Tháo các “nút thắt” tăng trưởng
Khi hạ thấp mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014, Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo các nước cần tháo những “nút thắt” tăng trưởng như hạ tầng, thị trường lao động, môi trường kinh doanh…
WB cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014 sẽ giảm so với dự báo trước đây
bởi tăng trưởng chậm lại ở các nước đang phát triển
Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” công bố ngày 10-6 tại Washington, Ngân hàng thế giới (WB) đã hạ thấp các mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014. Đáng chú ý lý do chính khiến WB phải hạ mức dự báo tăng trưởng lần này là do tình trạng trì trệ tại các nước đang phát triển – vốn là khu vực tăng trưởng cao nhất thế giới, trong khi các nền kinh tế phát triển lại tăng trưởng khả quan hơn.
Cụ thể, WB hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 xuống còn 2,8% so với mức 3,2% đưa ra hồi tháng 1 năm nay. Trong đó, các nước phát triển nỗ lực đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay, đạt 1,9% so với mức 1,3% của năm 2013 và đáng thất vọng là các quốc gia đang phát triển lại chỉ có thể tăng trưởng 4,8% năm 2014, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo 5,3% hồi đầu năm.
Video đang HOT
Báo cáo của WB cũng đưa ra những nguyên nhân khiến định chế tài chính này phải hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đó là thời tiết không thuận tại Mỹ, khủng hoảng tại Ukraine, quá trình tái cân đối tại Trung Quốc, bất ổn chính trị tại một số nước thu nhập trung bình, tốc độ tái cơ cấu chậm chạp và hạn chế năng lực.
Tuy nhiên, WB cũng đưa ra những đánh giá tích cực hơn về nền kinh tế thế giới trong 1-2 năm tới. Theo định chế tài chính này, nền kinh tế toàn cầu sẽ lấy lại đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm và nâng mức tăng trưởng lên lần lượt 3,4% và 3,5% trong các năm 2015 và 2016.
Các nước thu nhập cao sẽ đóng góp 50% mức tăng trưởng trong 2 năm 2015-2016 trong khi con số này năm 2013 dưới 40%, và điều này sẽ tạo động lực quan trọng cho các nước đang phát triển. Trong vòng 3 năm tới, các nền kinh tế thu nhập cao sẽ đóng góp một lượng cầu tương đương 6.300 tỷ USD, tăng mạnh so với 3.900 tỷ USD trong 3 năm qua.
Bên cạnh đó, rủi ro tài chính ngắn hạn đã giảm bớt đối với kinh tế thế giới, một phần bởi rủi ro xấu đã không gây bất ổn nghiêm trọng và một phần do các biện pháp điều chỉnh kinh tế gần đây đã góp phần giảm bớt mức độ tổn thương. Thâm hụt tài khoản vãng lai của một số nền kinh tế bị tác động nặng nề nhất trong năm 2013 và đầu năm 2014 đã thuyên giảm và dòng vốn chảy đến các nước đang phát triển đã đảo ngược.
Phát biểu khi công bố báo cáo, Chủ tịch WB Jim Yong Kim đã nhấn mạnh tới việc các nước đang phát triển cần phải tăng tốc và đầu tư nhiều hơn nữa vào quá trình tái cơ cấu trong nước thì mới có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế tổng thể và đủ mức xoá nghèo cùng cực ngay trong thế hệ hiện tại. Bởi theo ông, tỷ lệ tăng trưởng tại các nước đang phát triển vẫn ở mức thấp đã không tạo đủ số việc làm cần thiết để cải thiện cuộc sống của 40% số người thuộc diện nghèo nhất.
Ngoài ra, chương trình tái cơ cấu bị dừng lại tại một số nước đang phát triển cũng cần được khởi động lại nhằm duy trì tăng trưởng nhanh. Ông Andrew Burns, tác giả chính bản báo cáo năm nay, cho rằng cần phải tháo những nút thắt hạn chế trong ngành năng lượng, cơ sở hạ tầng, thị trường lao động và môi trường kinh doanh tại nhiều nền kinh tế bởi chúng đã cản trở tốc độ tăng trưởng GDP và năng suất lao động.
Theo ANTD
WB bắt tay cải cách
Ngân hàng Thế giới (WB) đang tiến hành cuộc cải cách khá sâu rộng không chỉ nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động hàng trăm triệu USD mỗi năm mà còn tăng hiệu quả của hoạt động trợ giúp xoá đói giảm nghèo và phát triển trên toàn cầu.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho rằng định chế này phải cải cách để hiệu quả và tiết kiệm hơn
Thông tin ngày 8-10 từ WB cho biết, thể chế tài chính này đã đặt mục tiêu tiến hành cải cách mạnh phương thức hoạt động của định chế tài chính lớn nhất thế giới trợ giúp các nỗ lực chống đói nghèo trên toàn cầu trong 3 năm tới đây. Theo WB, nếu mục tiêu này đạt được đúng như kế hoạch sẽ giúp thể chế này tiết kiệm được tổng cộng 400 triệu USD, tức hơn 130 triệu USD/năm.
Với số tiền hơn 130 triệu USD tiết kiệm được mỗi năm, WB có thể tái đầu tư nhằm giúp Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD thuộc WB) huy động thêm được 1 tỷ USD hỗ trợ các dự án xóa đói giảm nghèo trên khắp thế giới. Hiện tại ngân sách cho hoạt động của WB và 5 chi nhánh, trong đó có IBRD, là khoảng 500 tỷ USD/năm với lực lượng nhân viên khoảng 10.000 người tại 120 quốc gia.
Trong khi đó trong chiến lược dài hạn của mình, WB đặt mục tiêu tới năm 2030 sẽ xóa bỏ hoàn toàn tình trạng đói nghèo cùng cực trên toàn cầu và tăng thu nhập cho những người nghèo nhất thế giới, hiện chiếm khoảng 40% dân số thế giới. Theo các nhà hoạch định chính sách của WB, để làm được điều này, thể chế tài chính này cần thay đổi phương thức hoạt động theo hướng cho vay có chọn lọc hơn với tiêu chí cốt yếu là hiệu quả của dự án, tập trung vào các nước kém phát triển.
Việc đặt ra các mục tiêu cải cách trên nằm trong nỗ lực cải cách sâu rộng hoạt động của WB sau khi ông Jim Yong Kim ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch thể chế tài chính này tháng 7-2012. Ông Jim Yong Kim từng nhấn mạnh rằng WB cần có kế hoạch cải cách sâu rộng để thể chế tài chính này hoạt động hiệu quả hơn trong nỗ lực chấm dứt nạn đói nghèo trên toàn cầu.
WB phải cải cách thay đổi chiến lược hoạt động sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cho nguồn ngân sách ngày càng eo hẹp hơn trong khi cuộc cạnh tranh trong việc tìm kiếm các nguồn quỹ phát triển cũng dần trở nên gay gắt. WB thừa nhận chỉ còn nguồn lực rất hạn chế trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển, nơi chỉ riêng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đã cần số tiền đầu tư lên tới hơn 1,5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Chính vì thế, WB phải thay đổi chiến lược hoạt động theo hướng cho vay có chọn lọc hơn, chủ yếu tập trung vào các nước kém phát triển, khu vực Nam Sahara, Đông Nam Á và một số khu vực khác chịu tác động lớn từ tình trạng đói nghèo.
Bên cạnh đó, WB không chỉ chú trọng tới số tiền tài trợ cho các quốc gia mà nhấn mạnh tới việc thực hiện hiệu quả các dự án tài trợ. Định chế tài chính này đang dần chuyển đổi mô hình hoạt động từ hỗ trợ phát triển thành một ngân hàng "giải pháp" để không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính mà cả những kiến thức và kinh nghiệm đối phó với những thách thức phát triển chung như y tế, giáo dục, môi trường, biến đổi khí hậu...
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Mỹ dọa áp đặt thêm biện pháp trừng phạt kinh tế Nga Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel để thảo luận về tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraine và các vấn đề liên quan tới cuộc gặp 4 bên sắp tới gồm các ngoại trưởng Nga, Mỹ, Ukraine và Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu. Nhà...