Thành viên NATO nào sở hữu nhiều vũ khí Nga nhất?
Là thành viên NATO nên Hy Lạp dùng vũ khí Mỹ không có gì lạ, tuy nhiên Athens lại là thành viên dùng nhiều vũ khí Nga nhất của tổ chức này.
Vũ khí Nga trong quân đội Hy Lạp
Hôm 21/12 vừa qua, hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin quân sự ở Athens cho biết Hy Lạp và Nga đã ký kết hợp đồng cung cấp phụ tùng dự trữ cho các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M1 và Osa-AKM. Tuy nhiên nguồn tin không cho biết giá trị của bản hợp đồng này.
Nguồn tin dẫn lời một viên sĩ quan quân đội Hy Lạp nói: “Điều quan trọng không chỉ thể hiện ở giá tiền, mà ở thực tế là Hy Lạp đã đặt lợi ích quốc phòng của đất nước mình lên trên chủ trương trừng phạt chống Nga. Đối với Hy Lạp, hợp đồng này rất quan trọng bởi nó cho phép duy trì nền quốc phòng ở trình độ thích hợp”.
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr của Hải quân Hy Lạp
Là quốc gia thành viên của tổ chức NATO, tuy nhiên hiện nay trong biên chế của Quân đội Hy Lạp đang sở hữu kho vũ khí khá đồ sộ có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga, theo tạp chí Jane’s Defence Weekly.
Nguồn tin cho biết, Quân đội Hy Lạp đã tiếp nhận khoảng 350 xe chiến đấu bộ binh BMP-1P từ kho vũ khí tồn lại ở Đông Đức (Cộng hòa Dân chủ Đức), sau khi thống nhất nước Đức cùng với 500 pháo phòng không ZU-23-2.
Video đang HOT
Kho 308 (nơi bảo quan và chịu trách nhiệm nâng cấp vũ khí của Quân đội Hy Lạp) đã nghiên cứu và thực hiện lắp pháo ZU-23-2 lên xe thiết giáp BMP-1P, bên cạnh đó là cả xe thiết giáp M113 của Mỹ.
Sự kết hợp này được đánh giá khá cao trong khả năng cơ động, tác chiến hiệu quả chống lại mục tiêu xe bọc thép hạng nhẹ, tàu đổ bộ nhỏ và trực thăng.
Jane’s cho biết, Hy Lạp là một trong số ít quốc gia thành viên NATO sở hữu khá nhiều hệ vũ khí hạng nặng của Nga, như tên lửa phòng không S-300, tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ Zubr, tên lửa chống tăng…
Trong giai đoạn từ 2001-2005, Hải quân Hy Lạp đã mua 4 chiếc tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ Zubr của Nga. Trong đó, chiếc đầu tiên HS Kefalonia (L180) vốn là một tàu đã qua sử dụng của Hải quân Nga, chiếc thứ 2 HS Ithaki (L181) được sản xuất ở Ukraine năm 1992 cho Hải quân Nga nhưng không có tiền hoàn thiện. Và 2 chiếc còn lại HS Kerkyra (L182) và HS Zakynthos (L183) được chế tạo mới hoàn toàn tại Nga.
Tuy nhiên theo thông tin mới nhất được tờ Tin tức Quốc phòng châu Á dẫn nguồn tin từ chính phủ Hy Lạp cho biết, Chính phủ Hy Lạp đã bật đèn xanh cho Trung Quốc bán lại 4 siêu tàu đệm khí mà Nga đóng cho hải quân nước này.
“Do tàu đổ bộ đệm khí Zubr đều đóng tại Nga và Ukraine, cho nên việc bán những tàu đệm khí này cho Trung Quốc không vi phạm bất kỳ quy định nào về việc chuyển nhượng vũ khí của NATO. Đây là thương vụ mua bán hoàn toàn hợp pháp, mà Hy Lạp có thể có được số tiền cần thiết”, phát ngôn viên Hải quân Hy Lạp Kleftos Priapos xác nhận thông tin.
Hy Lạp tăng cường mua vũ khí Mỹ
Theo Cơ quan hợp tác quốc phòng an ninh Mỹ (DSCA) hồi giữa tháng 12/2014 vừa qua, hãng Boeing Mỹ đã đồng ý bán 10 trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook cho Hy Lạp. Hợp đồng gồm cả các trang bị hỗ trợ, tổng trị giá là 150 triệu USD. Hy Lạp hiện đang vận hành một phi đội gồm 15 chiếc CH-47D Chinook.
Model D của trực thăng dòng Chinook đã được thay thế bằng model F (CH-47F) trong quân đội Mỹ với động cơ nâng cấp Honeywell T55-714A, buồng lái của hãng Rockwell Collins, hệ thống kiểm soát bay điện tử hiện đại của hãng BAE Systems.
Trực thăng CH-47 Chinook
Boeing đã chế tạo ít nhất 300 chiếc CH-47F, và đang chào bán với các khách hàng quốc tế. Hy Lạp mua sắm phiên bản này cũng nhằm thay thế cho phiên bản CH-47D hiện tại. Gói mua sắm của Hy Lạp gồm cả 23 động cơ T55-GA-714A, trong đó 20 chiếc được lắp đặt ngay, 3 chiếc để dự phòng.
Nước này cũng muốn sắm đủ các hệ thống cảnh báo tên lửa thông thường, các bộ tìm kiếm định hướng, radio tần số cao/rất cao/cực cao, hệ thống định vị GPS… cho số máy bay mới.
Thương vụ sẽ giúp Hy Lạp tương thích tốt hơn với các hệ thông vũ khí Mỹ cũng như NATO. Hiện nay, trực thăng vận tải hạng nặng CH-47F Chinook được coi là mẫu trực thăng truyền thống nhanh nhất thế giới.
Trong chiến tranh Iraq, có khoảng 163 chiếc CH-47 đã được sử dụng. Hiện, có khoảng hơn 1.000 chiếc CH-47 Chinook được sản xuất và nằm trong biên chế của quân đội nhiều nước: Argentina, Úc, Ý, Nhật, Morocco, Hà Lan, Trung quốc, Mỹ…
Theo Đất Việt
Tổng thống Putin triển khai thêm 50 tên lửa hạt nhân liên lục địa
Lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga sẽ nhận hơn 50 tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân mới vào năm 2015, tổng thống Vladimir Putin cho biết trong một cuộc họp với Bộ Quốc phòng Nga.
Tổng thống Putin triển khai thêm 50 tên lửa hạt nhân liên lục địa.
"Mọi người có thể thấy được sức mạnh răn đe hạt nhân của Nga gia tăng mạnh mẽ", ông Putin phát biểu.
Tổng thống Putin tự tay vạch ra kế hoạch chiến lược và nhiệm vụ ưu tiên trong ngắn hạn của lực lượng vũ trang Nga. Trong số các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu có sự phát triển của tất cả các bộ phận cấu thành lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược. Nó bao gồm các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn trên tàu hỏa, cố định, gắn trên bệ phóng di động và tên lửa bắn đi từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
"Lực lượng răn đe hạt nhân đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng toàn cầu. Chúng giúp bảo vệ Nga thoát khỏi mọi khả năng xâm lược quy mô lớn chống lại Nga", tổng thống Putin kết luận về sức mạnh và tầm quan trọng của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
Tổng thống Putin là tổng chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, theo kế hoạch do ông soạn thảo trong lĩnh vực quốc phòng thì mục tiêu hướng đến của quân đội Nga trong năm 2015 là hiện đại hóa lực lượng không quân chiến lược và đưa vào vận hành hai tàu tuần dương hạm mới cho lực lượng hải quân Nga.
Nga cũng đang gấp rút tái trang bị, tăng cường trang bị cho các lực lượng ở Crimea sau khi sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Nga. Lực lượng hải quân Nga cũng vừa được bổ sung thêm một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey thứ 3, chiếc thứ 4 và thứ 5 hiện đang được đóng và sẽ sớm được đưa vào biên chế.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoigu chỉ trong năm 2014, Nga đã trang bị thêm 140 máy bay và trực thăng 135 cùng với 38 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Năm 2015 Nga vẫn tiếp tục tăng chi tiêu cho ngân sách quốc phòng bất chấp kinh tế của Nga đang có dấu hiệu khó khăn.
Theo Một Thế Giới
Bộ ba tên lửa Nga khiến Mỹ phải ngưỡng mộ Nga đang bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực vũ khí chiến thuật tầm xa có độ chính xác cao, thậm chí trong một số khía cạnh, người Nga còn chiếm ưu thế hơn. Tờ Russia & India Report đăng bài viết cho hay, trong cuộc đua với Mỹ để phát triển vũ khí chiến thuật tầm xa có độ chính xác cao, tập...