Thành viên TPP sẽ đứng ngoài “chiến tranh tiền tệ”
Theo tờ Japan Times, các quốc gia đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cam kết không thực hiện hạ giá đồng tiền nhằm mục đích cạnh tranh, cũng như sẽ minh bạch hơn về các chính sách trao đổi tiền tệ của mình.
Theo bảng thống tin cung cấp bởi Bộ Ngân khố Mỹ, các quốc gia ký kết TPP đã cam kết “tránh các hoạt động tiền tệ không công bằng và tránh phá giá đồng tiền nhằm mục đích cạnh tranh”.
Japan Times bình luận, chủ trương này tương tự như tuyên bố của cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính và thống đốc các ngân hàng trung ương những quốc gia thuộc Nhóm G20, tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 9-2015 vừa qua.
Bộ trưởng thương mại các nước tham gia ký kết TPP chụp tại Atlanta, Georgia (Mỹ) ngày 1-10-2015 (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Theo tuyên bố này, các quốc gia TPP cũng cam kết sẽ công bố một số dữ kiện kinh tế của mình nhằm minh bạch hóa chính sách trao đổi tiền tệ quốc gia, bao gồm dự trữ ngoại tệ và chính sách can thiệp vào thị trường tiền tệ. Những quan chức cấp cao các nước thành viên sẽ họp mặt ít nhất một lần một năm để tư vấn về chính sách trao đổi tiền tệ.
Trả lời trang tin Japan Times, một quan chức của Bộ Ngân khố Mỹ cho biết các quốc gia muốn gia nhập vào TPP trong tương lai cũng phải tham gia vào cam kết tiền tệ này. Tuy nhiên, phát biểu tại Tokyo vào ngày 6-11, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản ông Taro Aso đã bày tỏ nghi ngờ cam kết tiền tệ của TPP có đủ sức ràng buộc đối với các thành viên.
Thiên Anh
Theo_PLO
Ba Lan rủ Na Uy mua chung tàu ngầm
Thứ trưởng quốc phòng Ba Lan vừa cho biết, nước này có thể sẽ cùng các quốc gia thành viên NATO khác như Na Uy hay Hà Lan tạo thành một nhóm mua chung tàu ngầm, thay vì mua một mình để cắt giảm chi phí.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng thông tấn PAP hôm 6-9, Thứ trưởng Czeslaw Mroczek nói: "Chúng tôi đang cân nhắc mua chung các tàu ngầm, chẳng hạn như cùng với Na Uy hoặc Hà Lan".
Ông cho biết, Ba Lan đang hoàn thành công việc đánh giá thông số kỹ thuật ban đầu của hạm đội tàu ngầm này. Mục đích của việc hợp tác với các quốc gia thành viên NATO là nhằm tiết kiệm chi phí.
Tàu ngầm lớp Dolfijn của Hà Lan
Trước đó, Bộ Quốc phòng Ba La đã có kế hoạch mua 3 chiếc tàu ngầm, dự kiến sẽ được bàn giao trong giai đoạn 2020-2025 và với chi phí khoảng 7,5 tỷ zloty (2 tỷ USD), trong một cuộc đấu thầu dự kiến sẽ được triển khai trong năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị tạm dừng khi Ba Lan quyết định thay đổi hợp đồng này nhằm dành tiền để trang bị các tên lửa cơ động cao cho hạm đội hải quân.
Hiện tại, Ba Lan đang nỗ lực tăng cường chi tiêu cho quốc phòng, đồng thời thúc giục các quốc gia châu Âu khác theo họ tăng ngân sách quốc phòng lên mức 2% GDP theo yêu cầu của NATO.
Nước này có kế hoạch chi gần 4 tỷ USD trong thập niên tới để nâng cấp và hiện đại lực lượng hải quân.
"Trong thập niên tới, để hiện đại hóa hải quân (cho chương trình chiến đấu chống lại các mối đe dọa trên biển), chúng tôi sẽ phân bổ 13,2 tỷ zloty (3,4 tỷ USD)", Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz cho biết hôm 4-9.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Á- Khu vực tranh giành ảnh hưởng mới giữa Nga và Mỹ? Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 3/11 kết thúc chuyến thăm Trung Á với cam kết tăng cường hợp tác an ninh. Đây là lần đầu tiên một Ngoại trưởng Mỹ tới thăm cả 5 nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô trước đây trong một chuyến đi. Theo giới quan sát, Mỹ đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại khu...