Tháo gỡ vướng mắc trong việc xây dựng, ban hành tiêu chí đô thị văn minh
Ngày 15-12-2016, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Theo đó yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương thống nhất ban hành các nội dung, tiêu chí, danh hiệu thi đua đối với nông thôn mới và đô thị văn minh.
Tuy nhiên, sau hơn hai năm triển khai thực hiện, việc xây dựng và ban hành các tiêu chí xác định đô thị văn minh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Khu vực phố đi bộ tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Đã có tiêu chí xác định nông thôn mới nhưng chưa có tiêu chí xác định đô thị văn minh
Tháng 11-2015, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam phát động trên phạm vi toàn quốc cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên cơ sở kế thừa, phát triển từ các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo” và các phong trào, cuộc vận động khác đang diễn ra ở cơ sở, cộng đồng dân cư.
Theo Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, ngay sau khi phát động, cuộc vận động đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ từ Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. Đặc biệt, ngày 15-12-2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Bên cạnh đó, năm 2016, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 88 về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Cùng với đó, ngày 17-10-2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành thông tư 121 quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện cuộc vận động.
Đường giao thông nông thôn khang trang, sạch đẹp, được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng (TP Hà Nội). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Qua ba năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã góp phần quan trọng trong việc công nhận 4.340 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 48.68%), 69 huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn hoặc hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt có bốn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Đồng Nai, Nam Định, Bình Dương và TP Đà Nẵng đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, trong khi việc xây dựng nông thôn mới đã đạt những kết quả khả quan, thì việc xây dựng và công nhận đô thị văn minh còn gặp nhiều khó khăn do chưa có tiêu chí cụ thể và thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, việc xây dựng, ban hành bộ tiêu chí xác định đô thị văn minh sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho MTTQ Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương trong việc hướng dẫn và đánh giá kết quả xây dựng đô thị văn minh trên phạm vi cả nước.
Còn nhiều vướng mắc trong xây dựng tiêu chí đô thị văn minh
Tại Hội nghị phản biện xã hội đối với các tiêu chí đô thị văn minh do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 23-4-2019, nhiều ý kiến đề xuất phải có nhiều hội thảo, đánh giá tác động về các lĩnh vực như: quy hoạch, kiến trúc đô thị; quản lý quy hoạch, kiến trúc, giao thông đô thị; chiếu sáng đô thị, vệ sinh môi trường, nhà ở, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục,… để có thể xây dựng được một bộ tiêu chí về đô thị văn minh thực sự nhận được sự hài lòng, đồng tình ủng hộ của người dân.
Cụ thể, đóng góp ý kiến đối với Dự thảo (lần hai) tiêu chí đô thị văn minh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện gồm 10 nhóm tiêu chí, ông Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ – Pháp luật của UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, trước hết cần phải làm rõ cơ sở pháp lý để ban hành văn bản quy định tiêu chí đô thị văn minh. Đặc biệt, cần phải làm rõ nội hàm “đô thị văn minh” cho đúng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, từ đó cụ thể hóa thành một bộ tiêu chí phù hợp với các loại đô thị khác nhau.
Ông Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ – Pháp luật của UBTƯ MTTQ Việt Nam.
Theo ông Trần Ngọc Đường, nhiều tiêu chí trong dự thảo còn chưa thật sự phù hợp. Thí dụ như quy định về nhà ở 29 m2/người ở đô thị là khó khả thi, nhất là hiện nay nước ta có tới sáu loại đô thị. Do đó cần có những hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia để có thể xây dựng một bộ tiêu chí quốc gia về đô thị văn minh phù hợp với thực tế tại Việt Nam hiện nay.
Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới, ông Trần Phù Tiêu, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ đề nghị, bộ tiêu chí đô thị văn minh khi ban hành phải cụ thể để các cấp phường, thị trấn thực hiện được. Các tiêu chí phải bảo đảm “ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm, có định lượng cụ thể và xác định rõ chủ thể là nhà nước, nhân dân trong thực hiện xây dựng đô thị văn minh”.
Còn theo ông Trần Ngọc Tăng, Ủy viên Hội đồng tư vấn Văn hóa – xã hội của MTTQ Việt Nam cho rằng, việc xây dựng bộ tiêu chí đô thị văn minh phải dựa trên tình hình kinh tế – xã hội, tình hình các đô thị, khu vực để có các quy định rõ ràng, rành mạch. Đối với việc ban hành quy định tiêu chí đô thị văn minh thì xét về trình tự, thủ tục, thẩm quyền phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành để bảo đảm sự đồng bộ với việc xây dựng nông thôn mới.
Bà Hà Thị Liên, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, bộ tiêu chí cần phải làm sao khơi dậy được ý thức, huy động được sự tự giác của người dân trong thực hiện văn minh đô thị. Việc xây dựng bộ tiêu chí cần lưu ý để không trùng lặp với các tiêu chí gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh.
Theo đề xuất của ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Dân chủ – pháp luật của MTTQ Việt Nam, bộ tiêu chí khi ban hành cần phát huy vai trò tự quản của người dân trong thực hiện văn minh đô thị. Trong bộ tiêu chí, bên cạnh những vấn đề về đầu tư, quản lý Nhà nước ở đô thị, cần kiến nghị Chính phủ trong thời gian 5-10 năm tới tập trung khoanh lại những vấn đề về văn hóa, an ninh trật tự, xây dựng con người văn minh để vận động nhân dân cùng tham gia xây dựng đô thị văn minh.
Tiếp thu các ý kiến phản biện, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để ban hành bộ tiêu chí quốc gia về đô thị văn minh, từ đó huy động sự tham gia của các bộ, ban, ngành liên quan trong triển khai thực hiện.
NGUYÊN MINH – HƯƠNG DIỆP
Theo NDĐT
Tổng bí thư, Chủ tịch nước: 'Xót ruột khi đạo đức xuống cấp'
Trước những việc tiêu cực trên mạng, Tổng bí thư nói ông "thấy xót ruột" và cho rằng "càng kinh tế thị trường, càng phải giữ gìn văn hoá".
Ngày 10/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp mặt đại diện Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổng bí thư cảm ơn những đóng góp của các thành viên Mặt trận và cho biết "chưa bao giờ đất nước có cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày hôm nay".
"Nguyên nhân đầu tiên là nhờ sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng và các cơ quan cao nhất. Hàng tháng lãnh đạo chủ chốt đều họp, xem xét thẳng thắn, thống nhất với nhau chương trình sắp tới", Tổng Bí thư nói.
Tổng bí thư phát biểu tại buổi làm việc với đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 10/4.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu dự cuộc gặp mặt, đặc biệt là ý kiến "vừa chống, vừa xây", Tổng bí thư nhấn mạnh, Việt Nam đang lấy xây là cơ bản, chống là quan trọng.
"Không ai thích thú gì kỷ luật, nhưng kỷ luật chính là để cảnh tỉnh, răn đe, để ai nhúng chàm thì sửa đi", Tổng bí thư nói và cho biết, vừa qua, hàng loạt quy định đã được ban hành như Quy định nêu gương, chống chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp...
Ông cho rằng, quan hệ thân quen, lợi ích nhóm đang được ngăn chặn bằng cơ chế, chính sách chứ không phải chỉ xét xử. Việc phát triển cũng lấy kinh tế làm trung tâm, xây dựng đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng, quốc phòng an ninh là quan trọng...
Tuy nhiên, với những thông tin trên mạng, Tổng bí thư thấy rất xót ruột khi đạo đức xuống cấp. "Đạo đức là nền tảng tinh thần. Càng kinh tế thị trường thì càng phải quan tâm giữ gìn văn hóa, đó là bản chất của chủ nghĩa xã hội", ông nói.
Trả lời câu hỏi phải chăng định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhạt dần? Tổng bí thư cho hay Việt Nam trước sau kiên định theo chủ nghĩa xã hội, đổi mới nhưng không đổi màu, nhiều thành phần kinh tế nhưng phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông thông tin, cách đây hai hôm Tiểu ban văn kiện họp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đã yêu cầu phải kiên định cương lĩnh, không ai được nói trái, làm trái cương lĩnh.
"Kinh tế nhà nước là chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, các thành phần kinh tế phải bình đẳng, độc lập, tự chủ nhưng hội nhập quốc tế, hội nhập nhưng không được hòa tan", Tổng bí thư nói.
Tiến tới Đại hội Đảng 13, Tổng bí thư cho biết sẽ tiếp nhận tất cả các ý kiến đóng góp của cán bộ lão thành, từ cơ chế kiểm soát quyền lực, đến kiểm soát, giám sát để chống lạm quyền, làm hỏng con người.
Đề cập vấn đề tôn giáo, Tổng bí thư cho biết Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện để các tôn giáo phát triển. Tuy nhiên, các tôn giáo không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, buôn thần bán thánh.
Trước đó, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, nhân dân cả nước phấn khởi trước kết quả đạt được trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tin tưởng vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng đã được xử lý nghiêm, không có "vùng cấm" đã tạo niềm tin trong nhân dân.
Ông Nguyễn Túc, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Văn hóa - Xã hội của Mặt trận cho rằng điểm tương đồng của các vụ án liên quan cán bộ cấp cao vừa qua là đều vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vì vậy, phải giám sát đảng viên là cán bộ chủ chốt trong thực hiện trách nhiệm nêu gương.
GS Trần Ngọc Đường đề nghị cần phải tiếp tục xây dựng và tăng cường hơn nữa cơ chế kiểm soát quyền lực. "Dư luận xã hội mong muốn Đảng tăng cường kiểm soát quyền lực chính trị của mình, nếu không sẽ bị sự thao túng của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương", GS Đường cảnh báo.
Nguồn: VnExpress
Kế hoạch hành động của Bộ GTVT về sự phát triển bền vững Triên khai Kế hoạch hanh đông quốc gia thưc hiên Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo Quyêt đinh sô 622/QĐ-TTg ngay 10/5/2017 cua Thu tương Chinh phu, Bô GTVT đa ban hanh Quyêt đinh sô 2707 ngay 17/12/2018 vê Kê hoach hanh đông cua Bô GTVT thưc hiên Chương trinh nghi sư 2030 vê sư phat triên...