Tháo gỡ vướng mắc thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp (DN) phía Nam về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng Bộ Tài chính tổ chức vào ngày 4.10 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết sẽ có những kiến nghị lên Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chínhcho DN.
Ở phiên đối thoại trực tiếp, một số DN cho rằng các văn bản hướng dẫn quy định về thuế được ban hành liên tục khiến DN không kịp cập nhật thông tư hướng dẫn chưa rõ ràng nên DN mất nhiều thời gian nghiên cứu.
Nhiều thủ tục hành chính đang làm khó doanh nghiệp sản xuất – Ảnh: Đình Quân
Các DN cũng kiến nghị lên Bộ Tài chính một số biện pháp cứu giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thuế và giảm thuế giá trị gia tăng.
Video đang HOT
Nhiều DN còn nêu khó khăn liên quan đến thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì dùng để đóng gói xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu chưa được quy định rõ ràng.
Từ đó, các DN đề nghị Bộ Tài chính xem xét bỏ việc đánh thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon dùng đóng gói hàng xuất khẩu.
Về lĩnh vực hải quan, ông Hoàng Việt Cường – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan – cho biết, trong năm 2012, hải quan sẽ tập trung vào 15 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến tạm nhập, tái xuất hàng hóa trung chuyển nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Theo TNO
Thời tiết ngày càng diễn biến dị thường do biến đổi khí hậu
Sáng nay 1.10, TS Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu nước ta.
Theo TS Thục, trong 50 năm qua, nền nhiệt độ trên cả nước đã tăng 0,5 độ C. Nhiệt độ tại các tỉnh phía bắc tăng nhanh hơn tại các tỉnh phía nam. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè. Số ngày nắng nóng có xu hướng gia tăng ở hầu hết các khu vực trên cả nước.
Mùa đông ngày càng ấm hơn nhưng lại xuất hiện rét hại kéo dài và băng giá
- Ảnh: Ngọc Thắng
"Mùa đông những năm gần đây thường ấm hơn. Số ngày rét đậm, rét hại ít hơn nhưng lại xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài", TS Thục nói.
Theo TS Thục, lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, mùa mưa có xu hướng gia tăng. Biến đổi khí hậu làm cho mưa tập trung hơn tuy tổng lượng mưa của cả năm giảm không rõ nét. Tại các tỉnh nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ, mưa trái mùa xuất hiện nhiều hơn, trong đó có nhiều đợt mưa lớn và kéo dài.
Biến đổi khí hậu cũng đã và đang làm cho các cơn bão diễn biến bất thường, vượt ra ngoài quy luật. Theo đó, khu vực đổ bộ của bão và áp thấp có xu hướng dịch dần vào các tỉnh phía nam, xuất hiện nhiều cơn bão mạnh, hướng di chuyển phức tạp. Mùa mưa bão kết thúc muộn hơn so với trước đây.
TS Thục cho biết, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nước biển dâng. Theo tính toán, tại vùng ven biển nước ta bình quân mực nước biển dâng thêm khoảng 2,9 mm/năm.
Dự báo, đến cuối thế kỷ 21, trung bình toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78-95 cm. Mực nước biển ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang có thể dâng tối đa đến 105 cm.
"Nếu mực nước biển dâng 1 m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích TP.HCM có nguy cơ bị ngập", ông Thục lưu ý.
Theo TNO
Cấm nhập phụ phẩm gia súc và gia cầm từ 30.9 Từ ngày 30.9, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất các mặt hàng thực phẩm đông lạnh là phủ tạng, phụ phẩm gia súc và gia cầm. Đây là nội dung của công văn mới được Bộ Công thương ban hành ngày 18.9 nhằm thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đối với...