Tháo khẩu trang ra ăn, người Sài Gòn bị phạt: Thế nào là không đeo khẩu trang?
Sáng 7.4, nhiều người Sài Gòn bị phạt vì không đeo khẩu trang, trong đó có trường hợp đang ăn sáng ở khu trung tâm TP.HCM. Nhiều người thắc mắc “thế nào là không đeo khẩu trang” để tránh bị phạt.
Lực lượng chức năng lập biên bản vì người dân tháo khẩu trang ra ăn sáng . Ảnh: Kim Qui
Sáng 7.4, ở công viên 23.9 cạnh nhà thờ Đức Bà, lực lượng chức năng của UBND phường Bến Nghé (Q.1) đã lập biên bản phạt một số trường hợp không mang khẩu trang với lý do không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người có nguy cơ mắc bệnh dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Cụ thể là hành vi không đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng. Các trường hợp bị lập biên bản phạt theo Điểm a, Khoản 1, Điều 11 Nghị định 176/2013.
Đối chiếu theo luật, mức phạt này là từ 100.000 – 300.000 đồng (trung bình là 200.000 đồng).
Dù xuất trình giấy tờ chứng minh đang đi làm và chỉ ngồi một mình ăn bánh mì nhưng một người dân vẫn bị lập biên bản . Ảnh: Kim Qui
Không được ăn ở ngoài đường!
Trả lời phóng viên, đại diện UBND phường Bến Nghé cho hay, hiện nay đã có quy định đi ra nơi công cộng bắt buộc đeo khẩu trang. Đồ ăn thì chỉ được mua đem về nhà dùng chứ không được ăn ở ngoài đường vì khả năng lây nhiễm cao, dù là một mình nhưng không đúng theo tinh thần của Chỉ thị 16.
Theo vị đại diện này, những ngày đầu thực hiện Chỉ thị, phường đi nhắc nhở chứ không phạt để người dân tạo thói quen, sau đó mới xử phạt và phát khẩu trang cho người chưa kịp trang bị, nhưng giờ khẩu trang cũng ít nên chưa đủ để tặng cho người bị phạt.
“Mục đích phạt là để tuyên truyền, để người dân bảo vệ cho bản thân họ. Quy định là ra khu vực công cộng thì buộc mang khẩu trang, các nhà hàng, quán xá bán mang đi là để mang về nhà ăn”, vị này chia sẻ.
Video đang HOT
Nhiều tài xế Grab ăn tạm ngoài đường trong lúc chờ khách thời dịch Covid-19 . Ảnh: Kim Qui
Đại diện UBND Q.1 cũng khẳng định, nếu không có việc cần thiết thì người dân không được ngồi ở nơi công cộng, hiện nay đang hạn chế người dân ra đường, có việc cấp bách mới đi ra. Dù là đi làm, nhưng việc ngồi ăn ở công viên cũng bị phạt vì chỉ được ăn ở nhà hoặc cơ quan để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
“Nếu ngồi ăn ngoài đường một mình được thì các hàng quán cũng sẽ chừa 1 chỗ để khách ngồi ăn được. Người dân cần chú ý là ăn ở nhà, hoặc ở công ty, cơ quan của mình chứ không được ra ngoài đường ngồi ăn, dù là ngồi một mình. Đi ra ngoài đường thì không được tháo khẩu trang”, đại diện UBND quận cho hay.
Vũ Phượng
Cách ly xã hội: Người Hà Nội đi mua thêm thực phẩm, siêu thị cam kết đủ hàng
Sau chỉ thị về việc cách ly toàn xã hội 15 ngày kể từ ngày mai 1.4 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người Hà Nội đổ xô đến siêu thị mua thêm thực phẩm, rau củ quả. Siêu thị cam kết đủ hàng nên khuyến cáo mọi người 'bình tĩnh'.
Người dân chen lấn mua đồ siêu thị dự trữ sau lệnh cách ly toàn xã hội 15 ngày .Ảnh Giang Ngọc
Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu cách ly toàn xã hội trong 15 ngày từ 0 giờ ngày 1.4 theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn cách ly thôn, xã cách ly xã".
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Chỉ thị 16 với nội dung cách ly toàn xã hội là biện pháp cao hơn, để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, nhưng đây không phải là yêu cầu phong toả đất nước như một số quốc gia đã và đang làm.
Sau khi có thông tin này nhiều người dân đã đi siêu thị để mua thêm đồ dự trữ. Mặt hàng mua nhiều nhất tại siêu thị Big C (Hà Nội) của người dân lúc 14 giờ 30 ngày 31.3 là bánh mì, trứng, thịt, đồ đông lạnh, rau củ quả, mì gói.
Tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), một lượng lớn khách hàng đi mua đồ dự trữ.
Chị Thanh Nguyên, một khách hàng ở quận Cầu Giấy cho biết, đi mua đồ bây giờ thì vẫn còn sớm chứ để đến tối thì sợ quá tải hoặc hết hàng siêu thị chưa kịp nhập về. Hơn nữa, đi mua sớm thì yên tâm hơn. Nhà chị Nguyên chỉ mua thêm đồ đủ dùng cho 1 tuần vì trước đó, chị đã mua một ít.
Nhiều người mua bánh mì dự trữ
Có người mua cả xe bánh mì
Đại diện siêu thị Big C Thăng Long cho biết vẫn cam kết phục vụ đủ hàng cho người dân, người dân không cần tích trữ quá nhiều, các mặt hàng đều được giữ nguyên giá, cam kết không tăng.
Hầu hết khách hàng đến siêu thị đều đeo khẩu trang. Tuy nhiên, với một số lượng đông khách hàng thì khoảng cách quá gần giữa mọi người đều không đảm bảo 2 mét. Nhiều người cẩn thận đã đeo hẳn 2 lớp, khẩu trang bên trong, tấm chắn trong suốt bên ngoài.
Nhiều người che chắn cẩn thận lúc đi siêu thị mua đồ
Mỗi mặt hàng, người mua chọn một ít đủ dùng chứ không gom hàng dự trữ
Rau củ quả được ưu tiên lựa chọn
Nhiều kệ hàng đã bị mua sạch nhưng phía siêu thị cho biết vẫn đủ hàng cung ứng cho người dân
Thực phẩm đông lạnh cũng được ưa chuộng vì tiện bảo quản
Nhân viên siêu thị tiếp tục đưa đến nhiều mì gói để bổ sung lên kệ hàng
Chủ nhiệm Bộ trưởng Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng:
"Các cửa hàng bán đồ thiết yếu vẫn hoạt động. Các nhà máy vẫn sản xuất nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động. Xe cá nhân vẫn đi từ Hà Nội về các tỉnh lân cận nhưng phải thật cần thiết, nếu không, người dân không nên rời khỏi nhà, nơi đang cư trú. Những nhu cầu đi lại này Chỉ thị không cấm, nhưng nên hết sức hạn chế".
Về danh mục các nhà máy, cửa hàng thiết yếu mở cửa, theo ông Dũng, sẽ do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố lênh danh mục, nhưng tinh thần là bán hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thực phẩm sẽ mở cửa liên tục.
Thủ tướng chỉ thị như vậy là muốn làm gắt để giảm tiếp xúc cộng đồng, tụ tập. Như vậy mới giảm được nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nếu không sẽ mất thời cơ vàng. Cách ly là biện pháp quan trọng để chống lây chéo, lây lan trong cộng đồng".
ACV phát miễn phí khẩu trang nếu hành khách không có Các sân bay tại Việt Nam phối hợp với các hãng hàng không thông báo cho hành khách phải đeo khẩu trang khi đi qua cảng hàng không. Với những hành khách không có khẩu trang, đặc biệt khách quốc tế đến, sẽ được cấp phát miễn phí. Hành khách đeo khẩu trang, khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt...