Thấp thỏm trước cảnh lũ đại ngàn, đá sạt lở ‘giằng xé’ con đường đến trường của học trò miền núi Lai Châu
Chân bấu đá, vượt lũ đại ngàn, đi tìm con chữ treo lơ lửng bên kia con dốc
Trường Bán trú Tiểu học Thu Lũm nằm ở trung tâm xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu), không chỉ là xã khó khăn nhất, mà còn là xã xa trung tâm huyện nhất. Từ trung tâm huyện Mường Tè đến trung tâm xã Thu Lũm phải mất nửa ngày trời, với đoạn đường khoảng 100km.
Bên này con dốc là trường Thu Lũm nằm chênh vênh – là nơi mang hình hài con chữ; còn phía bên này con dốc là vách đá cheo leo, là miếng mồi ngon của tử thần.
Clip: Con đường đến trường được lót bằng đá núi tua ta, nhọn sắc, chĩa ngược lên trời.
Các thầy cô cũng rất vất vả trên con đường đến lớp
Không chỉ đá, suối cũng ‘hăm dọa’ con người.
Suối chảy cuồn cuộn, gầm thét, suốt ngày đêm. Đặc biệt ‘dữ tợn’ vào mùa mưa lũ. Suối không chừa bất kì thứ gì cản dòng chảy mà nó đi qua, và tất nhiên, bước chân của con người cũng không ngoại lệ.
Chưa ở đâu như ở đây, đường tìm con chữ phải đánh đổi bằng cả tính mạng thế này
Thầy và trò của ngôi trường PTDT Bán trú Tiểu học Thu Lũm chỉ ước gì con đường tìm chữ của mình ít ‘kịch tính’ đi một chút.
Đường đến trường quá ư hiểm nguy và ‘rùng rợn’, chỉ sợ lời than thở của người trong cuộc cũng thấy khó tin. Nhưng đó, lại là sự thật…
Bí mật ‘cay lòng’ trong những chiếc cốp xe
Khi chân người đã mỏi mòn trên con đường đến trường dài thăm thẳm, đã rệu rã vì con dốc cheo leo, vì vấp váp nắng mưa, đá, cây, đất, sỏi… thì đến lúc những con xe đỡ đần, thay cho con người chịu phần cực nhọc.
Xe máy như một cách cứu cánh để các thầy cô đến trường, vào những ngày thời tiết xấu, vào những mùa sạt lở, mưa lũ cao điểm trong năm.
Mở thử mấy chiếc cốp xe, những thứ để trong đó của tất cả thầy cô đều giống hệt nhau…
Một cái bật lửa, chai nước suối, hai gói mì tôm, một con dao, bộ áo mưa và tấm bạt da rắn,…
‘Đây là những vật dụng không bao giờ thiếu trong cốp xe của tôi và rất nhiều các thầy cô giáo khác. Lý do là vì đường núi đi rất hay bị sạt mà giữa núi rừng không có hàng quán gì thì một gói mì tôm ăn sống lúc đói bụng chờ xe xúc tới dọn đường cũng đáng quý lắm.
Đặc biệt vào mùa mưa, có những lúc đang đi thì đường phía trước sạt kín đất đá không đi được, quay xe lại thì lối quay lại cũng bị bịt kín, vậy nên một con dao chặt cây đóng cọc, vải bạt da rắn dùng để dựng lều trú, bật lửa để sưởi ấm nếu cần là rất quan trọng’, thầy Lý Xừ Po – Hiệu trưởng trường PTDT bán trú tiểu học Thu Lũm chia sẻ.
Tính ra, nếu qua một mắt nhìn thơ mộng, mỗi chuyến đến trường đều là mỗi chuyến phiêu lưu. Mỗi người thầy, người cô hóa những chiến binh, vượt núi, ngủ rừng, gốc cây hóa giường, nước mưa thành bát nước lót lòng, đóm lửa leo loét từ bật lửa hóa thứ sưởi ấm thay cho phần được quây quần gia đình.
Chính những những thiên tai, rủi ro, nguy hiểm như thế, đã buộc những người thầy, người cô, những đứa học trò miền núi ‘gồng mình’ trở thành những ‘chiến binh’ trong ‘cuộc chiến’ không có tiếng đạn bom.
Thế thì, ước gì con đường thắp chữ bình yên hơn một chút, bời việc trở thành ‘chiến binh’ như thế gây mủi lòng và thấy khắc nghiệt vô cùng.
"Bóc tem" cầu treo mạo hiểm ở Việt Nam, thái độ tung tăng của anh chàng đi cuối khiến ai cũng trầm trồ
Cây cầu treo ở khu du lịch gần Sapa đã bắt đầu cho những người đầu tiên trải nghiệm thử thách mạo hiểm này.
Như các thông tin đã đưa từ trước đó, tại khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) nằm ngay gần thị trấn Sapa đang chuẩn bị ra mắt trò chơi cầu treo mạo hiểm.
Theo những hình ảnh được chia sẻ trên rất nhiều fanpage, group thì đây là một dạng cầu treo với các tấm gỗ được nối cách nhau, tạo nên một cây cầu treo bắc giữa vách núi cheo leo. Đây là một trò chơi mạo hiểm khá phổ biến tại các khu du lịch ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, mặc dù trò chơi này cũng từng xuất hiện tại một vài địa điểm nhưng ở độ cao như thế này thì gần như chưa từng có.
Cây cầu treo này nằm ngay bên dưới cầu kính Rồng Mây - với độ cao khoảng 2.200m so với mực nước biển, nghĩa là độ cao của cầu treo này cũng rất đáng nể đó!
Sau rất nhiều hình ảnh "nhá hàng", mới đây, đoạn clip một số người đi thử trên cây cầu treo mạo hiểm này đã được đăng tải trên một group về du lịch. Giữa núi rừng bao la, hình ảnh đi trên cây cầu treo lắc lư quả thật khiến nhiều người "khiếp vía" và có lẽ không phải ai cũng đủ can đảm để tham gia thử thách này.
Những người đầu tiên được đi thử trên cầu treo mạo hiểm ở khu du lịch Cầu Kính Rồng Mây (Nguồn: Bùi Quyết - group SAPA Tất Tần Tật).
Đáng chú ý hơn cả, trong số 3 người đang đi trên cầu, thành viên tham gia đi cuối cùng không hề tỏ ra sợ hãi, trái lại còn có vẻ rất hào hứng, bước những bước rất nhanh, nhún nhảy, tung tăng một cách vui vẻ. Điều này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của rất nhiều người xem.
- Tú Linh: Chỉ buồn cười cái ông đi sau cùng.
- Bùi Quyết: Nhoi nhoi, nhoi nhoi rung hết cả cầu.
- Chi Nguyễn: Ông áo đen đi như chó đuổi.
- Hoàng Khánh Linh: Xem cái ô mặc bộ đen đi sau mà cười.
- Ngọc Ánh Nguyễn: Anh đi cuối tung tăng cute thế!
Hiện tại, thông tin về cây cầu này đang thu hút sự chú ý của rất nhiều tín đồ du lịch. Nhiều người đã lên kế hoạch để có thể trải nghiệm tại đây.
Nhận tờ giấy báo chìa khóa xe đã được cất hộ, đọc xong chủ xe càng hốt hoảng vì một lý do Nhiệt tình giúp đỡ nhưng sai cách thế này thì cũng không nên đâu người lạ "tốt bụng"! Nhiều người đi xe máy vẫn hay lơ đãng, quên rút chìa khóa xe. Chẳng vậy mà hình ảnh những vị khách mặt mày rũ rượi vì không tìm thấy chìa khóa rất dễ bắt gặp trong các bãi đỗ xe. Người khác có lỡ...