Thấp còi gây thiệt hại thế nào?
Phó GS Trần Văn Cường – Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đã nhấn mạnh: Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỷ lệ thấp còi suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao.
Trung bình cứ bốn trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị thấp còi và suy dinh dưỡng. Mỗi 1% tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn tồn tại, có thể gây thiệt hại khoảng hơn 20 triệu USD một năm.
Ảnh minh họa
Mặc dù theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30% năm 2.000 xuống còn 14% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%). Những nỗ lực trên rất đáng ghi nhận, song tỷ lệ trẻ thấp còi vẫn còn cao sẽ tiềm ẩn những mối nguy lớn tác động tới kinh tế xã hội.
Do đó, theo Phó GS Cường, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, 1.000 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu mang thai của người mẹ đến sinh nhật lần thứ hai của trẻ em là cơ hội vàng để ngăn ngừa tình trạng và hậu quả của thiếu dinh dưỡng. Mặc dù sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ nhỏ, nhưng thực tế có nhiều bà mẹ không có sữa hoặc ít sữa khiến cho việc nuôi dưỡng trẻ gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
“Vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị kiến thức, các DN, nhà phân phối cần đề cao đạo đức kinh doanh, sự trung thực, trách nhiệm; các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh kiểm tra sát sao để những sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ chất lượng thực sự đến được tay người tiêu dùng”, Phó GS Cường cho hay.
Có thể nói việc ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ không chỉ là câu chuyện của mỗi gia đình mà cần sự chung tay của xã hội. Mỗi mắt xích là một cầu nối để Việt Nam dần tiến tới giảm nhẹ và xóa bỏ tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ.
Nguyễn Dũng
Theo phapluatxahoi
Bộ y tế lần đầu tiên hội thảo về dinh dưỡng miễn dịch
Sáng nay (19/1), Bộ Y tế phối hợp với công ty Vita Dairy tổ chức Hội thảo Dinh dưỡng miễn dịch và xu hướng bổ sung kháng thể IgG cho trẻ. Hội thảo nhằm cập nhật kiến thức khoa học cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực sản khoa, nhi khoa và dinh dưỡng về tầm quan trọng của việc bổ sung kháng thể IgG cho trẻ em, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS, TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, đây là Hội thảo lần đầu tiên tại Việt Nam về dinh dưỡng miễn dịch. Thông qua các báo cáo khoa học của các chuyên gia trong nước và quốc tế người dân cũng như cán bộ y tế sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của sữa non giàu kháng thể IgG trong dinh dưỡng miễn dịch, cũng như "khoảng trống miễn dịch" của trẻ cần được chăm sóc.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa non bò với các IgG (là kháng thể tự nhiên từ sữa non), có tác dụng loại bỏ các độc tố
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, hệ miễn dịch con người góp phần bảo vệ cơ thể 24 giờ mỗi ngày khỏi các tác nhân gây bệnh. Vị bác sĩ tốt nhất của mỗi chúng ta chính là hệ miễn dịch. Và sữa non chính là chìa khóa để bổ sung kháng thể IgG trực tiếp nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Đây chính là quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo của Bộ Y tế về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong thời gian tới.
Đề cập về những ảnh hưởng tích cực của sữa non giàu IgG đối với hệ miễn dịch của trẻ, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa non bò với các IgG (là kháng thể tự nhiên từ sữa non), có tác dụng loại bỏ các độc tố; ngăn chặn và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây hại và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể.
Sữa non từ bò rất hiệu quả trong việc nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các nhiễm khuẩn hệ tiêu hoá và hô hấp, từ đó giúp phát triển khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần. Để có hiệu quả hàm lượng sữa non bổ sung nên từ 3g - 7 g /ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ vượt qua khoảng trống miễn dịch, các bà mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Theo BS CKII Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Nhi đồng II, trên thế giới từ lâu đã nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả của dinh duõng miễn dịch nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, hóa chất do ô nhiễm... Tuy nhiên tại Việt Nam, khái niệm dinh dưỡng miễn dịch còn khá mới mẻ, và cho đến nay chúng ta có rất ít nghiên cứu về vấn đề này.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ vượt qua khoảng trống miễn dịch, các bà mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (bú sớm trong 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng), có chế độ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, năng vận động thể chất, không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh.
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện có thể bổ sung thêm các sản phẩm có chứa sữa non giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ ...
Cũng tại hội thảo, Công ty Vitadairy đã trình bày ứng dụng dinh dưỡng miễn dịch vào trong sản phẩm Colosbaby. Đây là công ty đầu tiên đưa kháng thể tự nhiên sữa non chứa IgG liều chuẩn khoa học vào sản phẩm dinh dưỡng ở Việt Nam, giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, Sữa non từ bò được sản xuất bằng công nghệ đông khô, bảo tồn được IgG dạng còn hoạt tính và được nhập khẩu từ Mỹ.
Tại Hội thảo, đại diện Vita Dairy đã trao tặng hỗ trợ đơtj đầu 1.000 ly Colosbaby cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại viện Nhi Trung ương.
Theo Dân trí
Bí quyết để không bao giờ bệnh: Vận động, ngủ ngon, ăn uống lành mạnh Chuyên gia dinh dưỡng nhận định: rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ, tuy nhiên hoàn toàn có thể giảm các triệu chứng và phòng tránh RLTH qua chế độ dinh dưỡng khoa học. TS BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện...