằng cần tăng cường lực lượng cảnh sát, thậm chí là trang bị thêm nhiều vũ khí quân sự cho họ, nhưng thực tế vụ xâm nhập này không phải do có quá ít nhân lực. Cảnh sát Đồi Capitol có hơn 2.000 sĩ quan được trang bị tận răng. Đây là thất bại của lực lượng hành pháp”, ký giả Abdallah Fayyad của tờ Boston Globe nhận xét.
Lực lượng cảnh sát khắp nước Mỹ được trang bị đầy đủ để đối phó với các đám đông bạo lực, đặc biệt là ở thủ đô Washington, nơi có những công trình được bảo vệ kín kẽ nhất cả nước và nhiều cơ quan hành pháp liên bang được quyền tự do tuần tra độc lập với cảnh sát.
Cảnh sát thủ đô Washington và đặc vụ liên bang từng hành động cứng rắn trước những cuộc biểu tình vì người da màu hồi giữa năm ngoái. Họ sử dụng triệt để hơi cay, đạn cao su và các khí tài chống bạo động, thậm chí triển khai trực thăng bay thấp để giải tán đám đông.
Các nghị sĩ tìm nơi trú ẩn khi người biểu tình xông vào Điện Capitol hôm 6/1. Ảnh: AFP .
Các lực lượng hành pháp dường như lại phản ứng rất mềm mỏng khi người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào tòa nhà quốc hội tại Đồi Capitol, dù đã có một phụ nữ bị bắn trọng thương và tử vong tại bệnh viện, cùng ba người khác thiệt mạng trong “trường hợp cấp cứu y tế”.
“Hai cách phản ứng trái ngược là ví dụ cho thấy thất bại của cảnh sát. Một phía là hành động phô trương sức mạnh thái quá trong các cuộc biểu tình của người da màu, bên kia là lực lượng không được chuẩn bị và quá chậm chạp dù đã có dấu hiệu về biểu tình lớn tại Đồi Capitol từ nhiều tuần trước. Chúng đều nhấn mạnh sự yếu kém đang tràn lan tại các sở cảnh sát Mỹ”, Fayyad cho hay.
Fayyad cho rằng đám đông bạo lực xông vào Điện Capitol hôm 6/1 dường như khiến yêu cầu tăng cường cảnh sát ở thủ đô Washington trở nên thiết yếu, cũng như giúp hợp thức hóa sử dụng hơi cay và đạn cao su nhằm vào người biểu tình. “Tuy nhiên, thêm sĩ quan hoặc vũ khí cho những sở cảnh sát yếu kém không làm người Mỹ an toàn hơn. Những sự kiện vừa qua cho thấy điều này chỉ gây ra thêm nhiều nguy cơ”, ông nhận định.
Đồng minh kêu gọi Trump nhận thua
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, đồng minh chính của Trump, kêu gọi Tổng thống nhận thua và không nên "gây hiểu lầm" cho người Mỹ.
"Đã quá thời hạn để Tổng thống chấp nhận kết quả bầu cử, từ bỏ việc gây hiểu lầm cho người dân Mỹ và phản đối bạo lực đám đông", thượng nghị sĩ bang Arkansas Tom Cotton cho biết hôm 6/1.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa này cũng kêu gọi những nghị sĩ đã "thổi bùng ngọn lửa" bằng cách cổ vũ Tổng thống "lật kèo" và khiến những người ủng hộ tin rằng cuộc biểu tình của họ có thể đảo ngược cuộc bầu cử nên rút kiến nghị thách thức kết quả phiếu đại cử tri.
Cotton là một trong số các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã tuyên bố sẽ không tham gia nỗ lực "lật kèo" bầu cử của Tổng thống Trump và các đồng minh trong phiên họp quốc hội ngày 6/1.
Thượng nghị sĩ Tom Cotton phát biểu ở thủ đô Washington hôm 5/5. Ảnh: Reuters.
Trong thời gian các nghị sĩ Mỹ họp để chứng nhận kết quả của đại cử tri đoàn, đám đông biểu tình ủng hộ Trump đã đối đầu với cảnh sát và xông vào nghị trường của Điện Capitol đầu giờ chiều 6/1 (rạng sáng 7/1 giờ Hà Nội). Cuộc bạo loạn được các lãnh đạo thế giới mô tả là "chưa từng có" đã khiến 4 người chết và nhiều người bị thương.
Vụ bạo loạn khiến nhiều nghị sĩ Cộng hòa bị sốc và quyết định từ bỏ nỗ lực thách thức phiếu đại cử tri. Thượng nghị sĩ Mike Braun và Cynthia Lummis đã quyết định không tham gia nỗ lực "lật kèo" cùng thượng nghị sĩ Ted Cruz sau khi chứng kiến tình trạng bạo lực tại tòa nhà quốc hội do đám đông ủng hộ Trump gây ra.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Burr cũng cáo buộc Tổng thống Trump chịu trách nhiệm về cuộc bạo loạn do truyền bá các giả thuyết thiếu căn cứ về gian lận bầu cử. Ông cũng kêu gọi Trump nhanh chóng nhận thua vì đã quá thời hạn để "chấp nhận ý chí của cử tri Mỹ và cho phép đất nước tiến lên".
Một số quan chức Cộng hòa thậm chí còn cho rằng Tổng thống Trump nên bị bãi nhiệm trước ngày 20/1, trong đó có 4 nghị sĩ kêu gọi kích hoạt Tu chính án thứ 25 để loại bỏ Trump và hai nghị sĩ đề nghị nên luận tội Tổng thống. Nữ nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa tại Hạ viện Liz Cheney cũng chỉ trích Trump "lạm dụng lòng tin" của người ủng hộ để kích động bạo lực.
Chuyên gia: Nước Mỹ đang mất kiểm soát PGS. TS Cù Chí Lợi cho rằng, việc người biểu tình ủng hộ Trump tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ cho thấy sự chia rẽ, phân hóa sâu sắc, chưa từng có trong nội bộ nước Mỹ. Nhận định, đánh giá về việc người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ, gây nên cảnh...