Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu bị áp dụng phòng vệ thương mại
Ngày 16/12, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương cho biết, tính đến tháng 10/2022, Việt Nam ghi nhận có 224 vụ bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Vì vậy, các đơn vị, ban ngành đã phối hợp để tháo gỡ khó khăn khi hàng xuất khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương chia sẻ thông tin về các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại tại TP Hồ Chí Minh trong ngày 16/12.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia 15 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới với những cam kết toàn diện như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).
Video đang HOT
Các hiệp định này một mặt mở rộng thị trường, đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về những rào cản thương mại, trong đó nổi bật nhất là rào cản phòng vệ thương mại. Đây là một công cụ hạn chế nhập khẩu được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các FTA cho phép các thành viên sử dụng trong những điều kiện nhất định. Trong đó, phòng vệ thương mại bao gồm 3 biện pháp chính là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Ông Chu Thắng Trung cho biết, liên quan đến các vụ phòng vệ thương mại, thống kê trong giai đoạn 2005 – 2010 có 26 vụ, giai đoạn 2011 – 2015 là 52 vụ, giai đoạn 2016 – 2021 lên đến 109 vụ. Riêng tháng 11, có đến 16 vụ phòng vệ thương mại. Thị trường áp dụng biện pháp phòng vệ nhiều nhất đối với hàng xuất khẩu Việt Nam phải kể đến Hoa Kỳ (43 vụ), Asean (42 vụ), Ấn Độ (29 vụ)… Đối với thị trường EU, số lượng vụ việc bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có giảm so với trước, với 14 vụ.
Vì vậy, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan xử lý giải quyết hiệu quả cho doanh nghiệp xuất khẩu bị áp dụng phòng vệ thương mại. Sau đó nhiều vụ việc, nhiều mặt hàng xuất khẩu đã không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc được hưởng mức thuế thấp. Các mặt hàng được gỡ khó nhiều nhất khi bị áp dụng phòng vệ thương mại là mặt hàng tôm, các tra, cá basa, một số sản phẩm thép, mật ong,… góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
“Sỡ dĩ các vụ phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng, trước tiên là do sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động xuất khẩu. Thứ hai là liên quan đến các chi phí nhiều loại hàng hóa đầu vào, chi phí vận tải tăng cao và các chính sách tài chính tiền tệ của nhiều quốc gia có sự thay đổi để đáp ứng tình hình mới… Điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung của Việt Nam. Để giải quyết các vụ việc này, Việt Nam đưa ra những bằng chứng xác đáng để không bị áp thuế cao khi xuất khẩu hàng hóa và giảm tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của cả nước”, ông Chu Thắng Trung cho biết thêm.
Trong khi các nước tăng cường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam cũng đã xây dựng “hàng rào” bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Theo đó, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại 22 vụ việc, trong đó có 16 vụ điều tra chống bán phá giá, 6 vụ điều tra tự vệ, 2 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế, 1 vụ điều tra chống trợ cấp…
Hoa Kỳ đã nhận đơn điều tra chống lẩn tránh thuế sản phẩm ghim dập nhập khẩu từ Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã nhận đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (anti-circumvention) với sản phẩm ghim dập nhập khẩu Việt Nam.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC), trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng 18 triệu USD sản phẩm bị đề nghị điều tra sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước vào Hoa Kỳ; đứng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu mặt hàng nói trên sang Hoa Kỳ (sau Trung Quốc, Hàn Quốc).
Đáng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam đã tăng đột biến từ 2 triệu USD năm 2019 lên 16 triệu USD năm 2020 và 18 triệu USD năm 2021.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, quy định pháp luật điều tra của Hoa Kỳ nêu rõ, DOC sẽ có thời gian khoảng 30 ngày (có thể gia hạn thêm 15 ngày) kể từ ngày ngày nhận đơn đề nghị để xem xét việc khởi xướng điều tra vụ việc.
Do đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm liên quan chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống lẩn tránh của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ.
Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra và Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế ống thép nhập khẩu từ Việt Nam Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép - chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 - nhập khẩu từ Việt Nam. Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế...