Thắp lên niềm tin 2014

Theo dõi VGT trên

Thế giới khép lại năm 2013 được cho là một năm đầy khó khăn khi nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa thể phục hồi sau khủng hoảng, trong khi các điểm nóng cùng mối quan hệ giữa các cường quốc vẫn tăng nhiệt. Song những tia hy vọng ló rạng từ cuối năm bĩ cực này có thể thắp lên thành niềm tin tăng trưởng ổn định hơn trong năm 2014.

Thắp lên niềm tin 2014 - Hình 1

Triển vọng kinh tế thế giới sáng sủa hơn nhờ sự phục hồi của các cường quốc kinh tế

Cho dù các định chế tài chính lớn nhất và giới chuyên gia kinh tế có những đánh giá khác nhau về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2014 song tất cả cùng nhìn nhận tích cực về các tín hiệu lạc quan xuất hiện từ cuối năm 2013 ở các trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới cũng như các đầu tàu kinh tế mới nổi. Những chuyển biến tích cực này nếu tiếp tục được duy trì trong năm tới sẽ là động lực để đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng bùng phát từ năm 2008.

Khoảng 6 năm trước, cuộc khủng hoảng tài chính khởi phát từ nền kinh tế Mỹ đã nhanh chóng lây lan rồi nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu vào cuộc đại suy thoái tồi tệ nhất kể từ đầu những năm 1930. Song lúc này tín hiệu tích cực nhất cũng lại xuất hiện từ chính nước Mỹ khi kinh tế cường quốc này đạt mức tăng trưởng tới 4,1% trong quý III năm 2013 – mức cao nhất trong nhiều năm qua, tạo tiền đề cho mức tăng trưởng được dự báo 2,7% năm 2014, tăng khá nhiều so với mức 1,7% của năm 2013.

Cùng với Mỹ, kinh tế châu Âu và Nhật Bản hứa hẹn cũng sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2014. Trong khi nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự báo sẽ thoát đáy khủng hoảng với mức tăng trưởng 0,9% vào năm 2014 thì kinh tế Nhật Bản cũng có thể đạt mức tăng trưởng tới 2% cùng năm nhờ những biện pháp kích thích kinh tế và hiệu ứng tích cực từ học thuyết Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe.

Là đầu tàu tăng trưởng của toàn cầu trong những năm khủng hoảng vừa qua, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… được cho là sẽ tiếp tục duy trì phong độ trong năm 2014. Đáng chú ý là nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng cao nhờ vào những cải cách theo hướng tự do hóa mà Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra tháng 11 vừa qua.

Nếu như triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2014 là rõ ràng và sáng sủa thì tình hình chính trị, an ninh và ổn định thế giới năm nay vẫn khó dự báo. Ngoài điểm tích cực là cuộc chiến tại Syria khó bùng phát thành cuộc chiến quy mô lớn với sự can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây hay thỏa thuận quan trọng trong vấn đề hạt nhân của Iran, mối quan hệ giữa các cường quốc hàng đầu thế giới như giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc, cùng với đó là tình hình trên bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, biển Hoa Đông… đều khó lường.

Thắp lên niềm tin 2014 - Hình 2

Kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới sẽ phục hồi mạnh trong năm 2014

Vùng Đông Bắc Á với một điểm then chốt diễn biến ở CHDCND Triều Tiên, rộng ra là Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập cuối năm 2013 trên biển Hoa Đông, tranh chấp lãnh thổ Senkaku/Điếu Ngư… sẽ quyết định tình hình không chỉ khu vực này mà một phần quan trọng của thế giới dịu đi hay căng hơn trong năm 2014. Ngoài ra, thế giới năm nay còn bị chi phối bởi các mối quan hệ giữa các cường quốc như các cặp quan hệ Mỹ-Nga, Mỹ-Trung Quốc, Nga-châu Âu…

Dù khó quả quyết thế giới sẽ ra căng hay hòa dịu hơn song có điều khắc chắn là quốc gia nào cũng đều coi trọng hòa bình và ổn định để tập trung phát triển kinh tế vốn hồi phục còn chưa thật vững chắc. Điều đó giúp thắp lên niềm tin vào năm 2014 thoát đáy khủng hoảng và ổn định hơn.

Theo ANTD

Video đang HOT

Cuộc đua vũ khí hủy diệt vệ tinh của các cường quốc

Là những cường quốc quân sự trên thế giới, cả Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tăng cường phát triển vũ khí công nghệ cao của mình, trong đó có vũ khí chống vệ tinh.

Chương trình phát triển vũ khí vũ trụ của Mỹ

Hồi năm 2008, một vệ tinh hỏng chứa hóa chất độc hại đã được quân đội Mỹ bắn hạ, để hóa chất và các mảnh vỡ của nó không gây hại cho trái đất. Nhưng sự kiện này làm dấy lên mối lo ngại rằng các chương trình chống vệ tinh có thể biến vũ trụ thành bãi chiến trường.

Ngay từ năm 1997, từ bang New Mexico, quân đội Mỹ đã phát chùm tia laser vào chiếc tàu vũ trụ của Mỹ. Năm 2001, một hội đồng do Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld lãnh đạo đã cảnh báo rằng, nếu không đẩy nhanh nhịp độ phát triển vũ khí trên vũ trụ, Mỹ rất có thể phải đối mặt với "Sự kiện Trân Châu cảng trên vũ trụ".

Sau đó, Mỹ đã khởi động chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí trên vũ trụ mang tên "Hỏa tinh". Được biết, mục đích của chương trình này là nhằm "có được kỹ thuật đặc biệt về chế tạo vũ khí tia laser năng lượng cao". Tia laser với sức công phá mạnh có thể phá hủy vệ tinh nhân tạo.

Quan chức cấp cao chuyên trách giám sát phát triển vũ khí laser trên vũ trụ của Lầu Năm Góc cho biết, "Hỏa tinh" là chương trình thận trọng và cần thiết, bởi vì kể từ nay đến mấy chục năm tới, Mỹ cần phải bảo vệ vệ tinh của mình khỏi bị tấn công.

Tháng 10/2006, "Chính sách vũ trụ Quốc gia" được Tổng thống Mỹ Bush ký thông qua, đã cho thấy một cách rất rõ ràng rằng Mỹ sẽ loại bỏ thế lực "thù địch" và nắm quyền kiểm soát vũ trụ. "Chính sách vũ trụ Quốc gia" đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch quân sự hóa trên vũ trụ của Mỹ.

Bước sang năm 2007, quân đội Mỹ tích cực ấn định kế hoạch tác chiến trên vũ trụ, cơ quan nghiên cứu khoa học bắt đầu thúc đẩy triển khai trang bị quân sự trên vũ trụ. Quân sự hóa vũ trụ do Mỹ sắp đặt đã từ kế hoạch trở thành hiện thực.

Hành động tích cực thúc đẩy kế hoạch vũ khí trên vũ trụ của Mỹ đã thu hút sự quan tâm của các cường quốc vè vũ trụ không giạn. Tính tới tháng 12/2013, tàu không gian không người lái X-37B của Mỹ đã có trọn một năm hoạt động trong không gian.

Đến nay, nhiệm vụ và chức năng của con tàu vẫn được giữ tuyệt mật, làm nảy sinh rất nhiều đồn đoán. Theo chuyên trang Space.com, tàu này có thể cho phép quân đội Mỹ nhanh chóng thay thế những vệ tinh bị tiêu diệt trong trận chiến không gian.

Cuộc đua vũ khí hủy diệt vệ tinh của các cường quốc - Hình 1

Đồ họa vũ khí tấn công vệ tinh

Kẻ hủy diệt vệ tinh của Nga

Trước sự tiến bộ về chương trình khoa học không gian, đặc biệt là những nghi ngờ về chương trình phát triển vũ khí tấn công vệ tinh của Mỹ, Nga không muốn mình là kẻ đứng ngoài cuộc.

Tính đến năm 2006, Nga đã công bố "Chương trình vũ trụ liên bang 10 năm" nhằm tăng cường thực lực vũ trụ của Nga. Căn cứ vào chương trình này, vũ khí phòng chống vệ tinh là dự án phát triển trọng điểm của Nga. Hiện nay, Nga chủ yếu nghiên cứu chế tạo hai loại vũ khí phòng chống vệ tinh lớn. Năm 2007, dự toán ngân sách tài chính dành cho dự án vũ trụ Liên bang của Nga sẽ vượt 50 tỉ rúp.

Căn cứ vào chương trình hữu quan, trong 10 năm tới, vốn đầu tư vào lĩnh vực vũ trụ của Nga sẽ vượt mức kỷ lục, 486,8 tỉ rúp. Ngoài ra, Nga còn đề ra nhiều chương trình tác chiến khác trên vũ trụ nhằm đánh trả vệ tinh quân sự trong tương lai.

Sau sự kiện Liên Xô bắn rơi máy bay do thám U-2 của Mỹ vào năm 1960, nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev quyết định phải tìm cách dập tắt mối nguy hiểm đến từ vệ tinh do thám trên không gian, đặc biệt là chương trình SAINT của Mỹ, vốn được bí mật phát triển vào cuối những năm 1950 và công khai vào năm 1960, theo trang tin Popular Mechanics.

Ban đầu, các chuyên gia cân nhắc thử nghiệm tàu không gian được trang bị tên lửa, nhưng lúc đó ý tưởng này quá khả năng thực tiễn. Tiếp theo, cha đẻ của chương trình không gian Liên Xô là Sergei Korolev đề nghị dự án phóng tên lửa liên lục địa R-7 mang theo thiết bị đánh chặn có thể phóng thẳng vào mục tiêu đã định tầng địa tĩnh, còn chuyên gia Vladimir Chelomei cho rằng nên triển khai một thiết bị tự hành trên quỹ đạo, tự động áp sát vệ tinh địch, phát nổ ở cự ly gần và phá hủy hoàn toàn mục tiêu.

Vào năm 1960, Điện Kremlin quyết định chọn ý tưởng của Chelomei. Mang tên Istrebitel Sputnikov (tức Kẻ hủy diệt vệ tinh, viết tắt IS), phi thuyền được gắn 17 thiết bị đẩy và được hỗ trợ bởi một hệ thống phức tạp gồm các trạm trải khắp lãnh thổ Liên Xô để dò tìm dấu vết các vệ tinh địch và phát lệnh dẫn đường.

Sau nhiều cuộc thử nghiệm, đến tháng 11/1968, Liên Xô đánh chặn thành công và phá hủy mục tiêu đặt sẵn trên quỹ đạo, theo trang Russiaspaceweb.com. Tuy nhiên, phải mất thêm hơn 10 năm để hoàn chỉnh hệ thống. Năm 1978, một tên lửa liên lục địa R-36 mang theo thiết bị IS được phóng lên từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan đến thẳng mục tiêu chỉ trong vòng 1 giờ rưỡi.

Từ đó, kế hoạch "sát thủ vệ tinh" của Liên Xô liên tục được nâng cấp với các ý tưởng đột phá như thiết lập các trạm chiến đấu trên quỹ đạo và vũ khí laser. Đầu thập niên 1990, Liên Xô rồi sau đó là Nga bắt tay vào dự án IS-MU nhằm xây dựng khả năng đuổi theo vệ tinh địch. Nhưng do tình hình Nga lúc đó, Tổng thống Boris Yeltsin tuyên bố chấm dứt dự án.

Đến năm 2000, chương trình chống vệ tinh Nga cuối cùng có dấu hiệu hồi sinh, khi Mỹ và Trung Quốc liên tục phô diễn khả năng tấn công và hủy diệt vệ tinh.

RIA Novosti dẫn lời Tổng giám đốc Cơ quan Không gian liên bang Vladimir Popovkin tuyên bố Nga vẫn duy trì năng lực bảo vệ không gian với hệ thống Naryad-V. "Chúng tôi không thể ngồi yên và nhìn những nước khác hành động. Tôi chỉ có thể nói rằng các dự án tương tự cũng đã được Nga hoàn tất", ông Popovkin nói.

Russiaspaceweb.com dẫn các nguồn tin cấp cao cho hay, Naryad-V nói nôm na là một loại vũ khí diệt vệ tinh kế thừa của IS thời Liên Xô. Nhờ thiết bị vận hành hiện đại mang tên Briz-K, vũ khí này có thể "lờ lững" trong thời gian dài trên quỹ đạo để chờ lệnh. Sau khi nhận chỉ thị từ mặt đất, Naryad-V sẽ đặt mục tiêu vào tầm ngắm rồi phóng đầu đạn tấn công tiêu diệt.

Naryad-V được phóng lên bằng tên lửa đẩy Rockot, phiên bản điều chỉnh của tên lửa đạn đạo UR-100NU. Ngoài ra, theo tờ Izvestia, Nga cũng đang tìm cách khôi phục lại chương trình phát triển tên lửa phá hủy vệ tinh chở trên máy bay mang tên Kontakt, vốn đã bị ngưng từ năm 1989.

Giới phân tích lo ngại rằng, cuộc đọ sức giành "quyền kiểm soát trên vũ trụ" rất có thể dẫn tới sự đối đầu quân sự trên vũ trụ giữa các nước, trong khi đó việc triển khai vũ khí trên vũ trụ sẽ đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới.

Cuộc đua vũ khí hủy diệt vệ tinh của các cường quốc - Hình 2

Tên lửa Trường Chinh-3B mang tàu vũ trụ Hằng Nga-3 rời bệ phóng ngày 2/12

Trung Quốc không đứng ngoài cuộc

Là một cường quốc quân sự mới nổi, Trung Quốc cũng không muốn đứng ngoài cuộc đua phát triển vũ khí tấn công vệ tinh. Chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc được đánh dấu sau vụ thử tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007, quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển từ 20-30 tên lửa chống vệ tinh nhằm cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến vũ trụ, trang Strategy Page đưa tin.

Trong một bài viết mang tựa đề "Âm mưu của Trung Quốc trong vũ trụ", Strategy Page cho hay Trung Quốc sẽ có trên 200 vệ tinh đến năm 2020. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 vụ phóng vệ tinh thương mại, đưa 36 vệ tinh lên quỹ đạo cho tới nay.

Strategy Page cho biết thêm, từ nay đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có trên 200 vệ tinh. Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 vụ phóng vệ tinh thương mại, đưa 36 vệ tinh lên quỹ đạo cho tới nay.

Do sự tiến bộ về công nghệ, Trung Quốc giờ đây có thể phóng số vệ tinh đó chỉ trong 18 tháng. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phóng 30 vệ tinh mỗi năm.

Hiện nay, trong số 900 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, gần một nửa trong số đó là của Mỹ. 25 trong số các vệ tinh đó được sử dụng cho mục đích quân sự. Để ngăn chặn sự độc quyền của Mỹ trên vũ trụ, quân đội Trung Quốc đã phát động hàng loạt chương trình để phá hủy hoặc chặn các vệ tinh đối phương bằng tên lửa và laser.

Đặc biệt là vào ngày 2/12, Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Hằng Nga-3 để đưa xe thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc lên mặt trăng. Theo Tân Hoa xã, đây là những bước đầu tiên của Bắc Kinh tiến tới mục tiêu xây dựng trạm nghiên cứu trên mặt trăng vào năm 2020.

Trang tin Breitbart dẫn lời giới quan sát tỏ ra lo ngại rằng từ trạm nghiên cứu đến căn cứ quân sự không phải là con đường quá dài, trong khi việc phóng thành công Hằng Nga-3 chứng tỏ Trung Quốc có khả năng phóng tên lửa mang nhiều đầu đạn cùng tấn công một nhóm mục tiêu.

Vụ phóng tên lửa chống vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2007 và tàu tàu vũ trụ Hằng Nga-3 lên Mặt trăng thành công đã cho thấy quyết tâm của Trung Quốc nhằm đóng một vai trò lớn trong các hoạt động vũ trụ quân sự và để chứng tỏ với thế giới, mà đặc biệt là Mỹ, rằng Bắc Kinh có khả năng đánh chặn bất kỳ vệ tinh nào trên vũ trụ.

Báo chí Nga nhận định, chương trình vũ khí laser trên vũ trụ của Mỹ và đặc biệt là Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu, nếu muốn hoàn thành, có lẽ còn phải bỏ ra nhiều năm nữa. Nhưng vũ khí trên vũ trụ là một vấn đề có thể đe dọa tới hòa bình và an ninh toàn cầu. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần phải sớm đi đến nhận thức chung, cấm triển khai vũ khí và chạy đua vũ khí trên vũ trụ.

Theo Đất việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại họcCảnh sát Thái Lan bị phạt 16 tháng tù giam vì làm chết linh vật của trường đại học
15:33:26 14/01/2025
Khu nhà giàu California hoang tàn sau thảm họa cháy rừngKhu nhà giàu California hoang tàn sau thảm họa cháy rừng
21:26:55 12/01/2025
Chuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất muaChuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất mua
15:19:05 13/01/2025
Iran lần đầu tiên hé lộ 'thành phố tên lửa ngầm', cảnh báo Mỹ, IsraelIran lần đầu tiên hé lộ 'thành phố tên lửa ngầm', cảnh báo Mỹ, Israel
19:51:55 12/01/2025
Ứng dụng tập thể dục vô tình làm lộ bí mật tàu ngầm hạt nhân PhápỨng dụng tập thể dục vô tình làm lộ bí mật tàu ngầm hạt nhân Pháp
13:08:50 14/01/2025
Los Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừngLos Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừng
21:47:43 13/01/2025
Công tố viên đặc biệt từ chức sau khi nộp báo cáo điều tra về ông TrumpCông tố viên đặc biệt từ chức sau khi nộp báo cáo điều tra về ông Trump
21:37:49 12/01/2025
Nhiều tổng thống Mỹ từng muốn mua GreenlandNhiều tổng thống Mỹ từng muốn mua Greenland
20:51:52 12/01/2025

Tin đang nóng

Sốc: 1 nữ ca sĩ tố bị thầy giáo giam cầm cưỡng bức, công bố ảnh bị đánh bầm tím gây chấn động showbizSốc: 1 nữ ca sĩ tố bị thầy giáo giam cầm cưỡng bức, công bố ảnh bị đánh bầm tím gây chấn động showbiz
13:57:49 14/01/2025
Nóng: 1 Á hậu Vbiz chuẩn bị làm lễ dạm ngõ?Nóng: 1 Á hậu Vbiz chuẩn bị làm lễ dạm ngõ?
16:43:00 14/01/2025
Phạm Quỳnh Anh làm gì với Gil Lê sau khi bị chỉ trích vì câu "xin lỗi em"?Phạm Quỳnh Anh làm gì với Gil Lê sau khi bị chỉ trích vì câu "xin lỗi em"?
14:59:33 14/01/2025
Màn biến hình chưa từng có của Minh Hằng tại WeChoice Awards, xử lý tình huống mượt mà thế này!Màn biến hình chưa từng có của Minh Hằng tại WeChoice Awards, xử lý tình huống mượt mà thế này!
14:01:44 14/01/2025
Hot nhất MXH: Địch Lệ Nhiệt Ba và Hoàng Cảnh Du chia tay?Hot nhất MXH: Địch Lệ Nhiệt Ba và Hoàng Cảnh Du chia tay?
13:54:57 14/01/2025
Chồng sắp cưới của Á hậu Phương Nhi là ai?Chồng sắp cưới của Á hậu Phương Nhi là ai?
18:33:00 14/01/2025
Nhận được 2,4 tỷ đồng chuyển khoản nhầm, người đàn ông nhanh chóng gửi trả lại cho đối phương nhưng nhận thấy điều bất thường liền lập tức báo cảnh sátNhận được 2,4 tỷ đồng chuyển khoản nhầm, người đàn ông nhanh chóng gửi trả lại cho đối phương nhưng nhận thấy điều bất thường liền lập tức báo cảnh sát
17:47:29 14/01/2025
HOT: Á hậu Phương Nhi tổ chức đám hỏi với con trai tỷ phú vào ngày maiHOT: Á hậu Phương Nhi tổ chức đám hỏi với con trai tỷ phú vào ngày mai
18:46:53 14/01/2025

Tin mới nhất

Các chuyến bay của Qantas Nam Phi bị hoãn do mảnh vỡ từ tên lửa SpaceX rơi xuống

Các chuyến bay của Qantas Nam Phi bị hoãn do mảnh vỡ từ tên lửa SpaceX rơi xuống

19:47:26 14/01/2025
Đây là khu vực tái nhập bầu khí quyển được SpaceX lựa chọn do vị trí xa xôi, tuy nhiên việc xác định chính xác thời điểm và tọa độ rơi của các mảnh vỡ vẫn gặp nhiều thách thức và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các hãng hàng không...
Đảng PPP đưa ra dự luật riêng để điều tra các cáo buộc đối với Tổng thống bị luận tội

Đảng PPP đưa ra dự luật riêng để điều tra các cáo buộc đối với Tổng thống bị luận tội

19:42:54 14/01/2025
Ông Kweon Seong Dong cũng kêu gọi Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao ngay lập tức ngừng nỗ lực thi hành lệnh bắt giữ đối với ông Yoon Suk Yeol cho đến khi dự luật của PPP được thông qua tại Quốc hội.
Iran 'khoe' hệ thống phòng không di động mới giữa căng thẳng với Israel

Iran 'khoe' hệ thống phòng không di động mới giữa căng thẳng với Israel

19:41:12 14/01/2025
Đây là bổ sung mới nhất trong kho vũ khí phòng không của Iran, được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở độ cao lớn, thể hiện bước tiến quan trọng trong năng lực quốc phòng của nước này.
Hàn Quốc - Nhật Bản tái khẳng định quan hệ hợp tác ba bên với Mỹ

Hàn Quốc - Nhật Bản tái khẳng định quan hệ hợp tác ba bên với Mỹ

19:34:57 14/01/2025
Trong thông báo, Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết hai bên nhất trí cho rằng trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, hợp tác song phương cũng như hợp tác ba bên với Washington quan trọng hơn bao giờ hết.
Trung Quốc xem xét khả năng bán TikTok tại Mỹ cho tỷ phú Elon Musk

Trung Quốc xem xét khả năng bán TikTok tại Mỹ cho tỷ phú Elon Musk

19:29:33 14/01/2025
Trích dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg News cho biết việc bán TikTok tại Mỹ cho tỷ phú Elon Musk là một trong các phương án đang được thảo luận tại Bắc Kinh. Hiện giá trị ước tính của TikTok tại Mỹ dao động từ 40 đến 50 tỷ USD.
Thảm hoạ cháy rừng Los Angeles: Người đàn ông kể bí quyết cứu 7 ngôi nhà giữa biển lửa

Thảm hoạ cháy rừng Los Angeles: Người đàn ông kể bí quyết cứu 7 ngôi nhà giữa biển lửa

19:27:09 14/01/2025
Khi đám cháy Eaton (thuộc hạt Los Angeles, miền Nam California) quét qua Altadena, ông Antonio Antonetti quyết tâm ở lại để cứu ngôi nhà của mình. Cuối cùng, người đàn ông dũng cảm này đã cứu được bảy ngôi nhà.
Dự báo cháy rừng ở California gây thiệt hại lớn nhất lịch sử Mỹ

Dự báo cháy rừng ở California gây thiệt hại lớn nhất lịch sử Mỹ

19:24:46 14/01/2025
Các vụ cháy bắt đầu vào ngày 7/1 tuần trước, bùng phát mạnh hơn do gió Santa Ana. Cơ quan phòng cháy chữa cháy California cho biết các đám cháy Palisades, Eaton, Kenneth và Hurst đã thiêu rụi khoảng 160 km.
Iran ra mắt phi đội 1.000 UAV tàng hình thiện chiến

Iran ra mắt phi đội 1.000 UAV tàng hình thiện chiến

19:19:04 14/01/2025
Chúng được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và dự kiến sẽ nâng cao năng lực trinh sát, giám sát biên giới và chiến đấu của quân đội Iran.
Lực lượng cứu hộ Nam Phi tiến hành giải cứu hàng trăm thợ mỏ mắc kẹt

Lực lượng cứu hộ Nam Phi tiến hành giải cứu hàng trăm thợ mỏ mắc kẹt

19:15:05 14/01/2025
Từ tháng 11/2024, Chính phủ Nam Phi đã tiến hành các biện pháp chống khai thác mỏ trái phép, theo đó đã phong tỏa các lối vào hầm mỏ, cắt đứt nguồn cung cấp cho các thợ mỏ, buộc họ phải ra khỏi hầm.
Thảm họa cháy rừng tại Los Angeles làm dấy lên tranh luận về Olympic 2028

Thảm họa cháy rừng tại Los Angeles làm dấy lên tranh luận về Olympic 2028

19:11:09 14/01/2025
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thảm họa đang diễn ra cho thấy những thách thức trong việc tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất thế giới tại một khu vực ngày càng bị đe dọa bởi cháy rừng.
Quan chức Ấn Độ tiết lộ hành động của New Dheli sau khi Mỹ trừng phạt tàu chở dầu Nga

Quan chức Ấn Độ tiết lộ hành động của New Dheli sau khi Mỹ trừng phạt tàu chở dầu Nga

19:08:31 14/01/2025
Trước đó vào hôm 10/1, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các nhà sản xuất dầu của Liên bang Nga là Gazprom Neft và Surgutneftegaz cũng như các công ty bảo hiểm Ingosstrakh và Alfastrakhovanie Group.
Chứng khoán Mỹ đối mặt thử thách sau thời gian 'trăng mật' hậu bầu cử

Chứng khoán Mỹ đối mặt thử thách sau thời gian 'trăng mật' hậu bầu cử

18:28:11 14/01/2025
Sự lạc quan ban đầu xung quanh chương trình nghị sự của ông Trump đã giảm bớt, đặc biệt sau những lo ngại về việc chính phủ có thể đóng cửa và những bất đồng của đảng Cộng hòa về các vấn đề như chương trình visa H1B dành cho lao động có...

Có thể bạn quan tâm

Phạt tù kẻ giả danh Thượng tá Công an để lừa đảo

Phạt tù kẻ giả danh Thượng tá Công an để lừa đảo

Pháp luật

19:49:33 14/01/2025
Ngày 14/1, TAND TP Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Quốc Do 18 tháng tù về tội "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác".
Camera bắt cận cảnh H'Hen Niê có hành động lạ tại hàng ghế đầu WeChoice Awards, biết lý do phía sau càng bất ngờ

Camera bắt cận cảnh H'Hen Niê có hành động lạ tại hàng ghế đầu WeChoice Awards, biết lý do phía sau càng bất ngờ

Sao việt

19:39:36 14/01/2025
Sau 8 năm đăng quang cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, H Hen Niê vẫn là cái tên được khán giả quan tâm hàng đầu.
Hàng loạt sao Hollywood quyên góp hỗ trợ hậu hỏa hoạn ở Los Angeles

Hàng loạt sao Hollywood quyên góp hỗ trợ hậu hỏa hoạn ở Los Angeles

Sao âu mỹ

19:35:55 14/01/2025
Nhiều ngôi sao hạng A của Hollywood đã có những hành động thiết thực để hỗ trợ chính quyền sau khi cháy rừng tàn phá Los Angeles.
3 tình tiết tự hủy trong vụ sao nam "phản đòn" vợ sau khi bị tố nghiện mua dâm

3 tình tiết tự hủy trong vụ sao nam "phản đòn" vợ sau khi bị tố nghiện mua dâm

Sao châu á

19:33:10 14/01/2025
Vào sáng 14/1, tờ Sports Kyunghyang đăng tải bài viết phân tích chỉ ra 3 chi tiết tự hủy, khiến Minhwan khó lòng lật ngược tình thế trong màn đấu tố căng thẳng với vợ cũ Yulhee.
Australia đóng cửa 9 bãi biển sau khi phát hiện những 'vật thể lạ'

Australia đóng cửa 9 bãi biển sau khi phát hiện những 'vật thể lạ'

18:26:01 14/01/2025
Một tuyên bố từ Hội đồng Northern Beaches cho biết hội đồng đã nhận được cảnh báo từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) về các mảnh vỡ và đang hợp tác chặt chẽ với cơ quan của bang để thu thập các mẫu mang đi thử nghiệm.
Công chúa Charlotte thừa hưởng món trang sức huyền thoại độc nhất vô nhị từ Vương phi Diana

Công chúa Charlotte thừa hưởng món trang sức huyền thoại độc nhất vô nhị từ Vương phi Diana

Netizen

18:07:22 14/01/2025
Công chúa Charlotte, con gái duy nhất của Thân vương William và Vương phi Kate, được cho là sẽ thừa hưởng một trong những món trang sức quý giá nhất của Vương phi Diana.
Tiết mục "Cô đôi thượng ngàn" của ca nương Kiều Anh gây sốt

Tiết mục "Cô đôi thượng ngàn" của ca nương Kiều Anh gây sốt

Tv show

17:24:25 14/01/2025
Ca nương Kiều Anh trở lại với đúng sở trường, mang hình tượng Cô đôi thượng ngàn lên sân khấu khiến đồng nghiệp, khán giả xuýt xoa ngợi khen.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối dân dã, ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Bữa tối dân dã, ngon miệng

Ẩm thực

16:41:05 14/01/2025
Bữa tối dân dã nhưng ngon miệng. Những món ăn đơn giản, dân dã đôi khi lại khiến bữa ăn trở nên ngon, hấp dẫn hơn.
Ngâm chân bằng nước gừng ấm mỗi ngày có tác dụng gì?

Ngâm chân bằng nước gừng ấm mỗi ngày có tác dụng gì?

Sức khỏe

16:22:06 14/01/2025
Khi nhắc đến thói quen bảo vệ sức khỏe, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngâm chân bằng nước gừng ấm đầu tiên.