Tháp Tường Long – nơi ‘rồng vàng hạ thế’
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tháp Tường Long ngày nay được xem như ‘ kỳ quan mới’ của quận Đồ Sơn và trở thành địa chỉ tiêu biểu của văn hóa Việt Nam thời Lý – Trần trên vùng đất Hải Phòng với các giá trị quý giá về kiến trúc, hội họa, lịch sử.
Tháp Tường Long, ngọn tháp “rồng vàng hạ thế”. Ảnh: Đức Nghĩa
Nơi thu giữ khí thiêng của trời đất
Cùng với Tháp Bảo thiên ở Kinh đô Thăng Long, tháp Tường Long (phường Ngọc Xuyên, Đồ Sơn) chiếm vị trí đầu bảng trong hàng nghìn công trình Phật giáo được xây dựng dưới thời Lý (1010-1225). Từ trên cao nhìn xuống, bán đảo Đồ Sơn giống như 9 con rồng đang vươn ra biển lớn. Tháp Tường Long tọa lạc trên đỉnh núi Long Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Cửu Long của bán đảo Đồ Sơn. Với vị trí xây dựng trên ngọn núi cao 128m so với mực nước biển, tháp Tường Long cũng được coi là ngọn tháp cao nhất so với các công trình kiến trúc thời bấy giờ.
Tháp Tường Long linh thiêng và huyền bí. Theo sách “Đại Việt sử lược” vào năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây dựng tháp. Sau đó, Người nằm mộng thấy rồng vàng, nghĩ đây là điềm lành nên ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là “Thấy rồng vàng hiện lên” hay “rồng vàng hạ thế”.
Pho tượng Phật A Di Đà tại tầng một của tòa tháp. Ảnh: Phương Thanh
Không chỉ là một danh lam, ngọn tháp quý còn là một địa điểm thể hiện thời kỳ vàng son của đạo Phật Việt Nam. Tương truyền, tháp là nơi “tụ sơn tích thủy” nên thu giữ được khí thiêng của trời đất. Ngọn tháp nhiều tầng như một chiếc cột phát sáng rực rỡ, chiếu rọi đạo pháp đến mọi người thời bấy giờ, đồng thời phản ánh sự hội nhập và khẳng định Phật giáo đã phát triển đến thời đỉnh cao.
Tháp cũng là trạm giao thông liên lạc từ xa gắn với an ninh quốc phòng của quốc gia. Người dân có thể sử dụng khói lửa làm phương tiện thông tin. Trạm giao liên này đồng thời được coi như một vọng gác vững chắc bảo vệ vùng trời, vùng biển ở ven biển của miền Đông Bắc Tổ quốc ta thời bấy giờ. Ngày nay, địa danh này đã được TP Hải Phòng công nhận là điểm du lịch vào năm 2021.
“Chạm” vào lịch sử
Bà Lưu Thị Thu Huyền, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch và quản lý di tích lịch sử quận Đồ Sơn cho biết: Trải qua hàng nghìn năm, tháp Tường Long chỉ tồn tại dưới dạng di tích khảo cổ học. Phế tích chỉ là nền móng tháp hình vuông, lòng tháp rỗng. Nhờ những nhát xẻng, cuốc của bộ đội, dân quân Đồ Sơn thời chống Mỹ cứu nước đào giao thông hào, xây dựng trận địa pháo phòng không đã chạm vào nền tháp cổ, làm bật tung lên những viên gạch quý lạ, trên một mặt có dòng chữ Hán in nổi trong một khung hình chữ nhật “Lý gia đệ tam đế, Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”. Dòng chữ ấy có nghĩa là thời trị vì của vua Lý Thánh Tông, có niên hiệu Long Thụy Thái Bình.
Sau nhiều lần tu bổ, khai quật để tìm hiểu về kiến trúc thời Lý, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hình hài nền móng tháp, nhiều di vật quý còn sót lại. Năm 2017, sau 10 năm khởi công phục dựng, tòa tháp được khánh thành, cao 9 tầng. Bốn góc của chân tháp có độ nghiêng khoảng 190 độ. Vỏ tháp được xây dựng bằng gạch gốm, cách trang trí mang đặc trưng của thời Lý với các hoa văn, họa tiết như đóa sen, đóa cúc, hoa chanh… rất tinh xảo và mềm mại. Ngoài ra, tháp Chùa Tường Long còn có hệ thống tượng Phật, chuông đồng có giá trị lịch sử, đặc biệt là pho tượng Phật A Di Đà bằng đá ngọc thạch nguyên khối đặt trong tầng một của tòa tháp.
Lễ Khai bút đầu xuân tại chân tháp. Ảnh: Phương Thanh
Video đang HOT
Năm 2018, khu trưng bày hố khảo cổ tại chân tháp Tường Long được hoàn thành, trở thành một điểm nhấn thu hút du khách. Trên nền móng hố khảo cổ được chia thành hai khu, một khu trưng bày hiện vật được phục dựng để xây dựng tháp mới, khu còn lại để bài trí những hiện vật từ năm 1058 như: ngói lòng máng, ngói mũi hài, mảnh đất nung khắc hình rồng, tượng uyên ương, mảnh đầu rồng… Những hiện vật có hàng nghìn năm tuổi là tài liệu đắt giá, là nơi giúp du khách cũng như nhân dân có thể “chạm” tới lịch sử xưa kia. Theo thống kê, trong năm 2023, có khoảng 20 vạn khách đã tới chiêm ngưỡng loạt hiện vật cổ hàng nghìn năm tuổi tại ngọn tháp quý này.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tháp Tường Long ngày nay được xem như “kỳ quan mới” của quận Đồ Sơn và trở thành địa chỉ tiêu biểu của văn hóa Việt Nam thời Lý – Trần trên vùng đất Hải Phòng với các giá trị quý giá về kiến trúc, hội họa, lịch sử.
Mỗi năm khi Tết đến, Xuân về, Trung tâm Dịch vụ du lịch và quản lý di tích lịch sử quận Đồ Sơn đều tổ chức Lễ hội xuân cầu may tại tháp Tường Long. Du khách thập phương có cơ hội gửi gắm tâm tư, ước vọng của mình lên cây “điều ước” ngay dưới chân tháp, cầu chúc một năm mới bình an.
Độc đáo tour lặn ngắm san hô ở bán đảo Sơn Trà
Bán đảo Sơn Trà không chỉ là hòn ngọc xanh của thành phố Đà Nẵng với những thảm thực vật quý giá mà còn được thiên nhiên ưu ái dành tặng những rạn san hô rực rỡ sắc màu.
Mới đây, Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng một số doanh nghiệp tổ chức buổi khảo sát, khởi động lại tour lặn ngắm san hô tại bán đảo Sơn Trà.
Vùng biển Đà Nẵng có hệ sinh thái biển rất phong phú với 104,6 ha rạn san hô, 26,2 ha các thảm rong biển và 10 ha thảm cỏ biển với 191 loài san hô cứng tạo rạn, phân bố tập trung ở Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bãi Nồm, Hục Lở...
Các huấn luyện viên lặn biển hướng dẫn du khách cách sử dụng các dụng cụ và các kỹ năng để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các rạn san hô.
Theo ông Nguyễn Đức Vũ, Phó trưởng Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, khi tham gia tour lặn ngắm san hô, du khách có thể xuất phát từ bến cầu tạm tại Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II để đi lặn sâu bằng bình dưỡng khí tại Hòn Sụp hoặc xuất phát từ Bãi Rạng để đi lặn nông, lặn nổi tại Bãi Nam.
Du khách lên thuyền từ Bãi Rạng.
Lần đầu tiên tận mắt thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội dưới những rạn san hô, chị Phương Dung (phường Bình Thuận, quận Hải Châu) không giấu được niềm háo hức. Chị chia sẻ, đi đúng hôm trời nắng đẹp, biển lặng, những rạn san hô ở Bãi Nam rất dày và đẹp, thấy được cả san hô màu hồng, tím xen kẽ nhau trông rất bắt mắt. San hô xếp thành từng mảng, có chỗ trải rộng thành từng thảm trông rất tuyệt vời.
Du khách thỏa thích vùng vẫy dưới làn nước xanh mát, ngắm nhìn từng đàn cá tung tăng bơi lội quanh các rạn san hô qua kính chuyên dụng và ống thở.
Từ một vài doanh nghiệp với 3 phương tiện khai thác tour lặn ngắm san hô, hiện Đà Nẵng có khoảng 20 phương tiện hoạt động thuộc 5 doanh nghiệp và 7 cá nhân khai thác tour này. Trong 6 tháng đầu năm, có khoảng 7.400 lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan Sơn Trà bằng đường biển. Anh Vũ Văn Huy, Công ty dịch vụ du lịch Bãi Rạng Xanh cho biết lượng khách của công ty mỗi năm một tăng. Trung bình mỗi ngày công ty đưa từ 30-40 khách đi lặn biển. Công ty chủ yếu khai thác khách nội địa, trong đó khoảng 80% du khách đến từ các tỉnh phía bắc.
Chuyên khai thác khách Hàn Quốc và đưa vào khai thác tour lặn ngắm san hô tại bán đảo Sơn Trà được gần 1 năm, chị Lê Thị Thùy Dung, Giám đốc Công ty Danang Ocean sport center (DNOC VINA) cho hay, ngoài dụng cụ lặn biển được đầu tư chuyên nghiệp, công ty còn có chuyên gia người Hàn Quốc hướng dẫn an toàn cho khách trước khi xuống nước, nên sau mỗi tour lặn, khách đều có phản hồi rất tốt.
Anh Kim Dong Yob, du khách đến từ Hàn Quốc cho biết, bãi san hô tại bán đảo Sơn Trà rộng, các loại san hô đa dạng, biển xanh, sạch, đẹp, nước trong, nhìn rất rõ san hô và các sinh vật biển. Anh cũng rất hài lòng về dịch vụ và sẽ giới thiệu cho bạn bè, người quen đi ngắm san hô ở đây khi đến Đà Nẵng.
Lặn ngắm san hô ở bán đảo Sơn Trà là trải nghiệm rất thú vị đối với du khách trong nước và quốc tế, tuy nhiên theo đánh giá của ông Nguyễn Đức Vũ, công tác quảng bá, xúc tiến chưa tốt nên chủ yếu là khách tự đến, do đó thời gian tới Ban quản lý sẽ cố gắng quảng bá, tập trung giới thiệu những sản phẩm đặc thù như lặn ngắm san hô, lặn có bình dưỡng khí.
"San hô ở bán đảo Sơn Trà có nhiều chủng loại vẫn còn nguyên sơ và đẹp không thua kém các nơi khác như Nha Trang hay Cù Lao Chàm, tuy nhiên do công tác quảng bá chưa tốt nên khách đến Đà Nẵng thường đi Cù Lao Chàm lặn ngắm san hô chứ không chọn ngắm ở bán đảo Sơn Trà. Chúng tôi cũng rất trăn trở về điều này", ông Vũ chia sẻ.
Bên cạnh san hô cứng vẫn có những rạn san hô mềm, sờ tay vào thấy mềm và mịn như nhung.
Việc khai thác du lịch cần phải đi đôi với việc bảo vệ, giữ gìn các hệ sinh thái biển. Do vậy, mới đây UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quy định về bảo vệ san hô và các hệ sinh thái biển khu vực bán đảo Sơn Trà, theo đó đưa ra các hoạt động cấm tại vùng thả phao để bảo vệ san hô.
BQL cũng bố trí nhân viên trật tự, kiểm tra an ninh, vệ sinh môi trường tuyến điểm, kết hợp với việc tuần tra, bảo vệ san hô. Vào thời gian cao điểm có khách tham gia lặn ngắm san hô, nhân viên trực của BQL sẽ ra thúng và dùng còi nhắc nhở du khách khi vào vùng san hô cạn để tránh tình trạng khách đạp lên san hô, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền cho người dân và du khách để cùng chung tay giữ gìn môi trường biển.
Các rạn san hô ở bán đảo Sơn Trà đẹp không kém những vùng biển khác ở Nha Trang, Cù Lao Chàm.
Để tăng trải nghiệm cho du khách và góp phần bảo vệ các rạn san hô, tháng 8-2015, BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã đưa thúng đáy kính vào hoạt động, thúng được làm bằng chất liệu composite, đường kính 1,9m, chu vi 6m, mặt kính được gia công cường lực với đường kính 70cm. Theo đó, nếu du khách không muốn bơi dưới nước có thể ngắm san hô từ trên thúng.
Những rạn san hô trải dài thành từng thảm rộng, du khách thỏa sức thưởng thức món quà tuyệt đẹp của biển.
Cùng với tour lặn biển, du khách có thể thỏa sức vẫy vùng và trải nghiệm với tour câu cá đại đương, hay thư thái thả mình trên mặt nước để cảm nhận không gian biển trong lành ở bán đảo Sơn Trà.
Lên Sơn Trà ngắm vọoc chà vá chân nâu Men theo tuyến đường rừng lên đỉnh Bàn Cờ, đoàn khảo sát tour ngắm vọoc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà mới thấy được sự ưu đãi đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho hòn ngọc xanh của Đà Nẵng. Giây phút thảnh thơi của hai chú vọoc trong ánh chiều tà. Ảnh Võ Hoàng Vũ Không phải lần...