Thấp khớp – Sự thật và ngộ nhận tai hại
Chúng ta vẫn nghĩ, bệnh thấp khớp tấn công duy nhất khớp xương và chỉ liên quan đến người cao tuổi… Đó chỉ là ngộ nhận tai hại. Những gì còn cần biết về chứng bệnh có thể hành hạ nhiều người?
1. Bệnh thấp khớp chỉ tấn công khớp xương?
Sai. Chúng bao gồm cả cơ bắp (trong đó có cơ fibromialgia), da và mô dưới da (thí dụ bệnh cứng da). Các bệnh viêm khớp có thể làm tấn công và làm tổn thương hầu hết các cơ quan nội tạng: thận, đường tiêu hóa, phổi, tim, não bộ và hệ dây thần kinh, mắt…
2. Thiên hướng mắc bệnh mang tính di truyền?
Đúng. Nhưng chỉ là khả năng. Để bệnh phát tác, bắt buộc đi kèm yếu tố nào đó (thí dụ stress, nhiễm trùng…). Tiếc rằng, nếu bà đã bị những biến chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng hoặc cô dì bị viêm khớp… nguy cơ ngã bệnh của chúng ta sẽ lớn hơn bình thường. Với đàn ông thí dụ dạng này có thể là viêm khớp sống lưng.
3. Chỉ người cao tuổi mới bị bệnh thấp khớp?
Sai. Một số chứng bệnh thấp khớp gần như “được xí phần” dành riêng cho người trẻ tuổi, thí dụ viêm khớp trẻ em. Bệnh nhân viêm khớp nhỏ nhất chưa đầy một tuổi.
Video đang HOT
Trẻ em cũng có thề bị viêm khớp (ảnh minh họa)
4. Một số bệnh thấp khớp tự “hy sinh” cơ quan của cơ thể?
Chính xác. Những bệnh này thuộc nhóm bệnh tự miễn dịch, trong đó có thấp khớp viêm khớp, bệnh lao da, hội chứng Sjogrene… Nói ngắn gọn: vì lý do nào đó, thường không rõ nguyên nhân, hệ miễn dịch tấn công thế bảo của chính cơ thể – hậu quả dẫn đến xuất hiện những triệu chứng bệnh cụ thể.
5. Để chuẩn đoán chính xác bệnh thấp khớp, cần thực hiện hàng loạt xét nghiệm?
Chính xác. Không thể chẩn đoán chính xác chỉ qua một xét nghiệm. Việc thăm khám, phỏng vấn của bác sĩ rất quan trọng, song tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số xét nghiệm thí dụ, xét nghiệm máu, chụp X.quang, siêu âm, xét nghiệm nồng độ albumin trong máu, xét nghiệm phát hiện kháng nguyên đồng nhất mô, sinh thiết da, sinh thiết cơ bắp hoặc xét nghiệm dịch khớp…
6. Tốt nhất nên duy trì khớp bị bệnh trong trạng thái bất động?
Sai.Vận động và chế độ phục hồi chuyên nghiệp tạo điều kiện duy trì hoạt động bình thường của khớp. Dạng bài tập và số liệu trình cần thực hiện tại gia đình hoặc trung tâm y tế do bác sĩ phục hồi chức năng quy định dành cho từng trường hợp cụ thể. Trong phục hồi chức năng quy định dành cho từng trường hợp cụ thể. Trong phục hồi chức năng hiện giới chuyên môn áp dụng các bài tập vận động cơ bắp, mát xa, liệu pháp nhiệt học (chườm lạnh hoặc nóng), liệu pháp dòng điện và tắm bùn, ngâm nước suối.
7. Môi trường, khí hậu ẩm thấp có thể là tác nhân gây thấp khớp?
Chính xác. Nói chính xác hơn: điều kiện sống ẩm thấp (thí dụ lạnh giá, độ ẩm không khí cao) có thể là nguyên nhân thúc đẩy bệnh phát tác ở đối tượng có thiên hướng thấp khớp. Tình trạng thiếu ăn, cơ thể suy nhược, stress…. Cũng tác động tiêu cực tương tự.
8. Thấp khớp cần được điều trị tại khu điều dưỡng?
Sai.Khu điều dưỡng chỉ có tác dụng củng cố kết quả đã được điều trị tại gia đình, phòng khám hoặc bệnh viện. Chỉ đối tượng khỏe mạnh “gần như bình thường”, tức quá trình viêm khớp đã bị “dung hóa” mới nên gõ cửa khu điều dưỡng. Cá biệt đối tượng bị thoái hóa khớp cũng được chỉ định vào khu điều dưỡng, bởi họ không bị nguy cơ xuất hiện triệu chứng trầm trọng hơn đe dọa và sự phục hồi chức năng tại đây cũng là phương pháp chữa trị hiệu quả.
(Theo Tri thức Trẻ)
Ung thư cổ tử cung và những quan niệm sai lầm phổ biến.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 15 đến 44 tại Việt Nam1. UTCTC gây ra gánh nặng và những tổn thất vô cùng to lớn về sức khoẻ và tình thần cho bản thân người phụ nữ mắc bệnh và cả những người thân trong gia đình. Do đó việc chị em phụ nữ hiểu và phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, qua cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của phụ nữ ở một số nước Châu Á về UTCTC, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của nhiều phụ nữ đối với căn bệnh nguy hiểm này.
1. UTCTC là bệnh di truyền ?
Kết quả từ cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của người phụ nữ đối với căn bệnh UTCTC tại một số Quốc gia Châu Á cho thấy 39% phụ nữ cho rằng UTCTC có tính di truyền2. Thật ra, UTCTC không phải loại bệnh do di truyền. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được xác định là do nhiễm HPV, một loại vi rút gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục.
2. Sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân tốt sẽ không bị UTCTC?
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng, UTCTC chỉ xảy ra với những người có quan hệ bừa bãi, sinh đẻ nhiều và vệ sinh cá nhân kém. Những yếu tố này làm gia tăng nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên, thực tế là HPV rất dễ lây lan, chỉ cần tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục đã có thể lây. Nhiễm HPV là nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ 3. Do đó UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào.
3. Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị UTCTC và HPV nào cũng gây ung thư?
Trên thực tế nhiều chị em nhiễm HPV rồi tự hết mà không cần điều trị. Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm thì các tổn thương sẽ dần dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư.Gây ra UTCTC nhiều nhất là HPV 16, 18, 31, 45, với hơn 80% các ca UTCTC 4.
4. Chỉ khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?
Việc khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng pap smear định kỳ ít nhất mỗi năm một lần là rất cần thiết đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Phương pháp này giúp kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên không giúp phòng ngừa HPV, nghĩa là không ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh ban đầu. Hiện nay đã có vắc xin ngừa những tuýp HPV gây bệnh phổ biến nhất và việc chủng ngừa song song với khám tầm soát định kỳ sẽ giúp chị em phòng ngừa UTCTC tốt nhất.
5. Chủng ngừa UTCTC sớm là không cần thiết?
35% bà mẹ có con trong tuổi vị thành quan niệm rằng con gái họ còn quá nhỏ nên chưa cần chủng ngừa2. Đây là quan niệm cần thay đổi. Việc chủng ngừa giúp ngăn ngừa nhiễm HPV gây bệnh, thực hiện càng sớm sẽ càng giảm được nguy cơ lây nhiễm. Vắc xin phòng UTCTC giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
(Eva.vn)
Bắp cải - Loại rau nhiều dinh dưỡng nhất mùa đông Bạn hãy cải thiện sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng việc chăm chỉ ăn bắp cải ít nhất mỗi lần/ tuần trong mùa đông này để nhận được nhiều dinh dưỡng quý giá nhé! Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bắp cải - Calo: 25 - Chất béo: 0 g - Cholesterol: 0 mg - Natri: 18 mg -...