Tháp nước Hàng Đậu: Di sản cổ kính trong lòng Hà Nội
Vẻ đẹp theo thời gian và sức cuốn hút của tháp nước Hàng Đậu đánh dấu sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, đưa nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong việc tôn vinh vẻ đẹp và di sản văn hóa của Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Tháp nước Hàng Đậu là di sản cổ kính giữa Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Triệu Tâm
Lịch sử hình thành tháp nước Hàng Đậu
Nằm ở vị trí rất đặc biệt ngay đầu phố cổ, tháp nước Hàng Đậu là một điểm trung tâm – nơi giao thoa của 6 con đường gồm phố Hàng Than, Hàng Cót, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Tháp nước Hàng Đậu sừng sững như một pháo đài kiên cố. Đây là công trình được xây dựng năm 1894, trước cả cây cầu Long Biên lịch sử.
Đã gần 130 năm trôi qua, tháp nước cổ vẫn kiên cố nằm trấn giữ Thủ đô yêu dấu. Tháp nước Hàng Đậu có khối hình trụ tròn, đường kính 19m, 3 tầng có tổng chiều cao là 25m, mái có hình chóp nón, ở giữa đỉnh là cột thu lôi. Vật liệu xây dựng chủ yếu là đá hộc, kết hợp với bê tông cốt thép và gạch. Bên ngoài tường được chia đều 18 nhịp theo chu vi. Mỗi nhịp, ở mỗi tầng có 1 ô cửa sổ. Riêng tầng 1 có 17 ô cửa sổ, ô còn lại là cửa đi. Trên đỉnh cửa đi có gắn bảng tên công trình (biển hiện nay là biển mới thay thế biển cũ đã không còn). Các ô cửa đều được cuốn vòm; gờ phân các tầng và diềm mái chi tiết khác nhau – có lẽ để giảm bớt sự đơn điệu.
Video đang HOT
Ở bên trong, tháp có đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250m3, định vị trên đỉnh 8 bức tường đá. Hệ thống đường ống dẫn lên, xuống với những chiếc van bằng thép đến giờ vẫn còn nguyên vẹn, dù đã nhuốm màu thời gian… Thời gian qua đi, tháp nước Hàng Đậu gắn với sự đổi thay của TP, là chứng nhân lịch sử đi cùng năm tháng, được người dân yêu quý như chính những con phố cổ vậy.
Các công trình được xây dựng thường mang theo sự “lãng mạn”, kiểu cách nên việc tạo hình, từ vòm cửa đến các cửa sổ của tháp nước cũng được áp dụng phong cách kiến trúc này một cách triệt để. Các thức cột cổ điển, các mô típ trang trí cửa sắt, đường cuốn phân tầng hay hình khối đan xen đều tạo nên vẻ uy nghi, lừng lững cho tháp nước.
Trong cuốn Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn cũng nhắc đến tên gọi khác của tháp nước Hàng Đậu rằng: “Cạnh phía Đông vườn hoa cách con đường cái là một cái tháp nước cao hình tròn, chân tháp xây bằng đá xanh. Tháp khá lớn, choán hết một khoảng đất rộng, dân chúng thường gọi là “nhà máy Nước tròn”. Con đường xe điện từ Bờ Hồ lên Bưởi và con đường xe điện Cửa Nam – Yên Phụ đi qua đây lượn vòng quanh tháp nước”.
Khi tháp nước Hàng Đậu được “khoác tấm áo mới”
Mới đây, tháp nước Hàng Đậu mở cửa đón chào người dân và du khách đến tham quan triển lãm Pavilion: “Sắp đặt nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu”, là một trải nghiệm không gian nghệ thuật sắp đặt ánh sáng từ vật liệu tái chế và hệ thống sắp đặt âm thanh của nước. Tháp nước Hàng Đậu cấu thành từ những khối hình trụ gồm các bức tường vòm tròn, tạo nên hướng đi độc đáo.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Thành (một trong những tác giả của Không gian sắp đặt Nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu) chia sẻ: “Khi chúng tôi khảo sát không gian bốt Hàng Đậu thì lúc đấy nó bao trùm bởi bóng tối, tôi nhận thấy rằng chúng ta phải đưa ra nhiệm vụ chiếu sáng rất đặc biệt. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chiếu sáng, phải làm sao thể hiện được cấu trúc hình tròn của bốt Hàng Đậu, thứ 2 là vật liệu xây dựng. Ví dụ như không gian kiến trúc của bốt Hàng Đậu là hình tròn thì chúng tôi đã sử dụng phương pháp chiếu sáng, dùng cái light sáng chạy toàn không gian, có tính liên tục và dẫn hướng cho toàn bộ công chúng đi xem toàn bộ không gian đó”.
Bước chân vào bên trong tháp nước, du khách được chiêm ngưỡng “con đường ánh sáng”, tạo bởi hệ thống đèn LED trải dài hai bên đường đi lát gỗ, dưới nền là lớp sỏi, đá nhỏ. Trên các nền tảng MXH, những bài đăng liên quan tháp nước trăm tuổi này luôn nhận được lượng tương tác lớn, phần nào cho thấy giới trẻ hiện tại đã quan tâm nhiều hơn tới những giá trị xưa cũ.
“Từng đi qua phường Quán Thánh nhiều lần, nhưng ký ức trong tôi về tháp nước Hàng Đậu không nhiều. Qua triển lãm này, tôi ấn tượng với cách bài trí không gian bên trong tháp nước, đặc biệt là âm thanh nước chảy sống động. Tại đây, tôi vừa được chiêm ngưỡng không gian nghệ thuật đặc sắc, vừa có dịp tìm hiểu về di sản văn hóa Thủ đô”, anh Trần Đức Nam (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Tháp nước Hàng Đậu không chỉ đơn thuần là một di sản văn hóa quý báu mà còn là một biểu tượng đẹp đọng lại trong lòng Thủ đô Hà Nội. Với vai trò gợi nhắc về quá khứ với những câu chuyện lịch sử, việc “khoác tấm áo mới” cho tháp đã đóng góp không nhỏ vào việc duy trì và phát triển dòng chảy văn hóa đặc trưng của TP. Đó cũng là cơ hội để công trình kiến trúc này tồn tại và trở thành điểm thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi khi tới Hà Nội, hứa hẹn những kết nối với các điểm tham quan khác xung quanh.
Ông Đỗ Đình Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội cho biết: “Chúng tôi mong muốn cải tạo tháp nước Hàng Đậu thành một không gian nghệ thuật, nhằm “đánh thức” các di sản, hòa nhịp cùng dòng chảy đô thị mới. Đây là cơ hội để mọi người cùng nhau chứng kiến sự nỗ lực, thay đổi tích cực của cộng đồng sáng tạo và sự vào cuộc của các ban, bộ, ngành liên quan đến di sản của Thủ đô”.
Tháp nước Hàng Đậu: Dấu ấn một Hà Nội cổ kính
Tháp nước Hàng Đậu - một công trình kiến trúc di sản được xây dựng từ thời Pháp, là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, tới đây sẽ mở cửa cho khách tham quan.
Người dân đang háo hức chờ đợi để được mục sở thị bên trong công trình kiến trúc nổi tiếng này.
Thuộc sở hữu của Nhà máy nước sạch Hà Nội, nhưng từ khi Nhà máy nước được nâng cấp thì vai trò của tháp nước không còn. Trước đây tháp nước được ví như là "công trình văn minh đầu tiên", làm thay đổi bộ mặt của Thủ đô Hà Nội. Giai đoạn cuối thế kỷ 19, ở Hà Nội có khá đông người Âu gặp một số trận dịch bệnh nặng nề khiến đại diện nước Pháp, đứng đầu là Tổng trú sứ Paul Bert chết. Điều này khiến người Pháp phải hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch giống châu Âu, thay vì dùng nước giếng, nước mưa hay nước ao. Năm 1894, tháp nước Hàng Đậu được xây dựng trước hết để phục vụ bộ máy cai trị và binh lính Pháp; phần thừa ra mới cung cấp cho người dân phố cổ.
Tháp nước Hàng Đậu.
Theo các tài liệu lưu trữ thì tháp nước Hàng Đậu có kiến trúc hình trụ, cao khoảng 25m với phần mái chóp nhọn, được làm từ đá hộc, xi măng cốt thép, dung tích 1.250m3. Đá làm bốt được lấy từ đá phá thành Hà Nội vào năm 1894.
Tới những năm 1960, chức năng chính của tháp nước mới ngừng khi nâng cấp Nhà máy nước Yên Phụ và thay đổi công nghệ truyền dẫn nước sạch. Đến nay, tuy về chức năng sử dụng thì không còn nhưng tháp nước Hàng Đậu luôn là một công trình kiến trúc đẹp mắt, khiến người Hà Nội tự hào. Nằm ở ngã sáu của các con phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng, chếch qua bên phải, qua phố Trần Quang Khải phía bên kia là cầu Long Biên - một công trình kiến trúc nổi tiếng khác của Hà Nội, tháp Hàng Đậu là điểm đầu tiên của 6 con phố cổ của Hà Nội. Quanh tháp là con đường vòng uốn lượn với phố cổ sầm uất, đông đúc, điểm đến của nhiều du khách nước ngoài. Phố Phan Đình Phùng với hàng cây sấu cổ thụ, quanh năm tỏa bóng mát; phố Hàng Than với món bánh cốm, bánh phu thê, thứ bánh chủ đạo trong các lễ ăn hỏi và cũng là món quà độc đáo cho những người khách khi đi xa; phố Hàng Lược là chợ hoa nổi tiếng; phố Hàng Giấy nhỏ cổ kính; phố Quán Thánh cổ kính, sầm uất, là nơi bắt nguồn và kết thúc của rất nhiều con phố nhỏ trong lòng phố cổ... Với vị trí đắc địa như vậy, cộng với tự thân đã là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo, tháp nước Hàng Đậu khiến người Hà Nội tự hào.
Với vị trí quá đẹp như vậy nên tháp nước Hàng Đậu hôm nay luôn là điểm đến của những người yêu nghệ thuật. Những ngày đông giá này, khi những cây bàng bắt đầu rụng lá khẳng khiu, những cơn gió lạnh thổi về càng tôn lên vẻ đẹp cổ kính của tháp nước Hàng Đậu.
Nằm trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, đây là dịp để tháp nước Hàng Đậu mở cửa cho khách tham quan. Những ai yêu công trình kiến trúc độc đáo này sẽ được tận mắt chứng kiến bên trong của tòa nhà để thỏa mãn mọi sự yêu mến và tự hào.
Chiêm ngưỡng 'con đường ánh sáng' tại tháp nước Hàng Đậu Sáng ngày 17/11/2023 tháp nước Hàng Đậu (quận Ba Đình, Hà Nội) chính thức mở cửa đón du khách thăm quan trải nghiệm không gian nghệ thuật nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023. Tháp nước Hàng Đậu trên con phố Hàng Đậu, phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam ) Từ 8 giờ...