Tháp Eiffel đón du khách trở lại sau 9 tháng đóng cửa do dịch COVID-19
Tháp Eiffel tại thủ đô Paris của Pháp mở cửa trở lại đón du khách vào ngày 16/7, sau 9 tháng dừng hoạt động do các biện pháp phòng dịch COVID-19.
Du khách tại khu vực gần Tháp Eiffel ở Paris, Pháp, ngày 24/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là quãng thời gian ngừng hoạt động dài nhất của điểm du lịch nổi tiếng này kể từ sau Chiến tranh thế giới II.
Theo quy định mới, tháp Eiffel chỉ được phục vụ tối đa 13.000 lượt khách/ngày, thấp hơn 50% so với mức bình thường, để đảm bảo giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, kể từ ngày 21/7 tới, du khách đến đây phải có chứng nhận tiêm vaccine đầy đủ hoặc âm tính với virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Ông Jean-Franois Martins, người đứng đầu công ty Sete điều hành Tháp Eiffel cho biết 50% suất đặt trước là du khách trong nước, số du khách Italy và Tây Ban Nha chiếm tỷ lệ cao hơn bình thường, trong khi hầu như không có du khách Anh mua vé trước.
Việc đóng cửa Tháp Eiffel do dịch bệnh đã khiến doanh thu của Sete sụt giảm tới 75% trong năm 2020, xuống còn 25 triệu euro (29 triệu USD).
Ukraine tổ chức chuyến du lịch bay qua vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl
Đã 35 năm kể từ ngày xảy ra sự cố nhà máy hạt nhân tại Chernobyl, Ukraine đang xuất hiện hình thức du lịch trên không để du khách được nhìn địa điểm gắn liền với sự kiện bi thương này.
Ukraine sắp kỷ niệm 35 năm ngày xảy ra thảm họa hạt nhân tại Chernobyl. Ảnh: Reuters
Anh Viktor Kozlov người Ukraine đã vô cùng bất ngờ khi được vợ tặng món quà sinh nhật độc lạ là tấm vé máy bay hành trình 90 phút qua bầu trời Chernobyl, nơi gắn liền với thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.
Chuyến bay trên Chernobyl này do hãng hàng không quốc tế Ukraine tổ chức và có chi phí 106 USD.
Máy bay cất cánh từ sân bay Boryspil ở Kiev và bay theo hướng Bắc đến Chernobyl. Ảnh: Reuters
Đơn vị tổ chức cho biết máy bay sẽ duy trì ở độ cao 900m so với mặt đất để du khách có thể nhìn nhà máy hạt nhân tại Chernobyl một cách an toàn. Ảnh: Reuters
Các du khách đều đeo khẩu trang khi ở trên máy bay. Ảnh: Reuters
Cảnh nhà máy hạt nhân Chernobyl nhìn từ trên cao. Ảnh: CNN
Chiếc máy bay phục phụ chuyến du lịch này có thể chở theo 195 hành khách. Ảnh: CNN
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết chuyến du lịch này tạo điều kiện để du khách nhìn thị trấn Pripyat bị bỏ hoang từ trên cao. Trước khi sự cố xảy ra ngày 26/4/1986, Pripyat từng là nơi đông dân, phần lớn là lao động của nhà máy hạt nhân. Khi đó, một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl phát nổ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005 ước tính rằng có 4.000 người có khả năng tử vong do mắc các bệnh liên quan tới phóng xạ từ Chernobyl. Sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra, một khu vực cấm rộng hơn 4.000km2 đã được thiết lập. Một mái vòm khổng lồ đã được đặt trên lò phản ứng thứ tư của nhà máy Chernobyl vào năm 2016.
Vì sức ép của Mỹ, Trung Quốc mở lại hoạt động biên giới với Triều Tiên? Thành phố Đan Đông của Trung Quốc giáp với Triều Tiên đang nâng cấp các cơ sở thương mại xuyên biên giới khi có nhiều đồn đoán rằng hai nước đang củng cố mối quan hệ trước sức ép gia tăng từ Mỹ. Du khách đi trên cây cầu Hữu nghị Trung - Triều. Ảnh: Reuters Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng...