Thảo dược- “Kho báu triệu đô” bị lãng quên của người Việt
Thiên nhiên ưu đãi đã ban tặng cho Việt Nam tới hơn 5.000 loài thảo dược quý. Nhưng tiếc thay người Việt lại chưa biết biến &’món quà từ thiên đường’ thành vàng, thành những hàng hóa có giá trị cao, dễ sử dụng rộng rãi.
Công nhân đang chăm sóc vườn rau má của trang trại TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Người Việt đang bỏ lỡ hàng trăm triệu USD mỗi năm
Tại Hội nghị toàn quốc của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam tổ chức tháng 4.2017, Viện Dược liệu cho biết: tính đến 2017, đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm như diếp cá (5.000 tấn), cẩu tích (1.500 tấn), lạc tiên (1.500 tấn), rau đắng đất (1.500 tấn)…
Trên rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng cũng đưa tin các loại cây dại bờ rào Việt Nam thành &’thần dược’ đắt giá được cả thế giới săn lùng. Chẳng hạn như quả gấc được người Mỹ gọi là &’loại quả đến từ thiên đường’, cây lạc tiên được người Nhật, người Mỹ vô cùng ưa chuộng và săn lùng ráo riết bởi công dụng chữa chứng bệnh mất ngủ và an thần tuyệt vời từ loại cây “thần dược” này.
Thế nhưng có một thực tế đáng buồn là người Việt cạo trọc cả rừng thuốc quý để bán thô với giá rẻ mạt, và bỏ quên những món quà từ thiên đường trên bờ rào, bờ ao nhà mình.
Và có một thực tế rằng, Việt Nam chưa biến được các sản phẩm từ dược liệu quý thành hàng hóa có giá trị cao và để sử dụng rộng rãi. Vấn đề nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến dược liệu còn manh mún, chưa bắt kịp với nhiều nước trong khu vực cũng như còn nhỏ lẻ, chưa bảo đảm sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường 100 triệu dân và xuất khẩu.
Chính vì thế, dù có một “kho báu” các thảo dược quý nhưng người Việt vẫn chi hàng trăm triệu USD mỗi năm để nhập nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài về. Và loại quả đến từ thiên đường như gấc hay cây lạc tiên… vẫn chỉ là những tiềm năng còn ngủ quên ở ngoài hàng rào của khu vườn dược liệu Việt.
Gấc được Tập đoàn TH trồng ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Tìm chìa khóa mở cửa &’kho báu’ thảo dược Việt
Trong khi nước ngoài nhòm ngó &’kho báu’ thảo dược Việt, tìm mọi cách mua sỉ nguyên liệu, bán lẻ thành phẩm với giá trên trời thì có những doanh nhân tâm huyết, trăn trở tìm cách để &’mở cửa’ kho báu thảo dược Việt.
Cách đây 3 năm, bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH từng chia sẻ những trăn trở: “Việt Nam đã từng là vựa thảo dược quý, nhưng bây giờ cả cây cả rễ đã sang Trung Quốc hết và chúng ta lại trở thành thị trường tiêu thụ dược liệu phế thải của họ. Sau sữa, chúng tôi sẽ đầu tư sang dược liệu, sẽ bảo tồn, phát triển và lưu giữ những nguồn gene thảo dược sạch, quý hiếm ở nhiều vùng trong cả nước”.
Video đang HOT
Và bà Thái Hương đã ấp ủ dự án làm kinh tế dưới tán rừng bằng cách ứng dụng công nghệ cao (khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị) vào trồng, canh tác, thu hoạch và sơ chế các cây dược liệu dưới tán rừng và vùng đệm mang lại hiệu quả vượt trội về năng suất trên một đơn vị canh tác và mang lại các sản phẩm thảo dược chất lượng hàng đầu. Bên cạnh đó là hái lượm tự nhiên những loài thảo dược bản địa bằng cách sử dụng lao động địa phương không chỉ giúp bảo tồn và khai thác bền vững rừng đầu nguồn là nơi giữ nguồn nước và sự đa dạng sinh học mà còn giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo bền vững tiến tới làm giàu cho người dân trong vùng.
Hiện thực hóa tầm nhìn và định hướng của bà Thái Hương, dòng nước uống thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe – TH true Herbal đã ra đời như thế. Từ các trang trại dược liệu của Tập đoàn TH, các loại cây gấc, rau má, lạc tiên… được trồng theo tiêu chuẩn organic (hữu cơ) Mỹ và Châu Âu (được chứng nhận từ năm 2015) và có thể nói TH true Herbal tiên phong đặt nền móng cho các loại thức uống được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ tiêu chuẩn quốc tế này.
Vườn lạc tiên đẹp như tranh vẽ của TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.
gày 20.8, TH true Herbal sẽ chính thức ra mắt người tiêu dùng Việt với 3 sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường. Những hé lộ đầu tiên cho biết, đây là những đồ uống thảo dược, được sản xuất từ trái gấc, lạc tiên và rau má theo những công thức riêng chăm sóc sức khỏe chuyên biệt.
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, dựa trên nguồn thảo dược quý và phương thức sử dụng có lịch sử hàng ngàn năm, TH true Herbal chắc chắn sẽ viết tiếp câu chuyện về truyền thống khỏe mạnh và hạnh phúc bằng thức uống thảo dược giữ trọn tinh túy thiên nhiên, giúp tăng cường sức khỏe.
Ngày 20.8.2017, tập đoàn TH ra mắt 3 sản phẩm TH true Herbal.
Từng có kinh nghiệm biến sỏi đá thành những cánh đồng trù phú nhất Việt Nam với dự án chăn nuôi bò sữa TH, bà Thái Hương tiếp tục được kì vọng sẽ thổi &’sức sống mới’ cho thị trường nước uống thảo dược vì sức khỏe cộng đồng. Từ đó góp sức bảo tồn những loài thảo dược quý của Việt Nam, biến chúng thành thương phẩm, thành &’vàng’ cho người Việt.
Theo Danviet
Ngộ độc vì dược liệu giả
Thời gian gần đây, khoa thận ở Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều người bị suy thận do uống thuốc nam không nguồn gốc. Trung tâm chống độc cũng tiếp nhận hàng loạt ca bị ngộ độc chì trong thuốc nam.
Thử thỏ ty tử, vị hay dùng nhằm bổ thận, trị tiểu đêm nhiều... bằng cách ngâm vào cốc nước. Theo hướng dẫn của bà Phương, thỏ ty tử bị làm giả (như hình) sau khi ngâm thôi màu vàng như gỉ sắt, đáy cốc có lợn cợn như ximăng - Ảnh: L.ANH
Trẻ em bị ngộ độc dẫn đến liệt, kém phát triển. Phân biệt giữa dược liệu giả và thật bằng cách nào?
Nhiều tai nạn vì thuốc nam
Bác sĩ Nghiêm Trung Dũng, khoa thận - tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trung bình mỗi tháng khoa tiếp nhận từ 3-4 người bệnh bị suy thận cấp do sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
Thường những người bệnh này tiên lượng rất khó khăn, phụ thuộc vào tình trạng nhiễm độc của người bệnh.
Có người nhiễm độc nhẹ, được thải độc, hết suy thận; nhưng có những người nhiễm độc nặng dẫn tới suy đa tạng, điều trị rất khó khăn, tốn kém, nếu cứu được cũng bị di chứng rất nặng nề như suy thận mãn...
Theo bác sĩ Dũng, hiện nay không ít người sử dụng tùy tiện thuốc nam, thuốc đông y, lá cây, con vật có trong tự nhiên dẫn đến bị ngộ độc, suy thận, suy đa tạng...
Phần lớn người bệnh ngộ nhận những loại thuốc từ lá cây, thuốc từ động vật là "lành và mát", nếu không chữa được bệnh cũng không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhưng suy nghĩ như vậy là sai lầm.
Theo thống kê của Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 2011-2016, trong số gần 2.800 trẻ em đến khám tại trung tâm nghi ngộ độc chì, có gần 900 em có chì máu cao hơn ngưỡng an toàn của VN (trên 10 mcg/dL), trong số này đã có 2 trẻ em tử vong.
Tháng 1-2017 qua xét nghiệm trên 100 trẻ đã dùng thuốc cam - loại thuốc trị tưa lưỡi, biếng ăn - ở Bắc Giang có 100% các cháu nhiễm chì, trong đó gần 1/2 số các cháu có chì máu vượt ngưỡng an toàn của VN.
Theo ông Phạm Duệ - nguyên giám đốc Trung tâm chống độc, nguồn gốc của chì ở các người bệnh nhiễm chì bao gồm cả người dùng thuốc cam, thuốc nam trôi nổi.
Tháng 3 vừa qua Trung tâm chống độc cũng điều trị cho một phụ nữ ở Hà Nội bị liệt tứ chi sau hai tháng sử dụng thuốc nam bán rong.
Hàm lượng chì trong máu của người bệnh và hàm lượng chì trong mẫu thuốc nam người bệnh dùng đều ở mức rất cao, trong đó chì trong mẫu thuốc nam lên tới 2,59%.
Phân biệt dược liệu
Nhiều loại thảo dược là sản phẩm được ưa chuộng nhưng cũng bị làm giả rất nhiều, trong đó có nhân sâm, linh chi, hà thủ ô...
Phần lớn sâm trên thị trường được nhập từ Trung Quốc, bị tách chiết gần hết hoạt chất. Bà Trần Thị Hồng Phương, phó cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế, khuyến cáo nhân sâm vốn có vị ngọt, nếu sâm đã bị tách chiết hoạt chất, nhìn bên ngoài không có vẻ tươi, mỡ màng.
Trường hợp sâm đã bị tách chiết hoạt chất, được tẩm đường để làm giả vị ngọt, miếng sâm sẽ có vị ngọt, thậm chí ngọt như khoai lang nướng, bề ngoài miếng sâm bóng mướt.
Trên thị trường ngoài dược liệu nhiễm độc, còn tình trạng nhầm loài và sai loài. Ý dĩ, hoài sơn, hồng hoa, huyết đằng... là những loại dược liệu có hàng giả, hàng nhầm loài.
Theo bà Phương, huyết đằng thật có vân tròn, huyết đằng giả vân lại có hình rẻ quạt, hay hạt ý dĩ giả nhỏ hơn ý dĩ thật.
Hoài sơn dạng phiến thì dễ làm giả bằng củ mì, hay cam thảo gần đây cũng bị tách chiết gần hết hoạt chất trước khi ra thị trường.
Ông Bùi Thanh Tùng (Cục Quản lý y dược cổ truyền) cho hay nhiều loại dược liệu có hình thức giống nhau, nhưng dược liệu muốn đạt chất lượng thì phải chuẩn từ quy trình thu hái, chế biến, bảo quản...
"Như đương quy nếu trồng đúng quy trình thì đạt hàm lượng tinh dầu cao, nhưng nếu chế biến không chuẩn thì tinh dầu bay rất nhiều. Đặc thù dược liệu mỗi loại có yêu cầu khác nhau ở khâu chế biến, những loài dễ bị ánh sáng phân hủy hoạt chất thì không phơi ngoài nắng.
Nếu dựa vào cảm quan, kinh nghiệm có khi chưa phân biệt chính xác được thật - giả, nên bà con trước hết phải chọn sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín và không sử dụng tùy tiện thuốc nam, dược liệu, mà nên dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc"- ông Tùng cho hay.
Hàng giả được bảo quản bằng chất độc
Hiện thị trường tràn lan các loại thuốc giả mạo như hồng hoa, kim ngân, hoài sơn, sơn thù, nhân sâm, linh chi, tam thất, lộc nhung...
Dược liệu giả được bảo quản bằng thuốc độc, như lưu huỳnh, chì, sulphur kẽm, phosphur nhôm, những chất này thấm sâu vào thuốc, khi người bệnh sắc thuốc chúng sẽ khuếch tán ra theo thuốc và có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, tiêu chảy, nôn mửa, tăng huyết áp, suy gan, suy thận, suy tim, lâu dần có thể bị ung thư gan, vô sinh hoặc sẩy thai... Trẻ em nhiễm độc sẽ chậm lớn, bại liệt, kém phát triển trí tuệ...
Nạn "thuốc như rác" khắp nơi là do hiện nay buôn bán thuốc nam hay thảo dược chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Thuốc quá hạn dùng, kém chất lượng vẫn tồn tại trên thị trường, hậu quả là người bệnh phải gánh chịu.
Người dân cần biết: "Thuốc là mặt hàng không bao giờ có loại 2. Chỉ có 1 loại và phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng và hiệu quả điều trị thật cao".
(Theo Tuổi Trẻ)
Trồng cây dược liệu chữa bệnh sỏi thận, thu hàng trăm triệu mỗi năm Nhơ tich cưc chuyên đôi cơ câu cây trông, biên nhưng diên tich đât trông lua bi bo hoang do han han thanh vung san xuât cây dươc liêu, người dân thôn Yên Khanh, huyên Câm Xuyên, tinh Ha Tinh đã có thu nhâp hang trăm triêu đông mỗi năm. Mat măt vung dươc liêu trên đât căn Mô hinh trông cây dươc...