Tháo gỡ thẩm quyền ban hành quy định kê khai giá cước vận tải
Còn nhiều vướng mắc về thẩm quyền ban hành Thông tư hướng dẫn về kê khai giá cước vận tải.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp
Mới chỉ có quy định niêm yết giá cước
Sáng nay (5/8), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng Thông thư thay thế Thông tư liên tịch số 152/2014 giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Báo cáo về thẩm quyền ban hành Thông tư hướng dẫn kê khai, niêm yết giá cước vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt và xe taxi, ông Trần bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết, trước khi Chính phủ ban hành sửa đổi Nghị định 149/2016 sửa đổi Nghị định 177/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giá, việc kê khai và tiếp nhận giá cước được thực hiện theo Nghị định 177 và Thông tư liên tịch 152/2014 giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT.
Theo ông Ngọc, từ khi Nghị định 149 được ban hành điều chỉnh một số nội dung giá dịch vụ thuộc Bộ chuyên ngành thì các Bộ chuyên ngành hướng dẫn, còn giá chung tác động toàn xã hội do Bộ Tài chính hướng dẫn. Sau khi đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 233/2016, sau đó Bộ GTVT đã chỉ đạo các Sở GTVT thực hiện theo Nghị định và Thông tư này.
Cũng theo ông Ngọc, Thông tư 233 quy định cách thức thực hiện kê khai giá đối với cước vận tải tuyến cố định, xe buýt, xe taxi theo hướng dẫn của Bộ GTVT. Tuy nhiên, Nghị định 149 không có nội dung giao nhiệm vụ cho Bộ GTVT xây dựng Thông tư liên tịch 152. Đây là điểm gây khó khăn cho Bộ GTVT trong quá trình xây dựng. Trong khi đó, Nghị định 10/2020 chỉ giao thẩm quyền cho Bộ GTVT quy định và hướng dẫn niêm yết thông tin trên xe ô tô kinh doanh vận tải.
“Hiện có hai luồng ý kiến khác nhau về thẩm quyền, ý kiến đồng tình cho rằng, thẩm quyền Bộ GTVT ban hành Thông tư là phù hợp và ý kiến khác cho rằng thẩm quyền ban hành Thông tư này của Bộ GTVT là chưa đủ cơ sở pháp lý”, ông Ngọc cho biết.
Video đang HOT
Phân tích cụ thể về ý kiến Bộ GTVT ban hành Thông tư là phù hợp và có cơ sở pháp lý, ông Ngọc cho biết, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính đồng tình Bộ GTVT ban hành Thông tư hướng dẫn và Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản giao nhiệm vụ cho Bộ GTVT.
Tuy nhiên, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ pháp chế cho rằng, trong Thông tư 233 của Bộ Tài chính đã có quy định đầy đủ về kê khai giá tất cả các lĩnh vực và quy định cả thẩm quyền cho Sở GTVT. Như vậy, vấn đề kê khai giá thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Việc ban hành kê khai giá theo dự thảo Thông tư mới chưa có cơ sở pháp lý.
Thay vì bằng Thông tư, trước mắt sẽ có văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT về kê khai giá cước vận tải – Ảnh minh họa
Cách nào tháo gỡ?
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể giao Vụ Pháp chế, Vụ Vận tai, Tổng cục Đường bộ VN thực hiện trình tự rút gọn sửa đổi Thông tư 12/2020, trong đó bổ sung để cụ thể hóa việc niêm yết giá cước vận tải trên phương tiện.
Đối với kê khai giá, Bộ trưởng yêu cầu dự thảo văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT, trong đó đầy đủ các vấn đề, lồng ghép các nội dung mới được quy định trong dự thảo Thông tư đang trình.
Bộ trưởng cũng yêu cầu phải giải thích rõ vì sao phải ban hành hướng dẫn, giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn, có điểm khác nào so với Thông tư 233/2016 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn phải thể hiện rõ các nội dung tiếp tục thực hiện trong Thông tư liên tịch 152.
“Hướng dẫn về kê khai giá này cần gửi Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính để xin ý kiến, trong đó nêu bật những khó khăn trong kê khai giá cước vận tải. Trên cơ sở ý kiến của hai Bộ này xem xét có ban hành được Thông tư hay chỉ dừng ở văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT”, Bộ trưởng yêu cầu.
“Cần phân tích có những quy định nào của ngành giao thông không thực hiện được theo quy định tại Thông tư 233. Chính vì vậy cần có hướng dẫn chuyên sâu của Bộ GTVT và không chồng chéo với Thông tư 233. Tuy yếu về mặt cơ sở pháp lý so với Thông tư nhưng đây là hướng dẫn chính thức của Bộ GTVT thực hiện thống nhất trên toàn quốc”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Sớm tháo gỡ "nút cổ chai" trên QL14B qua Đà Nẵng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, việc mở rộng, đồng bộ quy mô 4 làn xe toàn tuyến QL14B qua Đà Nẵng là cấp thiết.
Ông Võ Trường Giang - Giám đốc Ban QLDA 5 cùng lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng báo cáo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và Thứ trưởng Lê Đình Thọ về phương án mở rộng QL14B đoạn còn lại qua Đà Nẵng lên quy mô 4 làn xe. Ảnh: Xuân Huy
Trực tiếp thị sát đoạn QL14B từ nút giao Túy Loan (với cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi) lên điểm giáp Quảng Nam ngày 17/7, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Đà Nẵng sớm triển khai phương án mở rộng tuyến QL14B giai đoạn 2 lên quy mô 4 làn xe, đáp ứng nhu cầu thông thương và kết nối vùng của tuyến đường trọng điểm qua địa bàn Đà Nẵng.
Theo đó, Bộ trưởng giao Vụ kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT) khẩn trương cho phép lập chủ trương đầu tư và đưa dự án vào danh mục ưu tiên đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT. Tổng cục Đường bộ VN phối hợp các cơ quan chức năng của Đà Nẵng khẩn trương khảo sát, lập hồ sơ đề xuất đầu tư để báo cáo Chính phủ đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn trên.
Tại buổi kiểm tra hiện trường đoạn QL14B, Bộ trưởng đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng báo cáo HĐND thành phố bố trí kinh phí từ ngân sách thành phố để thực hiện công tác đền bù GPMB, tái định cư thuộc phạm vị dự án và triển khai thực hiện ngay từ năm 2021.
Ghi nhận thực tế, đoạn QL14B qua địa bàn Đà Nẵng có chiều dài hơn 32Km (từ Cảng Tiên Sa, Km0) đến Km 32 185 (thuộc địa phận xã Hòa Khương, Hòa Vang, Đà Nẵng). Trong đó, đoạn từ Cảng Tiên Sa đến nút giao Túy Loan đã nâng cấp, mở rộng quy mô 4 làn xe.
Tuy nhiên, đoạn 7km còn lại (Km 24 633-Km 32 185) mới chỉ có quy mô mặt đường 2 làn xe, tạo thành nút thắt cổ chai, ảnh hưởng trật tự ATGT...
Ông Võ Trường Giang, Giám đốc Ban QLDA 5 (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, lưu lượng xe trên tuyến QL14B đến nay đã gần như bắt đầu mãn tải. Hiện, Đà Nẵng phải tăng cường các biển hạn chế tốc độ (40km/h) để giảm thiểu TNGT.
Thống kê ngành chức năng thành phố cho thấy, năm 2019 số vụ TNGT trên tuyến QL14B qua địa bàn Đà Nẵng xảy ra 9 vụ, làm chết 7 người, bị thương 15 người. So với cùng kỳ năm 2018, tăng 3 người chết và 5 người bị thương. Đáng kể, nguyên nhân các vụ TNGT chủ yếu do vi phạm tốc độ, quan sát, không nhường đường và hạ tầng QL14B cơ bản mãn tải, hai bên tuyến có dân cư đông đúc...
Ban QLDA 5 báo cáo phương án mở rộng QL14B (giai đoạn 2, qua Đà Nẵng) lên quy mô 4 làn xe, chiều dài 7,55km (từ Km 24 633-Km 32 185.09), hướng tuyến cơ bản bám theo hướng tuyến cũ, hạn chế GPMB và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất dọc tuyến QL14B của Đà Nẵng.
Toàn tuyến QL14B có tổng chiều dài hơn 73km qua các địa phận của Đà Nẵng và Quảng Nam, là tuyến kết nối QL1A với đường HCM và là tuyến ngắn nhất từ thành phố Đà Nẵng lên phía Bắc Tây Nguyên.
Từ năm 2015, Thủ tướng điều chỉnh quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh đối với quy mô QL14B đoạn Túy Loan- cầu Hà Nha (Km 23 908- Km50 00) từ 2 làn xe lên 4 làn xe.
Năm 2014, UBND Đà Nẵng cũng có quyết định quy hoạch tuyến QL14B (đoạn còn lại) có quy mô mặt cắt ngang 34m, bề rộng mặt đường 21m. Mới đây, tại buổi làm việc giữa UBND thành phố Đà Nẵng và Bộ GTVT (ngày 19/6), Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể xác định việc nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến QL14B còn lại qua Đà Nẵng là cấp thiết.
Bộ GTVT: Bộ trưởng, Thứ trưởng tự 'nghiêm khắc phê bình' vì chậm thu phí không dừng Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể và một Thứ trưởng phụ trách dự án thu phí không dừng, đã tự nhận hình thức "nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm". Dư an mới triển khai môt nưa Thanh niên đưa tin, tại báo cáo vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây về việc triển khai thu phí tự...