Thập kỷ kết thúc, thức tỉnh đại nạn nghiệt ngã toàn cầu: Siêu bão, nắng nóng dữ dội hơn bao giờ hết
Thập kỷ 2010 kết thúc thì vấn đế biến đổi khí hậu trở nên nhức nhối và ngày càng khó lường hơn bao giờ hết.
Hình minh họa.
Thập kỷ của những biến động khí hậu đáng lo ngại
10 năm trôi qua, cả thế giới phải chứng kiến hàng loạt thảm họa tự nhiên tàn khốc, dữ dội và tang thương bậc nhất trong lịch sử. Những siêu bão nhiệt đới như Sandy (2012), Haiyan (2013), Harvey (2017), Hagibis (2019)… đã gây nên thảm họa nhân đạo quy mô lớn, để lại những vết sẹo lớn tận ngày nay.
Sóng nhiệt, nắng nóng mạnh hơn bao giờ hết đã xảy ra ở nhiều khu vực toàn thế giới. Thậm chí, những nơi vốn có khí hậu ôn hòa như Tây Âu cũng phải hứng chịu những mức nhiệt nóng kỷ lục. Bỉ, Hà Lan đã phải chứng kiến mức nhiệt trên 40 độ C lần đầu tiên trong lịch sử vào mùa Hè năm 2019.
2018 là năm đại dương hấp thu lượng nhiết nóng nhất trong lịch sử. Tiếp đến, 2019 là năm được dự báo là năm nóng nhất từ trước đến nay.
Nồng độ khí nhà kính tăng nhanh, ồ ạt trong bầu khí quyển Trái Đất. Đáng buồn thay, nguyên nhân chủ yếu lại đến từ chính con người sau các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, xây dựng, giao thông và sinh hoạt. Hệ quả, sự nóng lên toàn cầu diễn ra ngày càng báo động.
Thỏa thuận Paris 2015 về biến đổi khí hậu nhằm khuyến cáo các quốc gia kìm giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2,0 độ C vào năm 2030 dường như chưa đủ trong bối cảnh đất chật, người đông hiện nay. Hàng ngàn nhà khoa học quốc tế đã lên tiếng về mức nhiệt cả thế giới phải kìm giữ là 1,5 độ C tính đến năm 2030, nếu không, nóng lên toàn cầu sẽ gây ra hàng loạt hệ quả khó lòng sửa chữa như băng tan ồ ạt, lũ lụt ven biển, bão lũ triển miền, sóng nhiệt hoành hành…
Tất cả những hậu quả này không chỉ tác động trực tiếp đến con người mà còn khiến đại dương, khí quyển, đất, đá, cây cối và sinh vật trên hành tinh bị ảnh hưởng nặng nề.
01. Nhiệt độ Trái Đất tăng nhanh
Thập kỷ vừa qua (2010-2019) là thập kỷ nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Nắng nóng bất thường đã khiến những người không mấy chú ý đến biến đổi khí hậu hay nóng lên toàn cầu cũng phải đặt câu hỏi về khí hậu Trái Đất.
Theo các nhà khoa học, tính trung bình, nhiệt độ Trái Đất trong vài thập kỷ trở lại đây đều đạt mức 1 độ C so với thời điểm từ 1950 đến 1980. Trong đó, 5 năm qua liên tiếp là những năm nóng nhất trong lịch sử. Dự báo, năm 2019 mức nhiệt của Trái Đất sẽ là 1,7 độ C!
Video đang HOT
Nhiệt độ Trái Đất tăng khiến băng tan ngày càng nhanh. Ảnh: Unsplash
Nhiều người sẽ cho rằng, con số 1,5 – 1,7 hay 2,0 độ C không nhiều. Nhưng thực tế, hiệu ứng của nó lại rất lớn.
Mỗi một biến động (tăng) nhỏ của nhiệt độ Trái Đất đều tăng khả năng xảy ra các sự kiện thời tiết cực đoan. Chỉ cần một chút thay đổi trong tổng lượng nhiệt được lưu trữ trong đại dương, không khí và nước sông/hồ đều có thể tác động rất lớn đến hành tinh chúng ta.
Điều đáng lo ngại hơn là, một khi Trái Đất nóng lên thì các hệ quả của nó tiếp tục khiến hành tinh của chúng ta nóng lên không ngừng.
Nói một cách dễ hiểu hơn, việc nhiệt độ Trái Đất tăng lên 2,0 độ C sẽ khiến các khối băng – được ví là tủ lạnh tự nhiên của hành tinh – tan chảy mạnh mẽ. Khi máy làm mát của Trái Đất bị hư hỏng, thì hẳn nhiên, nhiệt độ toàn thế giới tiếp tục nóng hơn nữa.
02. Sóng nhiệt, nắng nóng hoành hành
Sóng nhiệt, nắng nóng mạnh hơn bao giờ hết đã xảy ra ở nhiều khu vực toàn thế giới. Ảnh: AAP/Kelly Barnes
Một khía cạnh cần đặc biệt chú ý nữa đối với sự nóng lên toàn cầu, đó là nó khiến cho mùa Đông nóng lên nhanh hơn mùa Hè. Sự thay đổi nhiệt độ (không đúng với mùa tự nhiên trong quá khứ) này gây ra những hậu quả rất đáng lo ngại, có khả năng làm ‘biến dạng’ hệ sinh thái: Gây xáo trộn quá trình thụ phấn và thời gian ra hoa của cây cối); Gây mưa nhiều hơn, tuyết ít hơn và tuyết tan sớm hơn, gây ảnh hưởng đến nguồn nước trong suốt mùa Hè và mùa Thu tiếp theo; Trong khi đó, các hồ không đóng băng, thậm chí khiến băng tan mạnh hơn.
03. Sóng nhiệt đại dương
Đối với sự nóng lên của đại dương, các nhà khoa học giải thích: Đại dương đã hấp thu hơn 90% lượng nhiệt bị ‘mắc kẹt’ trên Trái Đất do biến đổi khí hậu nhân tạo gây ra. Hệ quả, tầng nước bề mặt đại dương nóng lên nhanh chóng và gây ra hiện tượng sóng nhiệt bề mặt biển, tương tự sóng nhiệt mà chúng ta cảm thấy trên đất liền. Sớm muộn gì, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với loạt hiện tượng thời tiết cực đoan như siêu bão mạnh nhanh hơn so với dự kiến của các nhà khoa học.
04. Băng tan ồ ạt
Vấn đề băng tan trên Trái Đất cũng là dấu hiệu thay đổi rõ ràng nhất trong thập kỷ qua. Nhiệt độ Bắc Cực trong 1 thập kỷ qua đã lên tới 1 độ C, so với 50 năm qua, nhiệt độ tại đây chưa bao giờ đạt đến 1 độ C.
Năm 2012, rất nhiều dải băng ở Greenland đã tan chảy thành những dòng nước đổ ra vùng ven biển. Rất nhiều sông băng trên vùng núi cao của Trái Đất đang bị thu hẹp dần. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỷ người vùng hạ lưu.
Việc đại dương hấp thụ lượng nhiệt quá mức cộng với băng tan ồ ạt đã khiến mực nước biển dâng lên cao, phá nhiều kỷ lục khắp hành tinh. Đại dương không chỉ nóng hơn mà còn mở rộng hơn bao giờ do nhận được nguồn nước từ băng tan đổ về.
Thủ phạm đứng sau những biến động này là gì?
“Thủ phạm” đứng sau tất cả những thay đổi đáng lo ngại này chỉnh là Carbon dioxide (CO2) trong khí quyển.
Năm 2009, nồng độ CO2 trong khí quyển dao động khoảng 390 ppm. Năm 2014, con số đã vượt qua 400 ppm. Năm 2019, con số chạm đến 410 ppm. Như vậy, Trái Đất đang chứa một lượng khí CO2 cao nhất tính từ 2,6 triệu năm trước.
Khi nhận thấy nắng nóng khắc nghiệt hơn, bão lũ triền miên và dữ dội hơn, cộng với việc làn sóng các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo mạnh hơn thì trong vài năm qua, sự quan tâm và lo ngại của công chúng về biến đổi khí hậu đã tăng lên đáng kể.
Năm 2010, 59 phần trăm người Mỹ tham gia khảo sát của Đại học Yale (Mỹ) cho rằng sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra; vào năm 2019, con số đó lên tới 67%. Trong năm 2009, 31% số người được hỏi nghĩ rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ gây hại cho cá nhân họ; vào năm 2019, con số đó lên tới 42%.
Nguồn: Unsplash
Nhiều nhà hoạt động vì môi trường trẻ khắp thế giới đang tích cực kêu gọi công chúng thế giới quan tâm và có hành động thiết thực để bảo vệ Trái Đất và tương lai của chính chúng ta.
Giới khoa học vẫn miệt mài đưa ra những cảnh báo mạnh hơn nữa, giúp cho sự quan tâm trên quy mô toàn cầu về biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu đang tăng dần lên.
“Đây là một thập kỷ chứng kiến khí hậu Trái Đất diễn biến rất tồi tệ. Tôi đã mất 9 năm để giúp công chúng hiểu rõ hiện thực khắc nghiệt mà chúng ta đang đối mặt. Cần phải nhận thức rõ ràng hơn nữa trước khi có những hoạt động thiết thực thực sự vì môi trường, vì Trái Đất và vì tương lai của chính chúng ta!” – Anthony Leiserowitz, giám đốc Chương trình Đại học Yale về tuyên truyền biến đổi khí hậu, kết luận.
Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic
Theo Helino
LHQ cảnh báo lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lên mức cao mới
Người đứng đầu WMO nêu rõ không có dấu hiệu của việc chững lại, hay sụt giảm mật độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển bất chấp tất cả các cam kết trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Các tòa nhà chọc trời tại Manhattan, thành phố New York của Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 25/11 đã đưa ra cảnh báo lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, vốn được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biến đổi khí hậu, đã lên mức kỷ lục mới trong năm 2018.
Đồng thời, Liên hợp quốc cũng kêu gọi hành động nhằm bảo vệ sự khỏe của loài người trong tương lai.
Người đứng đầu WMO Petteri Taalas nêu rõ không có dấu hiệu của việc chững lại, hay sụt giảm mật độ khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển bất chấp tất cả các cam kết trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Theo WMO, lượng khí CO2 có trong khí quyển trong năm 2018 ở mức 407,8ppm, cao hơn so với mức 405,5ppm của một năm trước đó.
WMO nhấn mạnh mức tăng này cao hơn so với mức tăng trung bình hằng năm trong vòng 10 năm qua.
Trong khi đó, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính khác là methane và nitrous oxide có trong khí quyển cũng chạm mức kỷ lục trong năm 2018.
Theo WMO, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc những thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với sự tác động nghiêm trọng ngày càng tăng của tình trạng biến đổi khí hậu, như nhiệt độ tăng, thiên tai xuất hiện nhiều hơn, mực nước biển tăng, nước ngọt khan hiếm và hệ sinh thái đất và biển bị tác động.
Các đại dương và toàn bộ hệ sinh thái trên Trái Đất hấp thụ khoảng 25% lượng khí thải hiện nay.
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) khẳng định để duy trì sự gia tăng nhiệt độ Trái Đất dưới ngưỡng 1,5 độ C, lượng khí thải CO2 ròng phải giảm xuống mức 0, đồng nghĩa với việc lượng khí CO2 thải ra khí quyển phải tương đương với lượng khí CO2 đã được loại bỏ thông qua sự hấp thụ của thiên nhiên hoặc bằng các công nghệ khác./.
Thanh Hương
Theo vietnamplus.vn
Băng tan tại Greenland diễn ra nhanh hơn dự báo Tình trạng tan chảy những khối băng khổng lồ tại Greenland, hòn đảo của Đan Mạch nằm ở Bắc Đại Tây dương, đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự báo và có thể đẩy thêm hàng triệu người đối mặt với hiểm họa thiên tai vào cuối thế kỷ. Đây là lời cảnh báo của các nhà khoa học đưa ra...