Thảo luận tại hội trường một dự án luật; thông qua ba luật
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, sáng 22-11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân và sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, các đại biểu QH thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Luật Đê điều.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường. Ảnh: DUY LINH
Bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai
Các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều; cho rằng dự thảo luật bổ sung tiếp cận rộng hơn, nhất là liên quan vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp; đồng thời bổ sung quy định ứng phó với các loại hình thiên tai khác phù hợp thực tiễn thay vì chỉ tập trung ở vấn đề mưa lũ…
Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) và một số đại biểu, một số chính sách trong Tờ trình chưa có trong đề nghị xây dựng dự án luật như chính sách về bảo đảm yêu cầu về PCTT với việc đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp khu du lịch, khu công nghiệp; xử lý công trình xây dựng tại bãi nổi, cù lao… do đó cần phải rà soát việc đánh giá tác động kỹ quy định này, bảo đảm thống nhất hệ thống pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người dân. Một số đại biểu bày tỏ đồng tình việc bổ sung quy định ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ; bổ sung chính sách về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong PCTT.
Nhấn mạnh công tác PCTT thời gian qua có những hạn chế do công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ chưa được đầu tư thích đáng, đại biểu Lê Quang Trí (Tiền Giang) nêu thực tế vừa qua tình trạng sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long rất cần có chương trình nghiên cứu, giải pháp xử lý hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu thống nhất quy định về chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực cho người làm công tác PCTT; quy định rõ hơn trong dự thảo luật về công tác thông tin – truyền thông, giáo dục và trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ, xác định rõ đối tượng được đào tạo và đối tượng được tập huấn…
Các đại biểu: Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) và một số đại biểu khác quan tâm cho ý kiến việc thành lập Quỹ PCTT ở Trung ương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đại biểu cũng lưu ý với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách cần có quy định chặt chẽ để không phát sinh thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Một số ý kiến đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa quỹ này và Hội Chữ thập đỏ, nguyên tắc trong mối quan hệ với quỹ địa phương, cơ chế điều hòa giữa Trung ương với địa phương như thế nào?
Các đại biểu còn cho ý kiến về việc lực lượng nòng cốt trong PCTT; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; công tác điều tra cơ bản; các quy định hành vi bị nghiêm cấm, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ đánh giá các hoạt động gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, biện pháp khắc phục… Đề cập nội dung xây dựng công trình cải tạo giao thông liên quan đến đê, một số đại biểu cho rằng cần có sự tham gia giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường, tránh gây chồng chéo, khó khăn cho tổ chức thực hiện.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình thêm chung quanh các nội dung đại biểu QH quan tâm. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ban soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm định sẽ tổ chức thêm các hội thảo nhằm làm rõ hơn, tạo sự thống nhất cao để trình QH tại kỳ họp thứ chín, QH khóa XIV.
QH tiến hành công tác nhân sự và thông qua ba luật
Trong buổi sáng, QH họp bàn về vấn đề nhân sự. Phát biểu ý kiến tại hội trường, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH nhận nhiệm vụ mới là Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đồng chí Nguyễn Khắc Định đã nhận nhiệm vụ sau vài ngày diễn ra kỳ họp thứ tám, QH khóa XIV; từ đó đến nay, đồng chí vẫn kiêm nhiệm hai chức vụ. Bộ Chính trị cũng đã nhất trí cho thôi giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Y tế nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến.
Thực hiện quy định của Luật Tổ chức QH, theo chương trình kỳ họp thứ tám, QH tiến hành miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH đối với đồng chí Nguyễn Khắc Định. Đồng thời, tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến. Cuối phiên họp buổi sáng, các đại biểu thảo luận ở đoàn về các nội dung này.
Buổi chiều, dưới sự điều hành của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, QH nghe Trưởng Ban công tác đại biểu Trần Văn Túy báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn đại biểu QH về việc miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH khóa XIV; phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế nhiệm kỳ 2016-2021. Sau khi thông qua Ban kiểm phiếu với 11 thành viên bằng hình thức biểu quyết điện tử, QH đã bỏ phiếu kín về công tác nhân sự.
Kết quả, QH miễn nhiệm các chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH khóa XIV đối với đồng chí Nguyễn Khắc Định, với 456 đại biểu tán thành (chiếm 94% tổng số đại biểu QH); phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 đối với đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, với 424 đại biểu tán thành (chiếm 87% tổng số đại biểu QH).
Tiếp đó, bằng hình thức biểu quyết điện tử, QH thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH khóa XIV với 438 đại biểu tán thành (bằng 90,68% tổng số đại biểu QH); thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế nhiệm kỳ 2016-2021với 395 đại biểu tán thành (chiếm 81,78% tổng số đại biểu QH).
Chiều cùng ngày, tại hội trường, QH thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương với kết quả 431 đại biểu tán thành (bằng 89,23% tổng số đại biểu). QH cũng biểu quyết thông qua Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) với 443 đại biểu tán thành (bằng 91,72% tổng số đại biểu); thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, với 442 đại biểu tán thành, bằng 91,51% tổng số đại biểu.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Bổ sung quy định về tiêu chuẩn quốc tịch của đại biểu Quốc hội
Bổ sung quy định về tiêu chuẩn quốc tịch của đại biểu Quốc hội (ĐBQH), nêu rõ ĐBQH có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam là quy định đáng chú ý trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 37.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định Báo cáo thẩm tra Dự án luật (ảnh QH)
Theo Tờ trình, Ban soạn thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung 11/102 điều, khoản của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014. Qua thẩm tra, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với nội dung sửa đổi, bổ sung này.
Trong đó, bổ sung quy định về tiêu chuẩn quốc tịch của ĐBQH, về đánh giá hoạt động hằng năm đối với ĐBQH , việc xác định địa bàn cụ thể để đại biểu được chuyển sinh hoạt Đoàn ĐBQH thực hiện nhiệm vụ đại biểu nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thời gian qua.
Về tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách, Tờ trình nêu rõ, hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu, tuy nhiên quy định này không hạn chế việc có thể bố trí số đại biểu hoạt động chuyên trách nhiều hơn tỷ lệ nói trên.
Do đó, để thực hiện yêu cầu về tăng tỷ lệ Quốc hội hoạt động chuyên trách thì không cần thiết phải sửa đổi quy định của Luật mà tùy trong Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội của từng nhiệm kỳ sẽ xác định hợp lý tỷ lệ Quốc hội hoạt động chuyên trách phù hợp với yêu cầu và khả năng đáp ứng của bộ máy.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị sửa quy định của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng nâng tỷ lệ Quốc hội hoạt động chuyên trách lên mức cao hơn (37-40% hoặc 50%) để có cơ sở phấn đấu, sắp xếp cán bộ và quy định cơ cấu đại biểu một cách hợp lý, giảm số lượng đại biểu là người kiêm nhiệm.
Qua thẩm tra, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ nhất trong Tờ trình của Ban soạn thảo. Theo đó, đề nghị giữ nguyên quy định tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội.
Cách quy định tỷ lệ tối thiểu như Luật hiện hành không ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách của Đảng mà tùy thuộc yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng nhiệm kỳ, sẽ xác định mức tăng tỷ lệ hoạt động chuyên trách một cách hợp lý trong các đề án bầu cử, có thể là 37% và cao hơn nữa.
Về bộ máy giúp việc của Đoàn ĐBQH, Dự luật quy định theo hướng có tính khái quát, không nêu tên Văn phòng Đoàn ĐBQH với tính chất là một đơn vị độc lập giúp việc cho Đoàn ĐBQH như trong Luật hiện hành. Việc sửa đổi, bổ sung theo hướng này sẽ bảo đảm để khi tổ chức bộ phận giúp việc Đoàn ĐBQH theo phương án nào (hợp nhất 02 văn phòng hay 03 văn phòng) thì cũng không bị vướng bởi quy định của Luật Tổ chức Quốc hội.
Về số lượng cấp phó và tỷ lệ Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong Ban soạn thảo đang còn hai loại ý kiến khác nhau và chưa cụ thể hóa nội dung này vào trong dự thảo Luật.
Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xác định rõ cơ cấu của Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thực tế cho thấy, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hiện nay đang có quá nhiều cơ cấu, chức danh: Chủ tịch/Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách, Ủy viên (trong Ủy viên lại có Ủy viên hoạt động chuyên trách tại các Đoàn ĐBQH và Ủy viên là ĐBQH kiêm nhiệm).
Do đó, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định cơ cấu của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gồm 3 chức danh: Chủ tịch/Chủ nhiệm, các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên (trong Ủy viên có Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Hội đồng, Ủy ban và các Ủy viên khác), do Hội đồng, Ủy ban làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, giá trị biểu quyết của từng thành viên là như nhau.
Về Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban, đa số ý kiến cơ quan thẩm tra đề nghị quy định Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban gồm Chủ tịch/Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Hội đồng, Ủy ban (có thể gọi là Ủy viên thường trực hoặc Ủy viên chuyên trách).
"Quy định như vậy vừa kế thừa cơ cấu của Thường trực Hội đồng, Ủy ban như Luật hiện hành, vừa giảm được 01 chức danh trong cơ cấu của Hội đồng, Ủy ban. Thực tế cho thấy, với cơ cấu gồm 3 loại chức danh như hiện nay, Thường trực Hội đồng, Ủy ban vẫn đang hoạt động có hiệu quả, vừa phát huy tốt trí tuệ của tập thể, vừa đề cao trách nhiệm của cá nhân", Báo cáo thẩm tra nêu.
Phương Thảo
Theo PL&XH
Quốc hội tiến hành công tác nhân sự Ngày 22/11, Quốc hội tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định; biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Quốc hội tiến hành...