Thảo cầm viên Sài Gòn chờ người nhận lại chim công quý
Ông Thân Văn Nên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thảo cầm viên Sài Gòn, cho biết nhân viên thảo cầm viên bắt được con công vào chiều 26-10, hiện sức khỏe con công ổn định, ăn uống tốt.
Con công hiện đang được nuôi cách ly để theo dõi thể trạng và đánh giá sức khỏe
Ông Nên cũng cho biết ngày 27-10, một sư thầy ở Vĩnh Long có đến thảo cầm viên nhận là chủ con công. Sư thầy cho biết mình bị mất trộm đã mấy hôm.
Nhân viên thảo cầm viên đã mở cửa chuồng cho thầy xem nhận điện. Hiện thầy đang trở về Vĩnh Long làm những thủ tục pháp lý liên quan mong nhận lại vật nuôi.
Thủ tục pháp lý bao gồm: giấy phép nuôi dưỡng động vật hoang dã của kiểm lâm, đơn trình báo mất trộm vật nuôi gửi địa phương có xác nhận…
“Khi sư thầy chứng minh được con công này là của mình và có đủ giấy tờ thủ tục pháp lý liên quan, được cơ quan quản lý nhà nước về động vật hoang dã chấp nhận trao trả thì thảo cầm viên sẽ tiến hành thủ tục trao trả chim công cho sư thầy” – ông Nên khẳng định.
Video đang HOT
Trước đó, vào chiều 26-10, nhân viên thảo cầm viên mang vợt đến một ngôi nhà trên đường Trần Quốc Thảo quận 3 để vây bắt chim công, mang về thảo cầm viên Sài Gòn chờ tìm chủ của chú chim này.
Theo nhiều người dân, chú chim công này bất ngờ đậu trên sân thượng một nhà dân trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3, TP.HCM) và được người dân nhìn thấy vào sáng 25-10. Một số người định bắt nhưng bất thành do chim bay quanh quẩn trên sân thượng, mái nhà nhà dân…
Chim công nằm trong Sách đỏ, thuộc nhóm 1B, rất quý hiếm của Việt Nam.
Theo Nguyễn Trà ( Pháp Luật TPHCM)
Sư thầy từ miền Tây lên Sài Gòn xin nhận lại chim khổng tước
Một vị sư thầy vượt hàng trăm km lên Sài Gòn mong nhận lại chim khổng tước, sau khi nghe tin Thảo Cầm Viên giữ và chăm sóc chim quý bị trộm 2 hôm trước.
Chiều 27/10, sư thầy với vẻ mặt đầy lo lắng vì mất chim quý 2 hôm nay đã tức tốc đón xe từ Vĩnh Long lên TP.HCM mong muốn nhận lại chim công sau khi đọc thông tin trên báo, đài thấy chim của mình được Thảo Cầm Viên đưa về chăm sóc.
Đại diện Thảo Cầm Viên đưa sư thầy ra vườn thú thăm chim khổng tước, đồng thời hướng dẫn về địa phương làm bản tường trình, có xác nhận của địa phương về nguồn gốc chim quý
Theo sư thầy, trong ngôi chùa ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long có nuôi 4 con công quý hiếm. Trong lúc thầy đi công tác xa, thầy nhờ học trò ở nhà trong coi thì bị kẻ trộm cắt lưới, lấy mất 3 con. Vụ việc nhanh chóng được nhà chùa trình báo lên Công an địa phương.
"Lúc biết tin mất chúng nó, tôi rất buồn và cứ nghĩ sẽ không được gặp lại nữa. Khi thấy con công của mình an toàn trong đây tôi rất vui mừng", sư thầy chia sẻ.
Vị sư thầy chia sẻ: "Sẽ về làm giấy tờ xác nhận ở địa phương, rồi lên đưa chim công về lại chùa nuôi dưỡng, nếu không được thì xem như cho nó có ngôi nhà mới vậy".
30 năm làm việc mới có 1 chủ nhân xin nhận lại chim
Ông Thân Văn Nê - Phó Giám đốc Xí nghiệp động vật, Thảo Cầm Viên Sài Gòn khá bất ngờ khi lần đầu tiên trong 30 năm làm việc có chủ nhân liên hệ xin nhận lại chim khổng tước bị lạc mất được đưa về đây.
Cũng theo ông Nê, nếu muốn nhận lại chim công quý hiếm này phải có đầy đủ các chứng cứ về pháp lý, giấy phép nuôi dưỡng rồi liên hệ với Kiểm lâm nhận lại.
Chim khổng tước quý hiếm được chăm sóc trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Trước đó, sáng 25/10, người dân bất ngờ nhìn thấy một con chim công quý đậu trên mái một nhà dân trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3 nên đến xem thì chim bay chỗ khác rồi ngủ.
Đến chiều 26/10, người dân lại thấy con chim công này xuất hiện nên báo cho nhân viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn đến bắt và đưa về chăm sóc.
Con chim công này là công Việt Nam (giống đực) rất quý hiếm, thuộc nhóm 1B (sách đỏ). Bộ lông chim công có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu.
Theo Vân Lam
Hà Nội: Đề nghị "cấm cửa" nhà thầu để cây chết khô Đoạn đường dài 3km, hàng loạt cây mới trồng chết khô, Sở Xây dựng đề nghị không cho nhà thầu tham gia thêm dự án trồng cây xanh trên địa bàn thành phố. Nhiều cây chết khô trên đường Nguyễn Xiển, Hà Nội Thời gian gần đây, hàng loạt cây mới trồng trên đường Nguyễn Xiển tiếp tục chết khô, nhiều cây mất...