Tháo dỡ xưởng hạt điều trái phép trên đất bí thư huyện
UBND huyện Tuy An (Phú Yên) yêu cầu phải tháo dỡ dứt điểm xưởng hạt điều trái phép trên đất bí thư Huyện ủy trong tuần này.
Sáng nay (22-6), Công ty TNHH Long Việt bắt đầu tháo dỡ xưởng cắt tách hạt điều của công ty này tại xã An Chấn, huyện Tuy An xây dựng trái phép trên đất của ông Lê Hoàng Sang, Bí thư Huyện ủy.
Công ty TNHH Long Việt bắt đầu tháo dỡ nhà xưởng trái phép trên khu đất của bí thư Huyện ủy Tuy An. Ảnh: TẤN LỘC
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV, Công ty TNHH Long Việt đã thuê hơn 10 nhân công bắt đầu tháo dỡ phần mái của nhà xưởng. Đầu giờ buổi sáng, một cán bộ công an địa phương đã đến kiểm tra, chứng kiến việc tháo dỡ. Hiện các máy loại máy bên trong nhà xưởng đã ngừng hoạt động nhưng chưa được di dời đi nơi khác theo yêu cầu của UBND tỉnh Phú Yên và UBND huyện Tuy An. Phản ánh với PV, nhiều người dân địa phương tỏ thái độ vui mừng trước việc tháo dỡ xưởng cắt tách hạt điều trên bởi tạm thời không còn tình trạng ô nhiễm môi trường do xưởng chế biến này gây ra.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho biết huyện đã yêu cầu Công ty TNHH Long Việt phải tháo dỡ toàn bộ nhà xưởng, di dời máy đi nơi khác, dứt điểm trong tuần này. Nếu không chấp hành, UBND huyện sẽ kiên quyết tiến hành cưỡng chế.
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, vợ ông Lê Hoàng Sang, Bí thư Huyện ủy Tuy An, đã ký hợp đồng cho Công ty TNHH Long Việt thuê 764 m2 đất trái quy định của pháp luật. Sau đó, công ty này lấn chiếm đất hành lang giao thông, đất nông nghiệp, xây dựng xưởng sản xuất trái phép, gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 28-5, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Long Việt ngừng ngay mọi hoạt động sản xuất tại xưởng chế biến, tháo dỡ nhà xưởng di dời đi nơi khác nhưng công ty này không chấp hành. Tiếp đó, ngày 28-5 UBND huyện Tuy An tiếp tục đưa ra yêu cầu tương tự nhưng công này vẫn không thực hiện, tiếp tục sản xuất bình thường. Liên quan đến vụ việc này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đang xác kiểm tra, xác minh các sai phạm liên quan đến ông Lê Hoàng Sang từ đơn tố cáo của người dân. Mặt khác, UBND tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu UBND huyện Tuy An kiểm tra lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho hộ ông Lê Hoàng Sang đối với khu đất rộng 764 m2mà Công ty TNHH Long Việt làm nhà xưởng sản xuất. Kết quả kiểm tra ban đầu của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Phú Yên cho thấy khu đất này do vợ chồng ông Sang nhận chuyển nhượng từ người khác nhưng trong sổ đỏ do UBND huyện Tuy An cấp lại ghi “công nhận quyền sử dụng đất như nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất” là trái với quy định của pháp luật về đất đai. Mặt khác, trong 764 m2 của hộ ông Sang có 208 m2 đất hành lang giao thông đường cơ động ven biển Phú Yên nhưng vẫn được cấp sổ đỏ. UBND huyện Tuy An cấp sổ đỏ cho hộ ông Sang vào năm 2011, trong khi quy hoạch hành lang giao thông đường cơ động ven biển đã có từ trước năm 2008.
TẤN LỘC
Theo_PLO
Mua nhân chứng để yêu cầu bồi thường dự án quốc lộ 14?
Đại diện chính quyền địa phương huyện Ea H"leo, tỉnh Đắk Lắk khẳng định có dấu hiệu người dân bỏ tiền mua nhân chứng xác nhận thời gian sử dụng đất để trục lợi.
Ngày 12-6, ông Nguyễn Huy Tuấn, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Ea H"leo, tỉnh Đắk Lắk cho biết UBND huyện đã chỉ đạo công an huyện vào cuộc điều tra làm rõ các đối tượng có hành vi mua nhân chứng, kê khai gian dối nguồn gốc đất để trục lợi. Đồng thời, UBND huyện cũng đã có kế hoạch bảo vệ thi công để đảm bảo tiến độ dự án đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn qua thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H"leo.
Đoạn đường hơn 150 m nhiều lần người dân ra ngăn cản đơn vị thi công
Trước đó, phản ánh với Báo Người Lao Động, hàng chục hộ dân ở tổ dân phố 5 (thị trấn Ea Đrăng) cho rằng năm 2014 chính quyền địa phương đã thu hồi đất phục vụ thi công đường Hồ Chí Minh nhưng không bồi thường. Theo các hộ dân, phần đất đó họ khai hoang, mua lại và sử dụng từ trước năm 1982, có giấy xác nhận, có chữ ký người làm chứng là bà Nông Thị Ỷ và bà Trần Thị Mỹ Dung (những người sống ở địa bàn từ trước năm 1982).
Trong khi đó, theo UBND huyện Ea H"leo, diện tích đất của các hộ bị thu hồi nằm trong hành lang bảo vệ đường bộ, nằm ngoài sổ đỏ và có nguồn gốc sử dụng sau ngày 21-12-1982 (thời điểm ban hành Nghị định 203/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng - nay là Chính phủ) về điều lệ bảo vệ đường bộ.
Ông Hoàng Văn An, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Ea H"leo cho biết quá trình xác minh và làm việc với những người xác nhận đất cho các hộ khiếu nại, phía trung tâm phát hiện có dấu hiệu mua nhân chứng. Bà Nông Thị Ỷ mỗi lần làm việc đều cung cấp thời điểm, nguồn gốc đất khác nhau.
Còn đất của bà Trần Thị Mỹ Dung là do gia đình bà Ỷ khai phá nhưng bà Dung lại nhận là mình khai phá. Hiện có một số thông tin cho rằng bà Dung đã nhận tiền để xác nhận nguồn gốc đất mà bà Ỷ khai phá năm 1984 do bà Dung khai phá trước năm 1982. "Chúng tôi rất thông cảm, muốn bồi thường cho người dân nhưng không thể làm trái quy định được", ông An nói.
Mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức họp dân, đối thoại, vận động và gửi hàng loạt văn bản trả lời nhưng các hộ dân vẫn ngăn cản không cho nhà thầu thi công, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn và ảnh hưởng đến tiến độ dự án đường Hồ Chí Minh.
Bài và ảnh: Cao Nguyên
Theo_Người lao động
Cần minh oan cho người đã chết Sau khi chị Trần Thị Hải Yến tự tử trong nhà tạm giam, không ít lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho rằng chị bị oan nhưng đến nay chưa có cơ quan nào kết luận, minh oan cho chị Phát biểu tại Quốc hội về tình hình oan, sai trong tố tụng hình sự ngày 5.6, đại biểu Nguyễn Thị Khá nói: "Cần...