Tháo dỡ 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản tại Cát Bà
Ngày 22/9, UBND huyện Cát Hải bắt đầu tháo dỡ các lồng nuôi cá, nhuyễn thể của 440 cơ sở trên các vịnh ở Cát Bà, trả lại cảnh quan môi trường.
Số cơ sở nuôi trồng thủy sản nằm ở các vịnh Lan Hạ, Bến Bèo, Cát Bà, Trà Báu và vịnh Gia Luận, thuộc huyện Cát Hải. Tất cả bị tháo dỡ theo Nghị quyết 05 của UBND TP Hải Phòng để bảo tồn danh thắng Cát Bà.
Hết ngày 22/9, 7 cơ sở được tháo dỡ, trong đó có 2 hộ ông Bùi Văn Hoàn và Hoàng Văn Giang nuôi tại khu Nam Cát, Vườn quốc gia Cát Bà.
Trong ngày 22/9, UBND huyện Cát Hải tháo dỡ 7 cơ sở nuôi trồng thủy sản đầu tiên tại khu Nam Cát, thuộc Vườn quốc gia Cát Bà. Ảnh: Giang Chinh
Ông Nguyễn Văn Vinh, Phó chủ tịch huyện Cát Hải, cho biết huyện đã thành lập 10 tổ công tác đến các cơ sở vận động tháo dỡ, đa số đồng thuận. Huyện cũng đã kiểm đếm, lập phương án hỗ trợ được 380 cơ sở.
Là một trong 19 hộ tháo dỡ trong đợt đầu, bà Bùi Thị Hợp (51 tuổi, thị trấn Cát Bà) cho biết, gia đình đầu tư 36 ô lồng nuôi cá, ngao, tu hài từ năm 2007, năm được năm thua nên hiện còn nợ ngân hàng gần 300 triệu đồng tiền giống. Số tu hài, ngao chưa đến thời điểm thu hoạch, nhưng gia đình bà chấp hành tháo dỡ.
“Vợ chồng tuổi cao, không công ăn việc làm, chỉ hy vọng huyện bố trí hoặc tạo điều kiện cho chúng tôi có công việc để ổn định cuộc sống”, bà Hợp nói.
Hàng trăm tấn rác từ việc tháo dỡ được lực lượng chức năng chuyển lên tàu đưa lên đảo tiêu hủy. Ảnh: Giang Chinh
Trước đó ngày 13/8, UBND TP Hải Phòng đề xuất HĐND thành phố ban hành nghị quyết hỗ trợ người dân tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà nhằm xây dựng huyện đảo thành trung tâm du lịch sinh thái tầm cỡ quốc tế, tiến tới chuẩn bị điều kiện cần thiết để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022.
Số tiền hỗ trợ cho cơ sở nuôi trồng thủy sản cả về vật kiến trúc và sản phẩm nuôi được thống kê sơ bộ hơn 68 tỷ đồng, hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
Hiện trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà có 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790 m2 giàn nuôi nhuyễn thể và 1.298 nhân khẩu.
Nét đẹp bình yên ở thành phố cảng Hải Phòng những ngày giãn cách chống Covid-19
Những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc bình yên của thành phố Cảng trong thời điểm dịch Covid-19 khiến những người con xa xứ man mác nỗi nhớ quê.
Nhiếp ảnh gia Hai LeCao (tên thật là Lê Cao Hải, sinh năm 1984) đã dành gần một tháng để rong ruổi tìm kiếm, ghi lại những khoảnh khắc bình yên, đầy hoài niệm của thành phố Hải Phòng.
Bộ ảnh hơn 300 tấm mang màu sắc đa dạng về thành phố cảng khiến nhiều người con Hải Phòng xa xứ man mác nỗi nhớ quê. Bộ ảnh gợi lại những điều bình dị gắn bó với họ cả tuổi thơ nhưng cũng xen lẫn hình ảnh hiện đại, văn minh khiến họ tự hào.
Nhiếp ảnh gia Hai LeCao thừa nhận, trước đây, anh từng hình dung về người Hải Phòng là "những người ăn sóng nói gió, ngay thẳng, có chút giang hồ ngạo nghễ và nóng tính".
Video đang HOT
Nhưng sau này, khi có vợ là người Hải Phòng, anh có nhiều cơ hội khám phá về thành phố, con người nơi đây hơn.
"Hóa ra, Hải Phòng có nhiều màu sắc đa dạng lắm. Trái với những hình dung ban đầu, con người Hải Phòng thân thiện, gần gũi. Là một người chụp ảnh, tôi luôn quan sát cách người dân phản ứng với việc bị chụp hình. Nhất là khi tác nghiệp ở các khu chợ dân sinh, nhiều người sẽ tỏ ra khó chịu, thậm chí cau có, quát mắng. Nhưng ở Hải Phòng, từ cô bán rau, bán cá, anh bán đồ điện, bác lái xích lô... đều nở nụ cười niềm nở, trìu mến vô cùng", anh Hải cho biết.
"Đến Hải Phòng bạn có thể gặp những thanh niên vẻ ngoài to béo, xăm kín mình nhưng khi nói chuyện lại rất lịch sự, khiêm tốn. Hải Phòng đáng yêu như thế đó", anh chia sẻ.
Hình ảnh cây cầu Hoàng Văn Thụ - cây cầu đẹp bậc nhất Hải Phòng, mang hình dáng "cánh chim biển" trong một sớm bình minh.
Khung cảnh bình yên dưới chân cầu Hoàng Văn Thụ nhìn về phía cảng
Chợ Sắt ở Hải Phòng nhìn từ trên cao. Khoảng những năm 80, 90 của thế kỷ trước, chợ Sắt là khu chợ đầu mối nổi tiếng sầm uất bậc nhất của thành phố Hải Phòng. Nơi đây là kí ức của nhiều thế hệ người Hải Phòng
Nhiếp ảnh gia Hai LeCao luôn có cảm xúc với những kiến trúc xưa cũ, mang dấu vết của thời gian và là nhân chứng của lịch sử. Khi chụp chợ Sắt, anh thích thú nhưng cũng có chút tiếc nuối khi trong tương lai, nơi đây có thể được thay thế bằng tổ hợp trung tâm thương mại
Tọa lạc trên con phố trung tâm Nguyễn Tri Phương, Bưu điện Hải Phòng nằm trong quần thể những công trình kiến trúc độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc thuộc địa, góp phần làm nên nét đẹp đô thị đã từ lâu nổi tiếng với sự giao thoa giữa cổ kính và hiện đại
Trong bộ ảnh về Hải Phòng của anh Hải, ngoài những tấm hình nội đô thành phố là khung cảnh nhộn nhịp, ấn tượng của bến cảng, cảnh sắc vùng biển, đảo hoang sơ.
"Sẽ thật thiếu sót khi nhìn ngắm những hình ảnh đẹp về Hải Phòng mà thiếu đi những khung cảnh nhộn nhịp của bến cảng và những con tàu đầy ắp hàng hóa, vận chuyển đi muôn nơi. Đây là một trong những điều làm thành phố xinh đẹp này trở nên hoàn thiện, phong phú và riêng biệt", anh Hải chia sẻ.
Không thể trở về Hà Nội do ảnh hưởng của dịch Covid, trong thời gian ở Hải Phòng, anh thường rong ruổi đi từ thành phố qua Cát Hải, sang Cát Bà.
Trước đây, tuyến đường này dày đặc những chuyến container, chúng nối đuôi nhau hàng hàng, lớp lớp, hối hả, khẩn trương.
Khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, khung cảnh ấy "biến mất", trả lại sự bình yên và cho anh Hải có cơ hội ngắm hoàng hôn cuối ngày.
Những cây cầu vắng lặng trong thời điểm thành phố thắt chặt quy định phòng chống dịch bệnh, khác hẳn hình ảnh dòng xe container nối đuôi, ồn ã
Ánh sáng hoàng hôn huyền ảo, phủ đầy mặt biển và trùm lên những chiếc tàu cá neo đậu lặng thinh
Thành phố Cảng lặng lẽ, đầy thân thương trong chiều hoàng hôn
Anh Hải thường ghé thăm Cát Hải để cảm nhận cảnh đẹp buổi chiều cuối hạ, khi cái nắng vàng ươm trải dài trên những vạt lưới, lấp lánh mặt biển.
"Tôi thật sự thấy mình may mắn khi đang được sống trên một vùng đất đầy sự tự do và lãng mạn như thế, ngay trong cơn biến động của một trận đại dịch làm đảo điên cả thế giới ngoài kia", anh Hải từng viết trên trang cá nhân của mình.
"Một Cát Hải bình yên như nhung" trong cảm nhận của anh Hải
Nơi đây không khói bụi, không ồn ào tiếng còi xe...
... thi thoảng chỉ vẳng lại tiếng trẻ nô đùa, tiếng hò réo gọi nhau của những ngư dân
Không nhiều người biết về một Cát Hải hoang sơ như thế
Hình ảnh làng mắm truyền thống Cát Hải, nơi người dân một nắng hai sương quanh năm để làm ra những vại mắm cốt
Những vại mắm ngon phải mất ít nhất là hai năm mới hoàn thành một mẻ
Anh Hải cũng "ưu ái" dành nhiều khung hình cho Cát Bà, ghi lại vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết hòn đảo này. Dịch Covid-19 khiến cho ngành du lịch ngưng trệ nhưng cũng mang lại thời gian "nghỉ dưỡng" để "hồi sức" cho những địa điểm du lịch vốn đông khách như Cát Bà
Vịnh Lan Hạ Cát Bà có những bãi cát trắng muốt, làn nước xanh như ngọc. Du khách có thể thuê cano hay tàu đi đến vịnh từ Bến Bèo
Rừng ngập mặn Phù Long mênh mông, bát ngát nhìn từ trên cao
Là một người có đam mê du lịch thám hiểm, anh Hải cũng không bỏ qua những địa điểm hang động nguyên sơ của Cát Bà
Vẻ đẹp hoang sơ của Đảo Tự Do trên vịnh Lan Hạ Đảo Tự Do (Freedom Island) là một hòn đảo nhỏ nằm ẩn mình giữa Vịnh Lan Hạ tuyệt đẹp. Nơi này sở hữu khung cảnh hữu tình, thiên nhiên hoang sơ khiến ai đặt chân đến cũng cảm thấy mê mẩn. Đảo Tự Do trên vịnh Lan Hạ sở hữu hai bãi biển đối xứng qua một bờ cát, khung cảnh thần tiên,...