Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Một số thảo dược có chứa chất độc, khi vào cơ thể trong những điều kiện nhất định có thể gây hại từ mức độ nhẹ (đau đầu, nôn) đến mức độ nặng ( co giật, sốt rất cao), nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Ba đậu:
Hạt ba đậu có 30%-50% dầu béo, có tác dụng gây tẩy mạnh, 18% protein. Trong ba đậu có một chất rất độc gọi là crotin. Nếu ăn phải ít hạt hoặc chỉ cần từ 1 đến 2 giọt dầu ba đậu là sau nửa giờ sẽ gây đau bụng, ỉa lỏng và cảm thấy nóng rát hậu môn. Khi ăn phải nhiều hơn sẽ gây viêm ruột rất mạnh và có triệu chứng ngộ độc như viêm miệng, họng, nôn mửa, đi ỉa lỏng nhiều, có khi ỉa ra máu. mạch đập nhanh và yếu, huyết áp tụt, có thể tử vong.
Giải độc: Rửa dạ dày, cho uống nước lòng trắng trứng gà hoặc than hoạt tính (2 muỗng canh). Theo kinh nghiệm dân gian, có thể ép lá chuối tươi lấy nước cho uống, hoặc uống nước hoàng liên. Trường hợp ngộ độc nặng cần đưa đến bệnh viện xử lý; cho thở oxy và tiêm thuốc kích thích hô hấp, điều trị đối chứng.
Mã tiền:
Chất độc có trong lá, vỏ thân, quả và hạt. Đó là các alkaloid, chủ yếu là stricnin và bruxin. Hàm lượng của hai chất này thay đổi theo từng bộ phận của cây từ 1,5%-3,5%. Khi ngộ độc, nạn nhân biểu hiện sợ hãi, lo lắng, sợ ánh sáng và tiếng động. Sau đó xuất hiện các cơn co giật kiểu uốn ván, đầu nghẹo về phía sau, co quắp toàn thân, khó thở, mặt tái, răng cắn chặt. Nếu bị kích thích bên ngoài (ánh sáng, tiếng động) thì lại co giật. Sau cùng hôn mê và tử vong do ngừng thở.
Giải độc: Kinh nghiệm dân gian dùng cam thảo với đất sét, sắc lấy nước để uống.
Video đang HOT
Toàn cây có chất độc, nhưng thường dùng lá và hạt. Trong cây có các alkaloid như hyoscin (scopolamin), hyoscyamin và atropin. Lượng alkaloid toàn phần trong lá và hạt khoảng 0,20%-0,50%. Khi bị ngộ độc có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, mọi sự điều tiết đều giảm. Nạn nhân khô môi, khô cổ. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng.
Giải độc: Trường hợp nặng phải hô hấp nhân tạo và tiêm thuốc tăng sức. Đông y dùng bài thuốc sau để chữa ngộ độc cà độc dược: Vỏ đậu xanh 150g, liên kiều 40g, kim ngân hoa 80g, cam thảo 20g. Cho một lít nước, sắc còn 200ml, cách 2 giờ uống 1 lần.
Trong hạt có chứa 0,56%-1% rotenon. Khi ngộ độc, nạn nhân bị nôn mửa, ỉa chảy, hạ đường huyết, loạn nhịp tim, co giật, hôn mê.
Giải độc: Gây nôn, rửa dạ dày, thở oxy… là những phương pháp giải độc cấp tính thực hiện ở bệnh viện.
Mù u:
Chất độc có trong hạt, lá và nhựa cây. Hạt chứa 26%-50% dầu. Dầu này có chất độc. Khi ăn phải hạt sẽ bị nôn mửa, ỉa chảy.
Giải độc: Cho uống nước lòng trắng trứng hoặc than hoạt tính. Uống nhiều nước đường hoặc nước muối nhạt.
Cây cao su:
Trong hạt có 30% dầu béo (có thể dùng pha sơn, làm xà phòng…). Sau khi ép dầu, trong khô dầu có chứa một glucozit sinh acid xyanhidric độc. Người ăn 5-6 hạt có thể bị ngộ độc. Nạn nhân có hiện tượng đau bụng, nôn mửa, đau đầu và co quắp. Giải độc: Cho nạn nhân uống nước sắc cam thảo với đậu xanh, uống nước đường với trứng gà, hoặc cho uống nước ép cà rốt tươi để giải độc.
Thông thiên:
Chất độc có trong toàn cây, đặc biệt ở hạt. Trong hạt, ngoài 40%-50% dầu béo, còn có các heterozit gọi là thevetin, neriifolin, cerberin… có tác động với tim. Khi ngộ độc biểu hiện là buồn nôn và nôn kéo dài, gây mất nước, có khi kèm ỉa chảy, rối loạn thị giác và tim.
Giải độc: Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách rửa hay hút dạ dày tại cơ sở y tế.
Thầu dầu:
Trong hạt thầu dầu có 40%-50% dầu béo, 3%-5% rixin và một số chất khác như rixinin. Rixin là một protein rất độc, không tan trong dầu. Khi ép dầu, chất này nằm lại trong bã hạt (khô dầu). Không dùng làm thức ăn cho gia súc được. Rixin độc gấp 7 lần aconitin (là một alkaloid vào loại rất độc). Ăn một hạt thầu dầu đủ để gây nôn mửa, 3-4 hạt có thể làm chết một trẻ em, 14-15 hạt có thể làm chết một người lớn. Người bị trúng độc có hiện tượng đau bụng, nôn mửa, viêm dạ dày, ruột, nôn ra máu. Mất cảm giác, huyết áp tụt, bí tiểu tiện.
Giải độc: Tiêm dưới da huyết thanh kháng rixin và rixinin, cần đưa đến bệnh viện để xử lý. Nếu bị nhiễm độc nhẹ có thể gây nôn, rửa dạ dày.
Sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, cả gia đình nhập viện cấp cứu
Được gia đình người quen chiêu đãi món cá sấu hỏa tiễn vào bữa trưa, buổi chiều gia đình bà H, 62 tuổi tiếp tục mang món trứng cá về chế biến. Sau khi ăn xong khoảng 90 phút, cả mấy bà cháu đều xuất hiện nôn, đau bụng, đi ngoài liên tục.
Lo lắng, bà H, lên mạng Internet tìm hiểu thông tin về trứng cá sấu hỏa tiễn thì biết đây là loại trứng có độc, nguy hiểm. Cả gia đình bà đã cùng nhau lập tức đến BV Bạch Mai nhập viện ngay trong đêm.
TS-Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc-BV Bạch Mai cho biết, lúc 0g30p ngày 22-3, Trung tâm Chống độc và khoa Nhi tiếp nhận 5 người bệnh tình trạng "miệng nôn, trôn tháo". Bệnh nhân lớn nhất là bà N.T.H, 62 tuổi và bệnh nhi nhỏ nhất 5 tuổi.
Tại đây các bác sĩ đã thăm khám, khai thác bệnh sử, đánh giá lâm sàng và cho làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Sau khi xác định căn nguyên gây ngộ độc, bà H, được điều trị tại Trung tâm Chống độc, còn 4 cháu nhỏ (cháu bé nhất: 5 tuổi; cháu lớn nhất: 13 tuổi) được chuyển sang khoa Nhi, BV Bạch Mai. Sau 12 tiếng điều trị, sức khỏe của bà H. và các cháu đã ổn định, hết các triệu chứng buồn nôn, đau bụng và cầm đi ngoài.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết: Sáng 21-3, ông bà H, có đưa gia đình sang nhà người quen có trang trại nuôi cá ở Mê Linh. Tại đây, gia đình được chiêu đãi món thịt cá sấu hỏa tiễn. Con cá dài khoảng 150 cm và nặng tầm 20 kg. Đến chiều, gia đình có mang theo trứng cá sấu về đánh trứng, ăn bữa tối. Sau khi ăn khoảng 90 phút, các cháu và bà H. bắt đầu xuất hiện nôn, đau bụng và đi ngoài...
Cá sấu hỏa tiễn.
TS-Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, với cá sấu hỏa tiễn thì ăn thịt bình thường nhưng trứng và phần thịt quanh trứng chứa chất độc Ichthyotoxin. Đây là một chất gây độc trên hệ tiêu hóa (gây buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy), hệ thần kinh (đau đầu, vã mồ hôi, chóng mặt, ù tai, co giật) và tim mạch (loạn nhịp tim, tụt huyết áp). Trên thế giới mới có một số thông báo về bệnh nhân ngộ độc loại này. Tại Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai trước đây cũng đã từng có bệnh nhân tương tự.
Trên thực nghiệm các nhà khoa học cho chuột ăn trứng cá sấu hỏa tiễn thì chuột chết. Vì vậy, người dân tuyệt đối không được ăn trứng cá sấu hỏa tiễn và các bộ phận xung quanh trứng cá-bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.
Cá sấu hỏa tiễn (hay còn gọi là cá hỏa tiễn, cá mỏ vịt, cá nhái đốm, cá láng đốm, cá sấu mõm dài,...) có tên khoa học là Lepisosteus oculatus), tên tiếng Anh là Spotted gar. Loại cá này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, là một trong những loài cá cảnh phàm ăn, sinh trưởng nhanh và rất hung dữ.
Cá sấu hỏa tiễn có mặt trên khá quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Trong tự nhiên, chúng có thể tồn tại được ở những môi trường nước ngọt khác nhau như: đầm lầy, hồ, vùng cửa sông, nước lợ,...Khi nuôi, chỉ cần thả cá sấu hỏa tiễn vào bể nước ngọt là chúng có thể sống và phát triển tốt.
Cá sấu hỏa tiễn là loài động vật sinh sản lưỡng tính. Sau khi giao phối cùng con đực, cá cái sẽ đẻ trứng màu đỏ tươi. Mùa xuân là mùa sinh sản của loài động vật này và mỗi lần, con cái có khả năng đẻ rất sai, lên đến 150.000 quả trứng.
Rối loạn điện giải vì sao? Các chất điện giải là những khoáng chất như: natri, kali, clo, magie, canxi, phosphor..., có thể hòa tan trong dịch cơ thể, tạo ra các ion mang điện tích âm và dương. Rối loạn điện giải là trường hợp tăng hay giảm bất thường của các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rối loạn điện giải có thể gây ra các...