Thanh xuân hết mình, bạn sẽ không phải hối tiếc
Mỗi người chỉ có một lần trải qua những năm tháng thanh xuân. Đến khi bạn đi qua những năm tháng ấy mới thấy những đắn đo, suy nghĩ của thời trẻ khiến bản thân nuối tiếc vì đã không dám sống hết mình…
Nhạc bài hát T hời thanh xuân sẽ qua của Phạm Hồng Phước vang lên da diết, lòng bồi hồi nhớ lại những năm tháng thanh xuân. Ai cũng có một thanh xuân nhưng nó mang màu sắc rực rỡ hay gam màu trầm lại là ở mỗi người.
Chúng ta từng ngồi bên nhau nhấn nhá những câu hát: “Anh sẽ xây ta một căn nhà/ Trước sân trồng thêm rau cà/ Ở đằng sau mình nuôi thêm hồ cá/ Em tưới hoa bên bờ sông nhà/ Đom đóm lung linh màn đêm yên bình/ Ta dạo thuyền quanh, đom đóm bay thật nhanh/ Rồi khi hoàng hôn, em và anh, ta ra ngoài hiên nhìn trời mây lên/ Cắm thêm bình hoa, và thêm chút bánh trà/ Bật lên tình ca Ngô Thụy Miên/ Đôi ta thường nghe những ngày hè vô tư”.
Ảnh minh họa.
Chúng ta cũng đã từng mơ như vậy, từng là cả thế giới của nhau. Tôi từng coi anh là tất cả, sống hết mình với nhiệt huyết của tuổi trẻ. Nhưng cuối cùng, ảo mộng tan vỡ, trái tim tôi đau đớn, gào thét bởi sự bội bạc của anh.
Rất nhiều năm về sau, tôi tình cờ nghe được người bạn cũ nhắc lại. Anh vẫn thường về khu tôi ở, đứng ở đó nhìn lên căn phòng đến khi không còn ánh đèn, anh mới quay về. Nghe được vậy, tôi không có chút cảm xúc, đơn giản mình đã yêu hết mình, chẳng còn điều gì tiếc nuối. Tôi tự hỏi, tại sao thanh xuân của anh lại bồng bột đến thế để phải hối hận, mặc cảm tội lỗi với đối phương.
Video đang HOT
Thật ra, ai cũng sẽ như anh, cũng sẽ có điều tiếc nuối hay những lấn cấn trong lòng khi thời thanh xuân đã sai lầm. Sau tất cả, tôi học được cách yêu thương bản thân, trước khi yêu một ai đó. Rồi tôi lại gặp một người có thể khiến trái tim rung động, tôi trao gửi cả tâm hồn, sự tin tưởng cho họ. Chẳng vì những vấp ngã ở tuổi thanh xuân mà thu mình, tôi vẫn đón chào và bước tới phía trước. Ai cũng xứng đáng có được tình yêu, tại sao chỉ vì một cú ngã mình lại bỏ đi cơ hội được hạnh phúc chứ.
Đi qua thanh xuân, chúng ta ai rồi cũng sẽ khác. Ta bắt đầu một cuộc sống mới, một môi trường mới với những con người mới có thể sẽ khó khăn, có thể sẽ vấp ngã và đôi khi sẽ cô đơn giữa dòng đời xô bồ nhưng chúng ta có tuổi trẻ, có nhiệt huyết và đam mê. Sau mỗi cú vấp ngã, ta rút ra được bài học cho mình. Có thể một khoảnh khắc nào đó, bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản vậy thì hãy cứ khóc đi, khóc thật to. Tuổi trẻ mình có quyền được vấp ngã, hãy cứ nổi loạn theo cách riêng của mình rồi xốc lại tinh thần, nhìn về phía trước mà bước tiếp đến ngày mới tươi đẹp đang chờ đón bạn khám phá.
Muốn trưởng thành ai cũng cần phải đi qua những năm tháng thanh xuân và cái giá của sự trưởng thành có lẽ là sự cô đơn mà không ai muốn trải qua, dòng đời luân chảy, không thể tránh khỏi điều đó. Hãy sống chứ đừng như chỉ tồn tại, cuộc sống này là của mình, tự mình quyết định, đừng để thanh xuân trôi qua trong sự tiếc nuối.
Có tuổi già để chào đón là vui rồi!
Cuộc sống này có biết bao người không kịp đi qua ngưỡng cửa ấy vì bệnh tật, rủi ro hay do thiên tai...
Đến với tuổi già, là đã được trải qua tuổi trẻ - những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất của đời người. Thế thì, còn "oan ức" gì nữa.
Có lần tôi đọc được hồi ký của một người đàn ông từng trải qua giai đoạn "cận tử" - một trạng thái gần kề với cái chết và rồi được trở về với cuộc sống.
Trong cuốn hồi ký, ông đề cập đến rất nhiều chuyện khác nhau, từ những người thân đã mất, cho đến những con người xa lạ mà ông đã "gặp" trong những ngày nằm mê man với chi chít dây nhợ trên người. Họ đều là những người không sợ già, và không hề sợ chết.
Ông "gặp" người cha quá cố, người đã mất từ nhiều năm trước. Cha ông kể về nỗi khổ của những năm tháng nằm một chỗ do tai biến, vừa đau đớn thể xác, vừa khổ sở về tinh thần. Cha ông nói, tuổi già không hề đáng sợ, cái chết cũng là một quy luật tất yếu của sự sống. Điều đáng sợ chính là một tinh thần già nua cằn cỗi và những nỗi sợ hãi.
Tôi nhớ nụ cười móm mém của bà ngoại tôi khi nhận được lời chúc "sống lâu trăm tuổi" của bầy con cháu và những người thân quen: "Sống lâu mà sống lay lắt, quặt quẹo thì có gì vui đâu. Sống thọ và sống dai khác nhau. Nên chỉ cần chúc sống khỏe là đủ rồi". Một điều rất dung dị bình thường, nhưng khiến không ít người "ờ hén!" như chợt nhớ ra một điều gì đó.
Mấy ai dễ dàng chấp nhận được tuổi già, hay chấp nhận rằng mình đã đứng ở bên kia con dốc cuộc đời. Nhất là khi những cô cậu thanh niên mới cách đó chưa lâu vẫn gọi ta là anh, là chị, bỗng một ngày chuyển sang gọi bằng chú hay cô, chợt thấy buồn và chênh chao chi lạ. Thời gian quay thêm tí, khi ở một nơi công cộng nào đó mà "mấy đứa nhỏ" tự động đứng dậy nhường chỗ cho ta, lại thoáng buồn và chạnh lòng với câu hỏi "đã đến lúc được "sắp nhỏ" kính lão rồi chăng?".
Lần đầu tiên đọc cuốn sách Già ơi... Chào bạn! của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ nhàng và cởi mở hơn với tuổi già rồi sẽ đến. Và tôi lại tìm đọc tiếp Gió heo may đã về và Già sao cho sướng? Cách viết dí dỏm, thực tế, mang đến tinh thần "yêu đời, yêu mình" và vô cùng chí lý.
Khi người ta trẻ, người ta thường ít nghĩ đến những giới hạn tuổi tác. Những khái niệm như "thoái hóa xương khớp", "đục thủy tinh thể", "lão hóa da"... là điều xa lạ. Khi gió heo may về, khi đường biên tuổi tác chạm đến những giới hạn, người ta chới với nhận ra mình chưa có sự chuẩn bị tốt để đón nhận sự thật.
Người quản lý cũ của tôi từng nói, tuổi già chỉ thực sự đến khi người ta tin rằng mình già, và người ta vẫn còn trẻ cho đến khi nào còn giữ được sự lạc quan và thái độ sống tích cực. Có những người đã "già" từ lúc mới hăm mấy, ba mươi... cũng có những người đã đi qua sáu mươi năm cuộc đời vẫn còn rất trẻ.
Tôi có chị bạn thân xấp xỉ tuổi... mẹ tôi. Hồi mới gặp chị lần đầu, tôi cứ nghĩ chắc chị chỉ lớn hơn tôi chừng mười tuổi là cùng, đến khi thân quen và biết được tuổi thật của chị, tôi mới ngỡ ngàng và vô cùng ngưỡng mộ. Càng hiểu về chị, tôi mới rõ vì sao chị lại là một "lão ngoan đồng" dám thách thức thời gian như thế.
Chị sống lành mạnh, yêu thể dục thể thao, nói không với những thói quen xấu và không ngừng làm việc. Thêm nữa, chị còn ăn mặc rất có gu, luôn suy nghĩ tích cực và đặc biệt là không hề sợ tuổi già". Chị nói với tôi rằng, "tuổi già và cái chết không hề đáng sợ, bởi ai mà chẳng phải chết. Ngày nào còn được sống, hãy cháy hết mình, để khi chia tay cuộc đời chúng ta không có gì hối tiếc".
Trở lại câu chuyện của người đàn ông trở về từ cõi chết và quyển hồi ký của ông, tôi ấn tượng nhất là chữ "ngộ". Ông dùng từ "ngộ" trong đạo Phật để nói về cảm giác đầu tiên khi đặt chân trở lại cuộc sống.
Ông viết dí dỏm: "Có tuổi già để mà chào đón đã là mừng lắm rồi; khi cuộc sống này có biết bao người không kịp đi qua ngưỡng cửa ấy vì bệnh tật, rủi ro hay do thiên tai... Đến với tuổi già, là đã được trải qua tuổi trẻ - những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất của đời người. Thế thì, còn "oan ức" gì nữa mà xua tay chối bỏ hành-trình-tất-nhiên-phải-đến ấy?".
Biết, rồi hiểu, và chấp nhận... có lẽ chính là con đường hạnh phúc cho mỗi chúng ta.
Phạm Thư
Để từ bỏ một tình cảm cần rất nhiều cố gắng, đau đớn và cô đơn... Chỉ duy nhất những người trong cuộc mới hiểu được, cần bao nhiêu bãn lĩnh, cần bao nhiêu cố gắng, cần bao nhiêu đau đớn thì mới có thể làm được điều này. "Từ bỏ" hai từ ấy nghe sao mà nhẹ nhàng quá khi nó được phát ra từ miệng của một người nào đó. Chỉ duy nhất những người trong cuộc...