Thành viên tích cực và trách nhiệm
Đại hội đồng LHQ khoá 66 đã đạt được nhiều thành công, nhất là trong vai trò trung gian hòa giải, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội… Việt Nam, một thành viên tích cực và có trách nhiệm, đã có những đóng góp to lớn vào thành công chung đó.
Việt Nam tích cực hưởng ứng chiến dịch chống buôn bán người trong khuôn khổ sáng kiến Một LHQ Xanh
Đó là nhận định của Đại sứ Lê Hoài Trung – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của nước ta tại LHQ – trong bài trả lời phỏng vấn nhân dịp Đại hội đồng LHQ kết thúc khóa họp 66 ngày 17-9. Theo Đại sứ Việt Nam tại LHQ, những thành công của tổ chức lớn nhất hành tinh đạt được trong giai đoạn đầy cam go của thế giới, với những xung đột cả cũ lẫn mới, và trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chậm.
Không còn các cuộc chiến tranh lớn, các cuộc đối đầu giữa các cường quốc như thời chiến tranh lạnh… song hoà bình và an ninh vẫn là một thách thức, mối quan tâm chung và nỗi lo lớn nhất của nhân loại trong nhiệm kỳ Đại hội đồng LHQ khoá 66 (Tháng 9-2011 – Tháng 9-2012). “Mùa xuân Arab” khởi phát từ Ai Cập tiếp tục tiềm ẩn bất ổn, xung đột và đổ máu cho khu vực Bắc Phi và Trung Đông.
Video đang HOT
Bạo lực, xung đột rồi dẫn tới chiến tranh gây ra những tổn thất nặng nề về người và của cho đất nước và nhân dân Libya chưa kịp lắng xuống đã xuất hiện ngay điểm nóng mới Libya ở khu vực các quốc gia Hồi giáo Arab ở Bắc Phi và Trung Đông. Cùng với đó thì việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích của con người… vẫn tiếp tục đặt ra những thách thức nan giải cho mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế.
Là cơ quan duy nhất của LHQ có sự hiện diện của tất cả 193 nước thành viên, Đại hội đồng LHQ khoá 66 đã có những đóng góp xứng đáng với tư cách là nhà trung gian hòa giải để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho nhiều cuộc tranh chấp và xung đột trên thế giới. Cơ quan này đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm bảo vệ quyền con người, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các quốc gia… cũng như bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích con người.
Trong những thành công chung của Đại hội đồng LHQ nhiệm kỳ vừa qua có sự đóng góp tích cực, chủ động và hiệu quả của Việt Nam. Bên cạnh việc là đồng tác giả của những khuyến nghị, sáng kiến về thúc đẩy hợp tác phát triển, duy trì hòa bình và an ninh, Việt Nam đóng góp những sáng kiến thiết thực, đặc biệt là sáng kiến thiết lập các trung tâm Kinh tế xanh tại Hội nghị cấp cao của LHQ về phát triển bền vững (Rio 20) và sáng kiến về Một LHQ ở Việt Nam.
Nằm trong Kế hoạch cải tổ LHQ nhằm tăng cường sự phối hợp trong toàn bộ hệ thống LHQ, sáng kiến Một LHQ ở Việt Nam là sự tiếp nối của cả một quá trình cải cách việc quản lý, sử dụng và nâng cao tính hiệu quả của nguồn lực ODA, phản ánh sự chủ động, tính làm chủ của Chính phủ Việt Nam trong quá trình này. Sáng kiến Một LHQ ở Việt Nam được coi là bài học kinh nghiệm rất thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức LHQ trên phạm vi toàn cầu.
Với những đóng góp ấy, Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết, Việt Nam tiếp tục được cộng đồng quốc tế ghi nhận là thành viên chủ động, tích cực và đầy hiệu quả của LHQ và các tổ chức quốc tế khác.
Theo ANTD
Iran: Can thiệp vào Trung Đông là "không thể chấp nhận"
Iran cho rằng, vấn đề quyền con người không nên trở thành cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
Phát biểu trong Hội nghị cấp chuyên viên của Phong trào Không liên kết lần thứ 16 diễn ra ngày 26/8 tại thủ đô Tehran của Iran, Ngoại trưởng Iran Salehi nhấn mạnh, vấn đề quyền con người không nên trở thành cái cớ để nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
Ngoại trưởng Iran Salehi phát biểu tại Hội nghị của Phong trào Không liên kết hôm 26/8 tại Tehran (Ảnh: AFP)
Theo ông Salehi, thông qua theo dõi sát sao những diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi, Iran tin rằng, việc đối thoại, tôn trọng nhân quyền và công nhận những quyền cơ bản của người dân là giải pháp duy nhất giúp vượt qua những thách thức từ các cơ chế độc tài. Các bên liên quan cần tham gia đối thoại, mở đường cho tiến trình tái hòa giải dân tộc trong một môi trường an ninh, tránh xa khỏi những mối đe dọa và sự can thiệp của nước ngoài.
Ngoại trưởng Iran cũng cho rằng, sự can thiệp của nước ngoài cũng như việc lợi dụng những bất ổn để tác động tới khu vực này là "không thể chấp nhận được".
Các đại biểu dự hội nghị dự kiến sẽ tổ chức các phiên họp đặc biệt, giải quyết một số vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm hướng tới chuẩn bị một văn kiện dự thảo bao gồm 3 chương và 688 điểm. Văn kiện này sẽ được các Bộ trưởng Ngoại giao Phong trào Không liên kết thông qua trong khuôn khổ hội nghị 2 ngày 28 - 29/8./.
Theo VOV
Những con số đáng sợ Không chỉ đe dọa cuộc sống thường ngày của người dân, ngày nay, tội phạm có tổ chức trở thành chướng ngại vật thách thức sự phát triển bền vững của thế giới. Một băng nhóm tội phạm ở Mexico bị bắt giữ Khai mạc Hội nghị LHQ về ngăn chặn tội phạm ở Thủ đô Vienna của Áo, Phó Tổng thư ký...