Thất bại bẽ bàng của Obama giữa đất Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một cuộc chia tay không thể buồn hơn ở hội nghị thượng đỉnh G-20 được tổ chức ở Trung Quốc hồi đầu tháng này.
Tổng thống Obama
Nhà lãnh đạo của nước Mỹ đã có một mở màn “xui xẻo” ngay khi bắt đầu đặt chân đến đất Trung Quốc. Ông Obama đã không được đón chào bằng thảm đỏ giống như các nhà lãnh đạo khác, trong đó có nữ Thủ tướng Anh Theresa May, khi máy bay của ông hạ cánh ở Hàng Châu vào sáng ngày 4/9. Thay vì bước xuống từ một cầu thang lớn được trải thảm đỏ, ông chủ Nhà Trắng quyền lực nhất thế giới lại phải bước từ cửa sau của chuyên cơ Air Force One xuống sân bay Hàng Châu bằng một cầu thang nhỏ trống không.
Chưa hết, các thành viên trong đoàn tháp tùng của Tổng thống Obama còn bị một quan chức Trung Quốc đối xử thô lỗ. Khi cố vấn an ninh Mỹ Susan Rice tìm cách tiến tới phía đoàn xe hộ tống ở đường băng thì một quan chức Trung Quốc đã ra chặn đường và quát mắng bà. Hai bên đã lời qua tiếng lại một cách căng thẳng trước khi có mật vụ Mỹ can thiệp. Vị quan chức Trung Quốc sau đó còn tiếp tục tung ra những lời lẽ gay gắt nhằm vào một trợ lý báo chí của Nhà Trắng.
“Màn chào hỏi” lạ thường trên của chủ nhà Trung Quốc dành cho Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là một điềm báo xấu về chuyến công du không mấy thuận lợi của ông chủ Nhà Trắng đến Châu Á – chuyến đi cuối cùng của ông này với tư cách là Nhà lãnh đạo nước Mỹ.
Dù sắp hết nhiệm kỳ Tổng thống, ông Obama vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn. Có vẻ như càng về cuối nhiệm kỳ, ông chủ Nhà Trắng càng phải đương đầu với nhiều thách thức hơn.
Đầu tiên phải kể đến là quan hệ với Nga. Mặc dù khi lần đầu bước vào Nhà Trắng, ông Obama đã được khen ngợi vì khởi động chương trình tái cài đặt lại quan hệ Nga – Mỹ. Tuy nhiên, chương trình này đến nay được chứng minh là đã không thành công. Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới dường như mỗi lúc một căng thẳng hơn.
Video đang HOT
Tổng thống Obama đã có cuộc “đối mặt” căng thẳng và kéo dài với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Hai bên đã thảo luận về vấn đề tấn công mạng và cuộc khủng hoảng ở Syria. Vấn đề tấn công mạng là một trong những “cái dằm” gây khó chịu nhất trong quan hệ Nga – Mỹ. Washington luôn cáo buộc Moscow thực hiện những cuộc tấn công mạng vào các website của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Chính vì vậy, trong cuộc gặp lần này, ông Obama đã thể hiện một lập trường vô cùng cứng rắn với Nga. Ông chủ Nhà Trắng cảnh báo, Mỹ sẵn sàng chiến tranh với Nga vì vấn đề tấn công mạng.
Liên quan đến vấn đề Syria, hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã không thể tìm được tiếng nói chung dù trước đó đã có những hy vọng nhất định.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, dù hai nhà lãnh đạo này đang hướng tới mục tiêu hàn gắn quan hệ đồng minh Washington – Ankara và dù không khí của cuộc gặp có nồng ấm hơn thì hai bên vẫn không thể gạt bỏ được những bất đồng sâu sắc và những hoài nghi nảy sinh sau cuộc đảo chính hồi tháng 7 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã “lao dốc không phanh” kể từ sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Erdogan. Ankara nghi ngờ Mỹ đứng đằng sau cuộc đảo chính. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tức giận với đồng minh Mỹ vì vấn đề dẫn độ giáo sĩ Gulen – người bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính.
Quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sứt mẻ thêm vì cuộc đối đầu căng thẳng liên quan đến sự ủng hộ của Washington dành cho lực lượng người Kurd ở Syria – YPG. Mỹ coi YPG là một lực lượng chủ chốt trong liên quân chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong khi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ của họ lại coi YPG là “một nhóm khủng bố” cần tiêu diệt.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân, tên lửa trên bán đảo Triều Tiên cũng là điều khiến Tổng thống Obama đau đầu. 8 năm lãnh đạo nước Mỹ, Tổng thống Obama bỏ ra nhiều nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên xong vẫn không đạt được bất kỳ tiến bộ nào. Tổng thống Obama còn được Triều Tiên “chào đón” đến khu vực theo một cách thức không thể khiêu khích và thách thức hơn khi Triều Tiên bắn liên tiếp 3 quả tên lửa đạn đạo từ bờ biển phía đông về phía biển Nhật Bản khi ông Obama đang có mặt tại hội nghị G-20.
Sẽ là thiếu sót khi không nói đến những phát biểu xúc phạm nặng nề của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dành cho Tổng thống Obama. Bất chấp mối quan hệ đồng minh gắn bó, thân thiết giữa Mỹ và Philippines, ông Duterte vẫn dùng những lời lẽ nặng nề để “công kích” Nhà lãnh đạo Mỹ, khiến ông này tức giận hủy bỏ kế hoạch gặp gỡ đã được lên kế hoạch từ trước.
Theo Vnmedia
Bữa bún chả của Obama ở HN được chuẩn bị kín trước 1 năm
Đầu bếp Bourdain, người ăn bún chả với Tổng thống Obama, cho biết vừa tiết lộ nhiều chi tiết trong kế hoạch đưa ông Obama đi ăn bún chả khi đến thăm Việt Nam.
Bức ảnh được đăng tải trên Facebook của đầu bếp Bourdain với chú thích: "Ghế nhựa thấp, bún rẻ nhưng ngon, bia Hà Nội lạnh."
Hẳn người dân Việt Nam vẫn còn nhớ bức ảnh nổi tiếng chụp Tổng thống Mỹ Barack Obama ngồi ăn bún chả với đầu bếp Anthony Bourdain trên phố Lê Văn Hưu (Hà Nội) ngày 23.5. Được biết lúc đó, đầu bếp Bourdain đang ghi hình cho chương trình ẩm thực "Parts Unknown" (tạm dịch: Những nơi chưa biết đến), một trong những show truyền hình thực tế nổi tiếng nhất ở Mỹ. Dự kiến cảnh quay có sự góp mặt của ông Obama sẽ được phát sóng vào ngày 25 tháng 9 tới trên kênh CNN.
Trước ngày phát sóng hơn 1 tuần, đầu bếp Bourdain chia sẻ với tờ Politico rằng bữa tối bún chả đã được giữ bí mật tối đa. Ngay cả kênh truyền hình CNN cũng không hề biết Tổng thống Obama sẽ xuất hiện trong chương trình của họ.
"Chúng tôi đã bàn bạc trong gần một năm. Nó được tổ chức rất chặt chẽ", ông Bourdain nói với Politico. "CNN không biết, người quay phim không biết. Chỉ có một nhóm khép kín của công ty tổ chức sản xuất Zero Point Zero, đối tác của tôi, tôi và rất ít người tại Nhà Trắng biết. Bữa tối được tổ chức rất chặt chẽ.
"Chúng tôi đã bàn bạc trong gần một năm. Nó được tổ chức rất chặt chẽ", ông Bourdain nói về bữa tối bún chả
"Chúng tôi được dặn là không được nói với bất cứ ai. Đó là vấn đề an ninh", đầu bếp nói thêm. "Khi Nhà Trắng nói với bạn là đừng nói với ai, bạn sẽ không nói với ai cả".
Tin tức về bữa tối bún chả của hai người chỉ được biết khi nó xảy ra. Đó cũng là lúc xe của Tổng thống Obama đỗ bên đường phố gần nhà hàng bún chả ở Hà Nội.
Cũng như tất cả lần xuất hiện trên truyền hình khác của ông Obama không liên quan đến tin tức, ý tưởng mời Bourdain xuất phát từ Nhà Trắng. Và điều này đã được lên kế hoạch suốt một năm. Bourdain và nhà sản xuất là những người đã chọn cửa hàng bún chả.
Ông Obama bắt tay người dân bên ngoài quán bún chả
"Tôi không làm nền cho một cuộc thảo luận chính sách. Tôi không muốn giới thiệu mình như một nhà báo, nhưng nếu tổng thống muốn đi chơi và ăn bún chả trong một thành phố tôi yêu, tôi trả lời ông giống bất cứ ai khác, cùng với sự phấn khích", Bourdain nói.
"Đây không phải là một cuộc phỏng vấn chính thức, tôi không phải là một nhà báo", Bourdain thêm. "Tôi đã nói chuyện với tổng thống như một người đam mê về Đông Nam Á nói chuyện với một người cũng yêu thích khu vực này. Tôi nói chuyện với ông như một kẻ ngốc xem tin tức hàng ngày, nói chuyện với ông với tư cách của 2 người cha, ông biết nhiều thông tin hơn tôi rất nhiều".
Bourdain và Obama đã trò chuyện về Đông Nam Á, về việc nuôi dạy con gái của họ và việc liệu mọi người có nên thêm tương cà chua khi ăn bánh mỳ kẹp xúc xích hay không.
"Ông ấy đã trả lời tự nhiên một cách đáng ngạc nhiên. Rõ ràng trong buổi tối hôm đó, ông ấy không hề tranh cử tổng thống", Bourdain nói.
Theo Trà My - Politico (Dân Việt)
Tổng thống Philippines phủ nhận sỉ nhục Obama Trước đó, ông Obama đã hủy cuộc họp song phương vì được biết Tổng thống Philippines gọi mình là "kẻ khốn nạn". Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Indonesia ngày 9.9 Ngày 9.9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông đã nói với tổng thống Mỹ Barack Obama rằng ông chưa bao giờ gọi ông Obama là "đồ khốn nạn"....