Thấp thỏm vùng sạt lở
Trong 29 khu vực sạt lở ở cấp độ “đặc biệt nguy hiểm”, có đến sáu vị trí chưa có dự án phòng chống.
“Mấy ngày nay thủy triều dâng cao, cả nhà phải chuyển lên ngủ ở phòng khách nhưng vẫn cứ phập phồng. Mỗi khi có ghe tàu chạy qua, nghe sóng dội vào bờ là phải bật dậy, rọi đèn xem đất phía sau nhà có bị sụp không…” – ông Trần Văn Đực, nhà ở sát bờ rạch Ông Lớn, ấp 1, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè (TP.HCM), lo sợ nói.
Theo xác định của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN TP.HCM, cả hai khu vực rạch Ông Lớn (Phước Kiểng, Nhà Bè) và rạch Tôm đều có nguy cơ sạt lở “đặc biệt nguy hiểm” trong phạm vi dài hơn 1.300 m, chiều rộng 20 m.
Chỉ cho chúng tôi xem hàng cừ phía sau nhà vừa bị nước cuốn ra xa, ông Đực chép miệng: “Tôi đã tốn không biết bao nhiêu tiền mua cừ tràm đóng xuống để giữ đất nhưng chẳng ăn thua. Đất nhà tôi trước đây rộng cả ngàn mét vuông, bị nước kéo sụp xuống sông riết giờ chỉ còn hơn ba trăm mét. Nếu Nhà nước không xây bờ kè, chắc vài năm nữa cũng chẳng còn mét đất nào để ở”. Nghe nói chuyện sạt lở, nhiều người dân kế nhà ông Đực cũng tâm tư: “Sống trong cảnh đêm ngủ chập chờn, lo sợ nhà sụp xuống sông kiểu này riết ai cũng bị yếu tim”.
Đất nhà ông Đực có hàng ngàn mét vuông, giờ sạt lở chỉ còn hơn 300 m2
Video đang HOT
Dọc rạch Tôm, cách cầu Bà Sáu về hạ lưu khoảng 300 m (huyện Nhà Bè), nhiều người dân cũng đang mất ăn mất ngủ vì nhà có thể sạt xuống sông bất cứ lúc nào. “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thường sau những đợt triều dâng cao, nước rút mạnh là sạt lở xảy ra nhiều. Do đó, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tết bà con ở đây sống trong sợ hãi” – ông Hùng, nhà ở khu vực này, lo lắng. Dù nguy hiểm nhưng người dân ở đây cho biết họ phải bám trụ chứ chưa tính đến chuyện chuyển đi nơi khác: “Chúng tôi ở đây đã mấy đời rồi, cuộc sống nghèo khó, không dư dả gì thì làm sao có tiền để mua đất ở chỗ khác”.
Tại bờ trái rạch Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) và ở khu vực gần cầu Giồng Ông Tố (đường Nguyễn Thị Định, quận 2), mỗi khi triều lên, triều xuống, nước rút mạnh là người dân lại đứng ngồi không yên. Trong năm 2011, khu vực rạch Xóm Củi đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng làm bảy căn nhà bị sụp xuống sông. Hiện vẫn có nhiều cụm dân cư vẫn đang sống sát bờ rạch trong khi khu vực này có nguy cơ sạt lở với chiều dài hơn 600 m, rộng 20 m.
Phập phồng chờ dự án
Theo Ban Chỉ huy PCLB&TKCN TP, hiện nay trên địa bàn TP có đến 29 vị trí được xác định sạt lở đang ở cấp độ “đặc biệt nguy hiểm”. Cả ba khu vực rạch Xóm Củi, rạch Tôm, rạch Ông Lớn nói trên đều được xác định là khu vực sạt lở ở cấp độ “đặc biệt nguy hiểm”. Tuy nhiên, hiện các đơn vị liên quan vẫn chưa triển khai thực hiện dự án phòng, chống sạt lở cho những khu vực này. Nằm trong danh sách “đặc biệt nguy hiểm” nhưng chưa có chủ trương xây dựng công trình phòng, chống sạt lở còn có các khu vực: Bờ tả cảng Trường Thọ – bờ hữu cảng Phúc Long (quận Thủ Đức). Ngoài ra còn tám vị trí sạt lở nguy hiểm khác tuy đã có dự án nhưng chưa triển khai thi công công trình chống sạt lở. Các vị trí này gồm: Cuối bờ kè Khu du lịch Công đoàn, cuối bờ kè La San, khu vực sân tennis Lý Hoàng, khu vực thuộc lô D (bán đảo Thanh Đa, Bình Thạnh); kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông (phường 14, quận 8); bờ hữu cầu Phước Lộc (xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè); bờ hữu thượng lưu cầu Long Kiển (huyện Nhà Bè); bờ tả cầu Long Kiển (xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè).
“Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, từ đầu tháng 11, chúng tôi đã có công văn kiến nghị UBND TP yêu cầu Sở GTVT TP đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được phê duyệt. Đối với những vị trí chưa có chủ trương xây dựng công trình, TP chỉ đạo cho UBND các quận, huyện phải thông báo cho dân biết nguy cơ sạt lở ở khu vực mình sinh sống để chủ động phòng tránh. Đồng thời, phải có giải pháp thực hiện ngay việc di dời dân ra khỏi khu vực sạt lở khi cần thiết” – một cán bộ Ban Chỉ huy PCLB&TKCN cho biết thêm.
Theo Dantri
Cần Thơ: Đôi nam nữ "quấn quýt" yêu nhau giữa triều cường
Nước thủy triều dâng cao khiến nhiều cung đường tại TP. Cần Thơ tiếp tục chìm trong nước. Có nhiều đôi nam kéo nhau ra công viên đùa giỡn và 'quấn quýt' ở đây.
Nhiều đôi nam nữ còn ôm nhau, đùa giỡn như chốn không người
Trên các trục đường Hai Bà Trưng, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đình Phùng, đại lộ Hòa Bình, QL91B, nhiều hẻm đường 3/2 và công viên Ninh Kiều bị ngập nặng.
Tại công viên Ninh Kiều, có rất đông người dân đi vào 'nghịch' nước.
Nhiều du khách trong và ngoài nước không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy các đôi nam nữ tắm rất sảng khoái. Nhiều đôi nam nữ còn ôm nhau, đùa giỡn như chốn không người. Cũng có không ít bậc phụ huynh dạy cho con trẻ tập bơi trong công viên ngập nước.
Theo xahoi
Sạt lở làm 4 căn nhà rơi xuống sông Khoảng 10 giờ sáng 16/10, một vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng xảy ra tại ấp 1, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp. Đoạn sạt lở có chiều dài 150 mét, ăn sâu vào đất liền trên 20 mét. Do tốc độ sạt lở khá nhanh nên người dân không kịp di chuyển tài sản. Đã có 4 căn...