“Thập niên 80 nếu có tàu sân bay, Trung Quốc đã đánh toàn bộ Trường Sa”?!
Tống Trung Bình cho rằng khi đó có cơ hội thôn tính toàn bộ Trường Sa, nhưng vì sợ sức mạnh không quân Việt Nam nên chỉ dám đánh chiếm 6 bãi đá rồi rút.
Tống Trung Bình đang lộng ngôn “chém gió” trên đài Phượng Hoàng”.
Chương trình bình luận thời sự “Mỗi hổ ngồi một chỗ đàm thoại” hôm 28/2 của đài Phượng Hoàng, Hồng Kông có quan điểm thân Bắc Kinh tiếp tục bình luận xuyên tạc, tuyên truyền cho cái gọi là chủ quyền (vô lý, phi pháp) mà Trung Quốc yêu sách với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tống Trung Bình, một nhà bình luận thời sự nói rằng Trung Quốc vì không thể khống chế bầu trời BIển Đông nên máy bay nước này không thể bay ra Trường Sa rồi lại bay về. Nếu Bắc Kinh sớm có tàu sân bay, Trung Nam Hải sẽ đánh chiếm toàn bộ 29 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà người Việt đang đóng giữ.
Video đang HOT
Ông Bình rêu rao, cuối những năm 1980 cả Mỹ, Nhật Bản và Nga đều không mấy chú ý đến Biển Đông lúc đó muốn đánh chiếm thôn tính Trường Sa là tương đối dễ. Năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma và 5 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa, Tống Trung Bình cho rằng khi đó có cơ hội thôn tính toàn bộ Trường Sa, nhưng vì sợ sức mạnh không quân Việt Nam nên chỉ dám đánh chiếm 6 bãi đá rồi rút.
Tại sao Trung Quốc lại rút lui sau khi chiếm 6 bãi đá, theo ông Bình là vì Bắc Kinh không thể kiểm soát được bầu trời, Trường Sa cách Trung Quốc quá xa, khoảng 1500 km, máy bay Trung Quốc không thể bay từ đất liền ra ngoài đó. Lúc đó mà Bắc Kinh có một tàu sân bay, chắc chắn sẽ đánh chiếm 29 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô của Việt Nam, Tống Trung Bình tự đắc lên giọng xâm lược.
Châu Húc Đông, một khách mời khác của đài Phượng Hoàng ngông cuồng hơn khi tuyên bố không đồng ý với Tống Trung Bình, không phải vì thiếu hàng không mẫu hạm, mà bất cứ lúc nào Trung Nam Hải cũng có thể đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa, vấn đề là Trung Nam Hải có “dám chơi” hay không.
Trong khi cả thế giới và khu vực đang đặc biệt quan ngại trước các hành động leo thang, thay đổi hiện trạng ở 6 bãi đá ngoài quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo phi pháp, đặt căn cứ quân sự uy hiếp hòa bình, đe dọa an ninh ổn định trong khu vực, việc giới truyền thông và một số học giả diều hâu Bắc Kinh lên giọng thôn tính xâm lược Trường Sa khiến dư luận càng thấy rõ dã tâm bành trướng, biến Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh – PV.
Theo Giáo Dục
Chuyên gia vạch điểm yếu của tàu sân bay Trung Quốc
Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, Trung Quốc cần thêm rất nhiều chiến đấu cơ để hoàn thiện Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ.
Tàu sân bay Liêu Ninh còn thiếu các loại chiến đấu cơ chiến lược. Ảnh: AFP
Trong một bài báo trên Shanghai Morning Post, Cao Dongwei, đại tá cấp cao đồng thời là thành viên Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho hay Bắc Kinh có 24 "cá mập bay" J-15, 6 trực thăng chống tàu Z-18F, 4 trực thăng cảnh báo sớm Z-18J và hai trực thăng cứu hộ Z-9C để phục vụ tàu sân bay Liêu Ninh.
Tuy nhiên, tạp chí quân sự Defense News có trụ sở tại Washington dẫn lời ông Roger Cliff, thành viên thuộc tổ chức Sáng kiến An ninh châu Á tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho hay mọi thiết bị quân sự gồm phi cơ và tàu sân bay của Trung Quốc đều được thiết kế dựa trên các hệ thống nước ngoài. Liêu Ninh là hàng không mẫu hạm do Nga sản xuất, trong khi trực thăng là sản phẩm dựa trên thiết kế của hãng Eurocopter hay chiến đấu cơ F-15 cũng là bản sao của tiêm kích Sukhoi Su-33 của Moscow.
Trung Quốc đã dành một thập kỷ để tân trang tàu sân bay từ thời Xô Viết mà họ mua lại từ Ukraine trước khi vận hành nó với tên Liêu Ninh vào năm 2012. Tàu sân bay duy nhất hiện nay của Trung Quốc chậm và nhỏ hơn so với các tàu sân bay Mỹ. Nó không thể chở nhiều phi cơ.
Richard Fisher, một chuyên gia thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế, nhận định tàu sân bay Liêu Ninh có thể thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ cho tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân. Tuy nhiên, nó vẫn cần phải mở rộng khả năng hỗ trợ trên đất liền mới có thể chống tàu sân bay của Mỹ. Hơn thế, theo Fisher, tàu sân bay Liêu Ninh vẫn thiếu radar tầm xa và máy bay chống ngầm cánh cố định.
Trong khi đó, James Bussert, đồng tác giả cuốn Hải quân Nhân dân: Công nghệ hệ thống chiến đấu, nhận định Liêu Ninh cần phải có thêm máy bay tuần tra hàng hải trên bờ - như Tupolev Tu-154 ASW, máy bay cảnh báo sớm Shaanxi Y-8.
Theo Tri Thức
'Gã khổng lồ' của Không quân Việt Nam Đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển quân và vũ khí trong kháng chiến chống Mỹ, trực thăng Mi-6 đã góp sức rất lớn trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Trực thăng Mi-6 là sản phẩm của hãng Mil Moscow thiết kế sản xuất từ giữa những năm 1950. Mi-6 cất cánh lần đầu tháng 9/1957, chính thức đưa vào phục vụ từ...