Thất bại chống Covid-19, bác sĩ Philippines kêu gọi phong tỏa trở lại
Hơn 1 triệu y bác sĩ Philippines hôm 1/8 đã gửi đơn kiến nghị yêu cầu tái phong tỏa Manila và khu vực xung quanh trước diễn biến phức tạp của Covid-19.
80 nhóm đại diện cho 80.000 bác sĩ và 1 triệu y tá Philippines đã lên tiếng cảnh báo về sự sụp đổ của hệ thống y tế trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng mạnh mà không có sự kiểm soát chặt chẽ ở thủ đô Manila và các tỉnh lân cận. Riêng ngày hôm qua (1/8), Philippines ghi nhận 4.963 ca mắc mới, mức tăng kỷ lục liên tiếp trong 3 ngày qua.
Nhân viên y tế Philippines kiệt sức tại Manila. Nguồn : Philstar
“Chúng ta đang đứng trước nguy cơ thất bại trước cuộc chiến Covid-19. Chúng ta cần phải có một kế hoạch hành động rõ ràng, chặt chẽ và chi tiết. Chúng tôi đề xuất cách ly cộng đồng 2 tuần để xác định lại chiến lược kiểm soát đại dịch, giải quyết các vấn đề cấp bạch hiện nay”, thư kiến nghị đề cập.
Theo ông Jose Santiago, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Philippines, ngành y tế không thể trụ lâu hơn nữa. Những nhân viên y tế không nên tiếp tục chịu gánh nặng khi phải quyết định ai sống và ai chết.
Video đang HOT
Đứng trước kiến nghị này, Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte ngày 1/8 đã chỉ đạo lực lượng chuyên trách phòng dịch giải quyết những lo ngại của các nhân viên y tế. Người phát ngôn của Tổng thống Harry Roque cho biết, lực lượng đặc nhiệm chính sách đại dịch của chính phủ sẽ thảo luận về đề xuất của các nhóm y tế.
Bộ Y tế Philippines cũng bày tỏ sự ủng hộ với lời kêu gọi của cộng đồng y tế và tuyên bố sẽ xem xét mối quan tâm của họ. Phó Tổng thống Leni Robredo cũng kêu gọi chính quyền Duterte chú ý đến “lời kêu gọi đau khổ” của cộng đồng y tế.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Philippines, ông Ramon Lopez cho rằng thủ đô Manila và các tỉnh lân cận không thể tái áp đặt phong tỏa. Nhà chức trách nhấn mạnh “người dân cần phải học cách sống chung với Covid-19 và còn rất nhiều cách khác để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch”. Bộ trưởng Roque cho biết chính phủ đang triển khai một kế hoạch “để cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế quốc gia”.
Tháng 6 vừa qua, Tổng thống Philippines đã nới lỏng lệnh phong tỏa kéo dài 3 tháng tại Manila để cứu vãn nền kinh tế. Từ đó, các ca mắc Covid-19 tại quốc gia này đã tăng lên gấp 5 lần, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại Philippines đến thời điểm hiện tại là 98.232 trường hợp. Có 2.039 người Philippines đã tử vong do Covid-19, trong đó có 38 nhân viên y tế.
Philippines cấm nhân viên y tế ra nước ngoài làm việc
Philippines cấm bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác ra nước ngoài làm việc trong thời gian đất nước đối phó khủng hoảng Covid-19.
Cơ quan Quản lý Việc làm ở Nước ngoài của Philippines hôm qua thông báo cấm các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm việc vào thời gian đất nước đang trong tình trạng khẩn cấp do đại dịch Covid-19, gồm 14 công việc được xác định là "nhiệm vụ quan trọng" như bác sĩ, y tá, nhà vi trùng học và dược sĩ.
Lệnh cấm cũng bao gồm các kỹ thuật viên sửa chữa thiết bị bệnh viện, điều dưỡng và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, những người "không dễ dàng thay thế".
Philippines hiện ghi nhận gần 4.200 ca nhiễm nCoV và hơn 220 trường hợp đã tử vong, là vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, sau Malaysia. Hơn 200 nhân viên y tế đã nhiễm virus, trong đó ít nhất 10 người chết.
Thủ đô Manila đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, khiến người dân các thị trấn xung quanh chịu ảnh hưởng nặng nề. Những lao động tự do như tài xế xe ba bánh, người bán hàng rong đều không thể vào trung tâm để mưu sinh.
Nhân viên y tế tại điểm xét nghiệm nCoV ở bệnh viện đa khoa thành phố Quezon, thuộc vùng thủ đô Manila của Philippines, hôm 6/4. Ảnh: Philstar.
Covid-19 cũng đang đe dọa hệ thống y tế vốn yếu kém ở Philippines, một trong những quốc gia có tỷ lệ bác sĩ trên dân số thấp nhất khu vực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Philippines chỉ có 6 bác sĩ/10.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 23 và Malaysia là 15,36. Hàng nghìn chuyên gia y tế Philippines đã ra nước ngoài làm việc. Theo dữ liệu, hơn 30.000 bác sĩ, y tá và kỹ thuật viên y tế đã rời Philippines vào năm 2010.
Đại dịch cũng khiến kiều hối từ người Philippines đang làm việc ở nước ngoài, chiếm khoảng 1/10 GDP, có thể giảm tới 30% trong năm nay do hàng nghìn lao động phải về nước, Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Ernesto Pernia cho hay.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,7 triệu người nhiễm bệnh và hơn 102.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 500.000 ca nhiễm và gần 18.800 ca tử vong.
Huyền Lê
Nguy cơ đáng kể khi nhiều người mắc Covid-19 lại 'âm tính giả' Khi xét nghiệm Covid-19 được đẩy mạnh, trên diện rộng ở nhiều nước, giới khoa học nêu lo ngại mới: tỷ lệ đáng kể người xét nghiệm âm tính dù thực ra có nhiễm virus (âm tính giả). Điều này có thể ảnh hưởng xấu tới cuộc chiến chống dịch, giữa lúc các lệnh phong tỏa có thể dẫn đến nguy cơ suy...