Tháo dỡ hàng loạt nhà trái phép trên đất lâm nghiệp
Trong hai ngày 20 – 21.12, lực lượng chức năng đã tiến hành tháo dỡ 20 căn nhà trái phép xây dựng trên đất lâm nghiệp tại khu vực tổ Tây Hồ 2 (còn gọi hồ Bảo Đại, phường 11, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng).
Ngày 21.12, những căn nhà xây dựng không phép, vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại khu vực tổ Tây Hồ 2 được người dân tự khắc phục hoặc buộc tháo dỡ theo quyết định của UBND TP.Đà Lạt.
Những căn nhà xây dựng trái phép đang được tháo dỡ.
Ông Huỳnh Quốc Phương – Chủ tịch UBND phường 11 cho biết, các công trình nhà ở không phép trên được chính quyền phát hiện trong khoảng 15 ngày gần đây. Hầu hết đều có kết cấu bằng vật liệu tạm, vách và mái đều lợp tôn.
“Các công trình trên chủ yếu do các hộ dân thi công trái phép vào ban đêm, sau một đến hai ngày đã hoàn thành nên rất khó phát hiện. Ngoài những nhà tạm thì những nhà được xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép trái phép cũng phải tháo dỡ dưới sự giám sát của UBND phường”, ông Phương cho hay.
Video đang HOT
Những điểm xây trái phép bằng bê tông, cốt thép cũng được tháo dỡ theo quy định.
Được biết, ngoài việc hàng loạt công trình nhà ở xây dựng không phép vi phạm trật tự xây dựng đô thị, khu vực này cũng đang là “điểm nóng” về việc phân lô, bán nền trái phép. Qua kiểm tra tại khu vực này, cơ quan chức năng TP.Đà Lạt và UBND phường 11 đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 21 công trình nhà ở vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Tính đến sáng 21.12, lực lượng chức năng của thành phố, các chủ đầu tư đã tự khắc phục, tháo dỡ được 20 căn nhà, những trường hợp còn lại đang được cơ quan chức năng TP.Đà Lạt tiếp tục xử lý.
Một điểm xây dựng trái phép bị buộc tháo dỡ.
Theo Danviet
Cầu đang thi công ở Yên Bái bị sập do làm sai thiết kế
Nguyên nhân đánh giá sơ bộ ban đầu là do thi công chưa đúng với bản vẽ thiết kế; quá trình thi công, hệ thống giàn giáo, cốt pha, cây chống yếu gây chuyển vị hệ thống dầm gây sập cầu.
Như Dân Việt đã đưa tin, trong lúc thi công đổ bê tông mặt cầu ngày 18.12, cầu Gốc Nụ ở xã An Thịnh, huyện Văn Yên (Yên Bái) bất ngờ đổ sập xuống suối. PV Dân Việt đã có mặt tại hiện trường tìm hiểu vụ việc.
Tại hiện trường, đơn vị thi công đã thu dọn phần bê tông và sắt thép bị đổ sập, một nhóm thợ thi công vẫn đang bàn tán câu chuyện cầu sập hôm trước. Ông Trần Văn Toản, công nhân thi công cầu cho biết: "Khi xảy ra sự cố, trên cầu có 6 người đang làm việc, rất may khi cầu sập không ai bị thương nặng".
Ông Trần Văn Toản kể lại sự việc. Ảnh: Hoàng Hữu
Theo báo cáo của Phòng KTHT huyện Văn Yên, khoảng 12h ngày 18.12, trong khi đang đổ bê tông mặt cầu thôn Gốc Nụ đã xảy ra sự cố sập toàn bộ mặt cầu xuống suối. Kiểm tra tại hiện trường và đối chiếu thực tế nhận thấy, thép dầm chủ không đúng thiết kế, chiều rộng bê tông mặt cầu rộng hơn so với thiết kế 0,46m; chiều cao bê tông mặt cầu tại vị trí mố cầu dày hơn 7cm. Nguyên nhân đánh giá sơ bộ ban đầu là do đơn vị thi công chưa đúng với bản vẽ thiết kế; quá trình thi công, hệ thống giàn giáo, cốt pha, cây chống yếu gây chuyển vị hệ thống dầm gây sập cầu.
Đơn vị thi công đã thu dọn phần bê tông và sắt thép bị đổ sập. Ảnh: Hoàng Hữu
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hà Đức Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết, cầu thôn Gốc Nụ, bắc qua Ngòi Bục có tổng kinh phí xây dựng 725 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 150 triệu đồng. Ngay sau khi xảy ra sự cố, huyện đã chỉ đạo xã tổ chức họp dân, lập biên bản vụ việc.
"Đối với chủ đầu tư và đơn vị thi công là Hội tích thiện liên phường Hà Nội và Cty TNHH tư vấn xây dựng thương mại Long Minh có địa chỉ tại số 18, Tăng Bạt Hổ, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng cũng chính là 2 đơn vị tài trợ chính xây dựng cầu cam kết sẽ chuyển lại số tiền nhân dân đã đóng góp về xã và sẽ tiếp tục kêu gọi các nhà hảo tâm hoàn thiện cây cầu trong thời gian sớm nhất", ông Hà Đức Anh cho biết thêm.
Ông Hà Đức Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên. Ảnh: Hoàng Hữu
Được biết, cầu Gốc Nụ được Hội tích thiện liên phường Hà Nội và Cty TNHH tư vấn xây dựng thương mại Long Minh (Đà Nẵng) tài trợ với mong muốn giúp đỡ bà con ở 6 thôn thuộc xã An Thịnh đi lại qua Ngòi Bục trong việc an táng người đã khuất tại nghĩa trang của 6 thôn trong xã được thuận lợi, đặc biệt sau clip người dân nơi đây phải đóng mảng đưa quan tài qua suối Ngòi Bục trong mùa lũ năm 2017.
Theo Danviet
Nghệ An: Đất lâm nghiệp bị "xẻ thịt", xây nhà trái phép Dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), nhiều diện tích đất lâm nghiệp bị "xẻ thịt" rồi chia thành từng lô để bán trong sự "bất lực" của chính quyền địa phương. "Xẻ thịt" đất lâm nghiệp xây nhà trái phép Thời gian qua, phóng viên Dân Việt nhận được phản ánh...