Tháo gỡ bằng được khó khăn cho doanh nghiệp
Trả lời các câu hỏi của ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận), ĐBQH – Hòa thượng Thích Thanh Quyết (đoàn Quảng Ninh), ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) về các giải pháp cơ bản Chính phủ sẽ thực hiện để “cứu” doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ luôn theo sát, thấu hiểu, hết sức lo lắng và cũng hết sức chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp về những khó khăn, thách thức mà họ đang phải đương đầu.
4 nhóm giải pháp “cứu” doanh nghiệp
Chính phủ luôn trăn trở tìm mọi giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây không chỉ là lợi ích của doanh nghiệp mà cũng vì lợi ích của cả nền kinh tế đất nước. Thực tế, Chính phủ đã đề ra rất nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp thực thi và cũng đã đạt được những kết quả nhất định.
Thủ tướng cho biết, có 4 nhóm giải pháp mà Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Nhóm giải pháp thứ nhất là phải tập trung chỉ đạo để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt phải kiềm chế lạm phát, không để lạm phát cao trở lại. Theo Thủ tướng, đây là một giải pháp vừa có tính trước mắt, vừa hết sức cơ bản, vừa lâu dài vì nếu lạm phát cao thì lãi suất cao, tỷ giá biến động, giá trị đồng tiền Việt Nam sụt giảm, chi phí doanh nghiệp sẽ tăng lên, hoạt động của doanh nghiệp sẽ khó khăn. Nhóm giải pháp cơ bản thứ 2, phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh tế gắn liền với việc triển khai thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá. Nhóm giải pháp cơ bản thứ 3, được Chính phủ coi là trọng tâm, là giải quyết hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu, giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản. Nhóm giải pháp thứ 4, theo Thủ tướng, Chính phủ đã làm, đang làm nhưng cần phải làm tốt hơn, đó là cải cách hành chính, bao gồm cả cải cách thể chế và thủ tục hành chính.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, các nhóm giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ, đồng thời, có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tướng kêu gọi cộng đồng các doanh nghiệp hãy tự đổi mới, tự tính toán, cơ cấu lại doanh nghiệp, cơ cấu lại phương án sản xuất, kinh doanh, cơ cấu lại quản trị, điều hành để vượt qua khó khăn bằng chính nội lực, khả năng của mình.
Thực hành dân chủ là quyết định
Một số ĐBQH hỏi: trong số các nhóm giải pháp trên, giải pháp nào là quyết định nhất, cơ bản nhất, động lực nào là động lực bao trùm nhất để tái cơ cấu nền kinh tế, để chuyển đổi mô hình tăng trưởng, để công nghiệp hóa hiện đại hóa, để đổi mới toàn diện đất nước thành công? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, không có cách nào khác là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quản lý của Nhà nước, quán triệt và thực hiện đầy đủ, đồng bộ, đồng thời có hiệu quả các chủ trương nghị quyết của Đảng, của Nhà nước ta.
Thủ tướng nói: “Trong tổng thể đồng bộ các chủ trương giải pháp thì giải pháp có ý nghĩa quyết định cơ bản, động lực bao trùm cơ bản, đó chính là thực hành dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và chăm lo lợi ích của nhân dân, là lòng dân, là sự đồng thuận của xã hội”.
Rà soát lại toàn bộ dự án thủy điện
Thủ tướng Chính phủ đề cập đến những dự án đang gây ra rất nhiều tranh luận, bức xúc trong thời gian qua, là thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Thủ tướng cho biết, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đang được Bộ Tài nguyên – Môi trường thẩm định, đánh giá tác động môi trường. Tuy dự án này có tiềm năng thủy điện lớn, đã được đưa vào quy hoạch nhưng phải được tiến hành thẩm định một cách chặt chẽ, nếu không đạt các yêu cầu thì sẽ không làm. Còn với thủy điện Sông Tranh 2, hiện báo cáo từ các Bộ Xây dựng, Công Thương, Khoa học Công nghệ, Viện Vật lý địa cầu cũng như các chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản, Thụy Sỹ đều khẳng định dự án này an toàn. Chính phủ đã chỉ đạo chưa tích nước để phát điện trong mùa này lập tổ công tác thường xuyên túc trực, đánh giá tác động kích thích của động đất tại Sông Tranh hướng dẫn người dân ứng phó với động đất…
Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết đã yêu cầu các Bộ chức năng rà soát lại toàn bộ quy hoạch thủy điện trong cả nước. Qua rà soát, dự án nào không đảm bảo được các yêu cầu trong quy hoạch thì sẽ loại bỏ. Đến thời điểm này, qua 2 lần rà soát, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết đã đưa ra khỏi quy hoạch 107 dự án thủy điện. Theo Thủ tướng, không chỉ ở Trung ương mà cả các tỉnh cũng phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung lại quy hoạch thủy điện. Đồng thời phải rà soát đời sống ở nơi tái định cư của bà con trong vùng di dân thủy điện để chăm lo tốt hơn cho họ.
Cùng giám sát việc thực hiện lời hứa
Về tổng thể, các bộ trưởng trả lời có trách nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có phần kết luận cho từng bộ trưởng sau khi trả lời chất vấn. Tới đây Quốc hội và từng ĐBQH sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện lời hứa, cam kết của các bộ trưởng. Chúng tôi cũng mong các cơ quan thông tấn, báo chí sẽ cùng giám sát các biện pháp xử lý tồn tại, thông tin kịp thời những tiến bộ… Chắc chắn khi đạt được sự đồng thuận của tất cả các cấp ngành, toàn bộ hệ thống chính trị cũng như ghi nhận ý kiến, giải pháp do nhân dân đóng góp vào các vấn đề chung thì tình hình sẽ có chuyển biến tích cực.
ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết (Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Đằng sau câu hỏi nóng…
Video đang HOT
Sau 2 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, tôi thấy các ĐBQH hỏi ngắn, đúng chủ đề, tâm huyết các thành viên Chính phủ đã trả lời chất vấn đúng trọng tâm, chất lượng câu trả lời tốt. Trực tiếp điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu các bộ trưởng cần đưa ra giải pháp tháo gỡ những vấn đề tồn đọng. Bản thân các ĐBQH sau khi nêu câu hỏi “nóng”, cũng luôn muốn được nghe giải pháp được đưa ra là gì, hiệu quả tới đâu? Riêng về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng đã trả lời theo nhóm vấn đề, cơ bản khá đầy đủ.
ĐBQH Đỗ Văn Vẻ (Tỉnh Thái Bình)
Cần báo cáo rõ việc chưa làm được
Đa phần những câu trả lời chất vấn của các vị “tư lệnh ngành” đã nhận được sự đồng tình của các ĐBQH, nhưng cũng có những câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ, khiến đại biểu chưa thỏa mãn. Tôi đồng tình và đánh giá cao việc Chính phủ đã có Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3. Đây là bước chuyển biến tích cực cần được khẳng định và phát huy.
Tuy nhiên, báo cáo cần đánh giá rõ những việc đã làm và những việc chưa làm được, còn “nợ” với ĐBQH và cử tri để làm cơ sở cho công tác giám sát.
ĐBQH Nguyễn Thái Học (Tỉnh Phú Yên)
Hậu chất vấn, cần ràng buộc trách nhiệm
Các ĐBQH đã đặt những câu hỏi tập trung, thẳng thắn và trách nhiệm. Các bộ trưởng, trưởng ngành trả lời có trách nhiệm, trực tiếp vào những vấn đề đại biểu đặt ra, đồng thời thấy được trách nhiệm của mình trong những vấn đề hiện còn tồn tại, hạn chế, khuyết điểm. Tuy nhiên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trả lời một số vấn đề chưa thỏa đáng, đặc biệt là trong phần nhận trách nhiệm trước những hạn chế, yếu kém của ngành. Tôi đề nghị sau mỗi phiên chất vấn cần có hình thức lấy ý kiến đánh giá của các ĐBQH về phần trả lời của các thành viên Chính phủ, đây sẽ là cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành đối với Quốc hội và cử tri.
Theo ANTD
Quốc hội chất vấn: Nóng chuyện tồn kho, xăng dầu, thủy điện...
Tại buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng sáng 12.11, nhiều đại biểu (ĐB) đặt nhiều câu hỏi chất vấn liên quan đến hàng tồn kho, xăng dầu, chất lượng hàng nông sản, dự án thủy điện...
Tồn kho còn nhiều
ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Công thương trong vấn đề quy hoạch, năng lực sản xuất yếu kém dẫn đến hàng tồn kho xây dựng còn nhiều và doanh nghiệp Việt đang "thua" ngay trên sân nhà.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn - Ảnh: Ngọc Thắng
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết giải quyết hàng tồn kho là vấn đề cấp bách đã được Chính phủ, Quốc hội đưa vào tại kỳ họp thứ 3 và đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định.
Theo đó, tính đến ngày 1.10, số lượng hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế tạo còn khoảng 20%, giảm 6% so với thời điểm 1.6. Tồn kho mặt hàng này cũng giảm so với cùng thời điểm năm 2011 và 2010.
Tính đến nay, xuất khẩu gạo đã trải qua 23 năm và chuyển từ xuất khẩu gạo chất lượng thấp sang xuất khẩu gạo có chất lượng trung bình.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục có những giải pháp để giải phóng lượng hàng tồn kho ở các mặt hàng sắt thép, than đá, phân bón...
Riêng về tồn kho vật liệu xây dựng bất động sản, Chính phủ sẽ tăng cường đẩy mạnh các dự án đầu tư công để giải phóng hàng tồn kho liên quan đến bất động sản.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận để xảy ra tình trạng tồn kho như trên ngoài việc thị trường sụt giảm còn do yếu kém trong khâu quy hoạch, dự báo và một phần hạn chế của doanh nghiệp chưa chủ động trong sản xuất.
Cũng như những lần chất vấn trước, vấn đề xuất khẩu gạo cũng được nhiều ĐB quan tâm và đặt nhiều câu hỏi. ĐB Trần Thị Kim Bé (Kiên Giang) nêu xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay dẫn đầu thế giới nhưng giá xuất khẩu còn thấp do chưa có thương hiệu.
"Ngành công thương đã làm gì và đến bao giờ gạo Việt Nam mới có thương hiệu vững chắc?", bà Bé chất vấn.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay năm nay dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu 7,5 - 7,6 triệu tấn gạo. Lý do gạo Việt Nam xuất khẩu còn thấp so với Thái Lan là do chủng loại gạo chưa tốt, điều hành xuất khẩu còn hạn chế, xuất hiện một số nước bán giá thấp gây áp lực đối với giá xuất khẩu.
Theo ông Hoàng, để kéo giá gạo xuất khẩu lên cao, vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã chủ động ký nhiều hợp đồng xuất khẩu dài hạn. Mới đây là hợp đồng xuất khẩu khoảng ba triệu tấn gạo (giao hàng đến hết năm 2013) cho Indonesia, Philippines và nửa triệu tấn cho Malaysia.
Ngoài ra, để gạo xuất khẩu được giá, Bộ trưởng Hoàng cho biết cũng cần phải sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, xúc tiến thương mại. Đây là vấn đề mà Việt Nam đang có ít kinh nghiệm.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, từ năm 2005 - 2010, mỗi năm Chính phủ dành ra 105 tỉ đồng cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Năm nay, Chính phủ dành ra khoảng 100 tỉ đồng cho xúc tiến, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Xăng dầu: có dấu hiệu lợi ích nhóm?
Tại phiên chất vấn, rất nhiều ĐB tập trung xoáy mạnh vào vấn đề xăng dầu không đạt tiêu chuẩn, cơ chế điều hành xăng dầu chưa phù hợp, có dấu hiệu "lợi ích nhóm" và cơ quan chức năng liệu có hạn chế được vấn đề này trong năm tới?
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận cơ chế điều hành xăng dầu về tăng, giảm giá còn nhiều bất cập liên quan đến Nghị định 84 và điều này gây ra nhiều bức xúc cho người dân.
Bộ trưởng cho hay việc quản lý chất lượng xăng dầu được đưa vào nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công thương trong thời gian tới.
Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương sáng 12.11 - Ảnh: Ngọc Thắng
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt câu hỏi: "Giá xăng dầu thường lên nhanh giảm chậm, thế nhưng hôm qua lại giảm 500 đồng/lít. Việc giảm là ngẫu nhiên hay là sự phối hợp giữa hai bộ Tài chính - Công thương trước phiên chất vấn?".
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên bởi giá thế giới giảm thì giá trong nước cũng sẽ giảm theo.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ bổ sung: "Từ đầu năm đến nay giá xăng dầu đã tăng, giảm 12 lần, trong đó có 6 lần giảm và 6 lần tăng. Cái hay là giá giảm thường rơi vào trước kỳ họp Quốc hội"
"Trong 5 lần giảm giá trước có tới 3 lần giảm trước kỳ họp Quốc hội. Anh em trong tổ điều hành giá xăng dầu thường đùa mỗi khi Quốc hội họp là giá xăng dầu giảm. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định nếu có điều kiện giảm là chúng tôi giảm ngay chứ không cần phải đợi", ông Huệ nói.
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu về xăng dầu tạm nhập tái xuất, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận vừa qua có hiện tượng lợi dụng kẽ hở "tạm nhập tái xuất" để trực lợi, buôn lậu và không nộp thuế cho nhà nước.
Về câu hỏi dừng hay không dừng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, Bộ trưởng Hoàng cho hay đây là dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Đến nay dự án này vẫn trong giai đoạn thẩm định báo cáo tác động môi trường.
"Nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cho rằng tác động, ảnh hưởng của dự án này tới môi trường quá lớn thì chúng tôi sẽ cho dừng lại", ông Hoàng nhấn mạnh.
Chiều nay, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, ĐB Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng.
Lương lãnh đạo Petrolimex năm 2011 còn thấp hơn năm 2010
Năm 2011, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lỗ chung 1.423 tỉ đồng, riêng lỗ xăng dầu là 2.358 tỉ đồng. Tiền lương bình quân của tập đoàn này là 6 triệu đồng.
Thông tin trên báo chí chủ yếu tập trung vào tiền lương của lãnh đạo tập đoàn này. Theo kết quả kiểm toán, năm 2011, lương chủ tịch Petrolimex hơn 58 triệu đồng/tháng ủy viên HĐQT là 42 triệu đồng/tháng trưởng ban kiểm soát là 41 triệu đồng/tháng phó tổng giám đốc là 40 triệu đồng/tháng.
Số tiền lương của lãnh đạo Petrolimex trong năm 2011 vẫn thấp hơn trong năm 2010. Theo đó, trong năm 2010, lương chủ tịch HĐQT hơn 70 triệu đồng/tháng các vị trí ủy viên HĐQT, trưởng ban kiểm soát và phó tổng giám đốc đều có mức lương là 54,9 triệu đồng/tháng.
Riêng mức lương của cán bộ, công nhân viên Petrolimex trong năm 2012 chưa cấp nhật được vì tập đoàn này mới tiến hành cổ phần được mấy tháng.
(Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn của ĐB Đỗ Hữu Mạo, đơn vị Thừa Thiên-Huế, về vấn đề Petrolimex "lỗ lớn nhưng lương cao")
Theo TNO
Động đất ở Sông Tranh 2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Còn dưới nhiều mức giới hạn an toàn của đập Sáng 30.10, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (ảnh) đã trả lời báo chí một số vấn đề về dự án thủy điện Sông Tranh 2 và việc tác động của công trình thủy điện đến môi trường. Theo Phó Thủ tướng thì Chính phủ sẽ kiên quyết loại bỏ những công trình không đảm bảo môi trường và có tác động tiêu...