Thảo cầm viên Sài Gòn sẽ bị phá bỏ để xây cao ốc?
Trong một vài ngày qua, cộng đồng Facebook Việt Nam đã lan truyền thông tin Thảo cầm viên Sài Gòn sẽ bị hủy bỏ, san bằng và nhường chỗ các dự án bất động sản đắt giá.
Thông tin gây sốc này xuất phát từ một nhạc sĩ tên Tuấn Khanh, sinh sống ở TP HCM.
Nhạc sĩ này đã viết như sau:
“Nếu không có gì thay đổi, theo như ước tính thì năm 2016, Sở thú Sài Gòn (Thảo Cầm Viên) có hơn 140 tuổi sẽ bắt đầu bị hủy bỏ, san bằng và nhường chỗ các dự án bất động sản đắt giá.
Thêm một di tích văn hóa – lịch sử của Sài Gòn sẽ đi vào dĩ vãng. Đây là nơi được xây dựng từ năm 1864 bởi người Pháp, và được ghi nhận là nơi bảo tồn động vật lâu đời hàng thứ 8 trên thế giới.
Chính quyền Tp.HCM cho biết sẽ dời Sở thú ra xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, có tổng diện tích 485 ha. Đất ở đây cũng đã được tổ chức đền bù cho dân chúng để chuẩn bị thực hiện cho dự án.
Dự án này có tên là Công viên Sài Gòn Safari. Cũng là dự án sẽ xóa sổ một hình ảnh độc đáo của SG, tương tự như xóa sổ Brodard, Givral, Tax, cây xanh…”.
Thông tin trên đã được hàng nghìn người chia sẻ trên Facebook, với rất nhiều bình luận bày tỏ thái độ phẫn nộ trước việc hủy hoại một di sản văn hóa – lịch sử của TP HCM. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến bày tỏ sự hoài nghi tính xác thực của thông ti.
Video đang HOT
Vậy, sự thật của chuyện “san bằng Thảo Cầm Viên” là gì?
Theo tường thuật từ báo chí trong nước, tại các cuộc họp gần đây, thường trực UBND TP HCM đều đã thống nhất với chủ trương biến Thảo Cầm Viên Sài Gòn thành một khu vườn bách thảo. Để phục vụ mục đích này, toàn bộ động vật đang sinh sống trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn sẽ được dời về khu quy hoạch mới là Công viên Sài Gòn Safari, nơi được thiết kế xây dựng theo kiểu tự nhiên, động vật được thả tự do trong những khu rừng nhân tạo (safari).
Tất cả các công trình lịch sử của Thảo Cầm Viên Sài Gòn như tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, đền thờ Vua Hùng, các bức tượng cổ… cùng hệ thống cây cổ thụ sẽ được giữ nguyên hiện trạng.
Kế hoạch này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia vì những lý do sau:
- Khi được xây dựng, công năng chính của Thảo Cầm Viên là một khu vườn bách thảo chứ không phải một sở thú, đúng như tên gọi ban đầu là Vườn Bách Thảo.
- Từ trước 1975 đến nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã phát triển theo lối tự phát, chuồng thú thêm thắt lung tung, quán xá xuất hiện xô bồ khiến hiện trạng mặt bằng tổng thể trở nên lộn xộn, việc quy hoạch để trả lại cảnh quan cho khu vườn là cần thiết.
- Việc nuôi thú nhốt theo kiểu trưng bày hiện nay đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với xu hướng của thế giới.
- Điều kiện môi trường Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày nay không còn bảo đảm cho việc nuôi các loài thú quý hiếm do tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông ở khu vực trung tâm thành phố.
Vì vậy, có thể tạm đưa ra kết luận về vụ việc này như sau:
- Không có chuyện hủy bỏ, san bằng Thảo Cầm Viên Sài Gòn để nhường chỗ các dự án bất động sản đắt giá. Các công trình lịch sử và hệ thống cây xanh của khu vườn hiện tại sẽ được giữ nguyên.
- Trước những tin đồn nhảm nhằm mục đích gây sốc tương tự, cộng đồng mạng cần kiểm chứng bằng những phát ngôn từ cấp có thẩm quyền và ý kiến của các chuyên gia, thay vì tin tưởng vô điều kiện vào những đối tượng không có chuyên môn.
Theo NTD/Reds
Quy hoạch Hòa Lạc thành khu đô thị sinh thái, công nghệ
Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật có vai trò giảm tải về chức năng và áp lực về dân số cho đô thị trung tâm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
Phạm vi nghiên cứu được xác định trên cơ sở địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, có quy mô khoảng 17.294 ha.
Đô thị Hòa Lạc là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là đô thị nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội trên cơ sở gắn kết địa hình tự nhiên, với hệ thống không gian, cảnh quan khu vực Ba Vì - Đồng Mô và sông Tích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh).
Khu đô thị Hoà Lạc được kết nối với trung tâm Hà Nội bằng trục Đại lộ Thăng Long.
Đô thị Hòa Lạc hình thành 4 cụm không gian chức năng chuyên biệt gồm: Khu Đại học quốc gia Hà Nội và các cụm trường phân tán tại phía Nam; khu công nghệ cao Hòa Lạc; khu trung tâm y tế tập trung; khu đô thị sinh thái, tiết kiệm năng lượng, phát triển gắn kết với địa hình đồi núi và hệ thống hồ nước hiện có của khu vực.
Nhiệm vụ Quy hoạch yêu cầu phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị; rà soát, đánh giá, đề xuất giải pháp phù hợp với các dự án đã và đang triển khai trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch.
Về quy hoạch phát triển đô thị, cần xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng của đô thị: Khu phát triển mới, khu bảo tồn cải tạo, khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với từng khu chức năng.
Bên cạnh đó, xác định trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, công viên cây xanh, thể dục thể thao và không gian mở đô thị; định hướng cho các hệ thống hạ tầng xã hội như y tế, nhà ở, văn hóa, thương mại dịch vụ, chợ, siêu thị...; có giải pháp phù hợp để phát triển đô thị hai bên đường Hồ Chí Minh theo hướng xây dựng các đô thị hiện đại và đồng bộ, lựa chọn các điểm nhấn tạo bộ mặt kiến trúc cho đô thị tránh ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, khuyến khích xây dựng một số khu điều dưỡng.
Đồng thời, đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm và hạn chế sử dụng đất nông nghiệp và đất thuộc vùng bảo tồn sinh thái cảnh quan cho các mục đích phi nông nghiệp.
Về thiết kế đô thị, cần xác định vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị, định hướng về hình ảnh đô thị và không gian kiến trúc theo tính chất, mục tiêu phát triển của từng khu vực. Tổ chức không gian cây xanh, mặt nước, theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và các quy định pháp luật hiện hành.
P.Thảo
Theo Dantri
Những 'cánh rừng xanh' giữa nội đô Sài Gòn Công viên Gia Định, Hoàng Văn Thụ, Tao Đàn, Thảo Cầm Viên... với hàng nghìn cây xanh là những địa điểm hóng mát, vui chơi lý tưởng cho người dân và du khách khi đến TP HCM. Công viên Gia Định (quận Gò Vấp, Tân Bình và quận Phú Nhuận) Trước năm 1975, công viên được quy hoạch làm sân golf và sau...