Tháp xây phải có hồn
Sau hơn 4 năm xây dựng, tạo tác, quần thể tháp Chăm tại Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam đã hoàn thành hòa vào tổng thể của “Ngôi nhà chung” đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, vẫn còn nhiều điều phải bàn về “người anh em sinh đôi” của tháp PoKlong Garai.
Quần thể tháp Chăm hoành tráng tại Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam
Giống nhưng chưa chuẩn
Ngày 23-11 vừa qua, tại Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra lễ khánh thành Quần thể tháp Chăm với sự có mặt của đông đảo người dân và đặc biệt là đại diện đồng bào Chăm các tỉnh Ninh Thuận, An Giang,… Theo Ban quản lý Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam, công trình được mô phỏng theo cụm tháp PoKlong Garai ở Ninh Thuận theo tỷ lệ 1:1, đáp ứng tiêu chuẩn phong thủy khắt khe. Quần thể tháp dựng trên diện tích 4.000m2 bao gồm: Tháp chính – tháp Kalan cao hơn 20m, tháp cổng – tháp Gopura cao hơn 8m và tháp hỏa – tháp Kosaghra cao hơn 9m với cùng cấu trúc, càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga đá trên nóc tháp. Công trình được kỳ vọng sẽ là nơi sinh hoạt tâm linh của đồng bào Chăm…
“Quần thể tháp Chăm này khá giống tháp PoKlong Garai, nhưng hoa văn, chi tiết chưa chuẩn, như mấy cái móc, cái phù điêu… chưa hoàn chỉnh. Về màu sắc chưa phù hợp. Cái này hơi giống xi măng”. Đó là lời nhận xét của ông Dương Tấn Sơn, huyện Tuy Phong, đoàn đồng bào Chăm Bình Thuận khi có mặt tại lễ khánh thành quần thể tháp. Cùng chung nhận xét đó, Sư cả Thường Xuân Hữu cho rằng: “Còn một số yếu tố nhỏ, như đường chỉ, nét hoa văn của tháp chưa đúng, chỉ có thể gọi là tương tự thôi”. Tất nhiên, đồng bào Chăm khi thấy một công trình mô phỏng di tích văn hóa lịch sử của mình đều cảm thấy vô cùng tự hào, ấm áp. Tuy nhiên, không phải vì thế mà họ không để ý đến những chi tiết nhỏ, vốn góp phần làm nên cái hồn của khu quần thể tháp.
Chưa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng
Nhà nghiên cứu văn hóa Sử Văn Ngọc cho biết, để làm được như vậy là một sự cố gắng rất lớn của Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam, các kiến trúc sư, thợ thủ công và những người lao động. Họ đã đặt bao tâm huyết để thực hiện công trình như vậy là rất đáng quý. Nếu nói các chi tiết là chưa chuẩn thì phải làm rõ, tháp Chăm vốn được xây dựng đã từ rất lâu đời, công nghệ xây tháp, các chất dùng để kết dính nay vẫn chưa được tìm ra. Hơn nữa, đó chỉ là lời nhận xét của những người vốn đã quá quen thuộc với hình ảnh tháp Chăm, còn đối với những người nghiên cứu khoa học, mặc dù còn nhiều chi tiết nhỏ chưa được giống với nguyên mẫu nhưng như vậy đã là rất thành công.
Video đang HOT
Duy chỉ có một điều mà nếu không phải người Chăm sẽ ít chú ý đó là, mỗi một tòa tháp Chăm đều phải có một phiến đá khắc chữ Sankrist dựng trước cửa. Đó sẽ là một sự chứng thực cho tòa tháp, trên đó tóm tắt tiến trình xây dựng như thời gian dựng tháp, ai là người xây dựng, tốn hết bao nhiêu nhân công, vật lực,… Thế nhưng khi dựng tháp ở đây không có điều đó. Ông nhấn mạnh: “Tôi mong dù chỉ là một tấm xi măng thì cũng phải có để tháp giống với nguyên mẫu”. Nói về phần “hồn” của tòa tháp, ông Ngọc càng thêm bức xúc, ngay cả lễ mở cửa tháp và lễ katê tái hiện cũng không đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng. Ông cho rằng phần lễ được tổ chức quá nặng về sân khấu. Chưa kể đến nhưng ngôi nhà xung quanh quần thể tháp, việc bố trí sai trật tự, sai hướng khiến khu vực này trở nên lạc lõng trong cả quần thể tháp. Ông khẳng định: “ Sao Làng Văn hóa và Du lịch các dân tộc Việt Nam không đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nơi tôi đã tham gia dựng 7 căn nhà và 1 cái giếng mô tả khu vực sinh sống của người Chăm sẽ thấy rõ sự khác biệt”.
Theo ANTD
Vân tay và sức khoẻ con người
Dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng.
Đại tá, GS.TS Hoàng Văn Lương là người nghiên cứu về vân tay từ những năm 1995. Khi đó, ngành khoa học về vân tay còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Ông cho biết, riêng về mảng vân tay thì trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu và có nhiều câu chuyện thú vị. Dấu vân tay của mỗi người là không đổi trong suốt cuộc đời. Xác suất giống nhau là rất hiếm. Người ta có thể làm phẫu thuật thay da ngón tay, nhưng chỉ sau một thời gian dấu vân tay lại được hồi phục như ban đầu.
Mỗi dân tộc có đặc điểm nhân chủng khác nhau, thì vân da tay cũng là đặc điểm góp phần vào đặc điểm nhân chủng học đó. Mỗi dân tộc có một đặc điểm vân da tay khác nhau. Ví dụ, khi nghiên cứu trên 176 người dân tộc H'Mông thì cho kết quả là so với người Dao thì đặc điểm hình thái vân khác nhau, nhất là chỉ số hoa vân cung A, tần số xuất hiện vân móc cao hơn dân tộc Kinh...
Tóm lại nó là tổng hợp những nhận xét, nhưng chỉ nói các đặc điểm cao hơn hoặc thấp hơn, có điểm gì khác... dựa trên việc đếm và xem các hình thái đường vân đó.
Dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì.
Một vài trong số các tác động đó là sự cung cấp oxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô... Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân khác nhau.
Năm 1868, nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân khác nhau.
Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người. Đó là vì tuy có cùng hệ thống gen di truyền và chia sẻ chung môi trường phát triển trong bụng mẹ nhưng do họ có vị trí khác nhau trong dạ con nên môi trường vi mô của họ khác nhau và do đó có dấu vân tay khác nhau.
Tìm xem ý nghĩa của bàn tay qua sách tham khảo.
Bệnh không có vân tay
Trên thế giới thì có trường hợp người mắc bệnh không vân tay. Đây là những người gặp hội chứng Naegeli và rối loạn mạng lưới nhiễm sắc tố da. Khi không có vân tay, một số người thấy khó nắm các đồ vật hơn, và một số hoạt động khác như chia bài, giở sách... cũng khó khăn hơn. Những người này dĩ nhiên gặp nhiều rắc rối trong việc tìm việc làm, đặc biệt là những việc đòi hỏi an ninh cao.
Tuy nhiên, kèm theo dấu hiệu không có dấu vân tay là việc dày lên của lớp da ở lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân còn gặp nhiều bất thường trong việc phát triển răng, tóc và da, những nơi mà nhiễm sắc tố có thể xuất hiện từng mảng hoặc không đều. Nguy hiểm hơn cả là một số vấn đề về da khiến cho họ không thể tiết mồ hôi bình thường được.
Chính vì không thể tự giảm thân nhiệt được nên họ có thể bị ngất vì cơ thể nóng quá mức. Đối với họ, thể thao là một thử thách khắc nghiệt. Những đứa trẻ có thể rất say mê bơi lội nhưng lại phải từ bỏ vì nước lạnh cũng không giúp được cơ thể giảm sự tăng nhiệt quá mức. Người mắc triệu chứng này thường phải rất thận trọng để giữ cơ thể mát mẻ, bên cạnh luôn sẵn có những túi đá lạnh và thường phải ở trong phòng điều hòa quanh năm.
Mỗi bàn tay đều có ý nghĩa khác nhau.
Nhiều hoa tay chưa chắc đã khéo tay
Đại tá, GS.TS Hoàng Văn Lương cho biết, ông đã từng nghiên cứu đặc điểm vân da tay trong một số tộc người, thì họ có một số đặc điểm riêng biệt.
Ông đã phải lặn lội đến các vùng dân tộc thiểu số, lấy mẫu vân tay của từng người. Khi có kết quả thì phải ngồi đọc từng đường vân, đếm các dạng vân và đưa ra thống kê chung. Ví dụ, lấy vân da tay từ 200 - 300 người dân tộc H'Mông thì đưa ra kết luận về đặc điểm chung vân da tay của họ.
"Năm 1999 tôi đã nghiên cứu về nhóm trẻ em chậm phát triển tâm thần. Tôi đã làm trên 42 nam và 20 nữ. Khi đó tôi kết luận: Hoa vân cung và hoa vân vòng có tỷ lệ cao hơn, vân móc trục có tỷ lệ thấp hơn. Các đường chính lòng bàn có xu hướng đi tới các miền gần phía cổ tay và có xu hướng ngắn. 3 nếp gấp chính và phụ lòng bàn tay có hình thái phức tạp, xuất hiện nhiều nếp gấp phụ.
Tuy nhiên, phải nói rõ rằng, chỉ dựa trên một số nhóm thì thấy nó thấp hơn hoặc cao hơn chứ không đưa ra khẳng định. Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu hình thái có vai trò tham khảo, không thể coi là các dấu hiệu chẩn đoán quyết định mà nên coi nó như là một dấu hiệu gợi ý quan trọng, cùng với các gợi ý lâm sàng và cận lâm sàng khác", Đại tá, GS.TS Hoàng Văn Lương khẳng định.
Đại tá, GS.TS Hoàng Văn Lương cũng cho rằng, quan niệm nhiều hoa tay thường khéo léo là hoàn toàn không có cơ sở.
Thậm chí, theo nghiên cứu những đứa trẻ chậm phát triển, tâm thần thì một trong các biểu hiện vân tay thường gặp là "tỷ lệ hoa vân vòng cao hơn người bình thường". "Hoa tay" chính là những hoa vân vòng được sắp xếp một cách ngăn nắp ở đầu ngón tay. Cái hoa tay đó chưa nói lên điều gì.
Để khẳng định chính xác thì phải so sánh, làm thành một đề tài nghiên cứu thì mới có kết luận. Những cái đó chưa ai có thể khẳng định cả. Đó là những đề tài mở về lĩnh vực nhân chủng học mà đến giờ chưa có kết luận. Vì thế, trong y học, chúng tôi luôn khuyến cáo là phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán.
Vân hoa tay có 3 ứng dụng: Trong nhân chủng học thì mỗi dân tộc khác nhau có một kiểu vân tay khác nhau. Nhóm 2 là ứng dụng trong pháp y như nhận dạng, tìm hung thủ, làm chứng minh thư. Nhóm 3 là ứng dụng vân da tay trong những bệnh có tính chất di truyền. Ở nhóm 3 này, thế giới đã nghiên cứu nhiều, nhưng để khẳng định thì còn nhiều vấn đề phải bàn lại. Ví dụ như trong các nghiên cứu của tôi về bệnh chậm phát triển tâm thần thì đưa ra được đặc điểm vân tay của họ như thế nào, chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Nhưng xem một vân tay cũng kiểu giống thế mà bảo họ bị tâm thần là không được. Vì cho đến giờ, tất cả mới chỉ dựa trên thống kê thôi.
GS.TS Hoàng Văn Lương.
Theo Tô Thanh (Kiến thức)
1 tháng nữa khánh thành Thuỷ điện Sơn La Thủy điện Sơn La gồm 6 tổ máy. Tổ máy cuối cùng trong tổng thể 6 tổ máy đã chính thức hòa vào lưới điện Quốc gia vào đầu tháng 10 vừa qua. Hiện tại tất cả đã sẵn sàng cho ngày trọng đại tới đây. Chiều 10-11, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban chỉ đạo nhà nước Dự án Thuỷ...