Thành viên Hội đồng trường ĐH Việt Đức nhận Huân chương cao quý của CHLB Đức
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tại một buổi lễ ở thành phố Frankfurt mới đây, Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein đã thay mặt Tổng thống Liên bang (LB) Đức Frank-Walter Steinmeier trao tặng Huân chương Công trạng của nước này cho Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Wilhelm Bender, Thành viên Hội đồng trường Đại học Việt Đức ( VGU), Chủ tịch Hội Bạn bè và Nhà tài trợ của VGU, vì thành tích đóng góp đáng kể cho xã hội.
Thủ hiến bang Hessen, TS. Boris Rhein (phải) trao Huân chương Công trạng của CHLB Đức cho GS.TS. Wilhelm Bender, Thành viên Hội đồng trường Đại học Việt Đức. Ảnh: TTXVN phát
Trong bài phát biểu chúc mừng tại buổi lễ, Thủ hiến bang Hessen Boris Rhein đã vinh danh GS.TS. Bender và những cống hiến to lớn của ông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Đại học Việt Đức và cam kết của ông đối với những hợp tác lâu dài vì sự phát triển của VGU cũng như hợp tác giữa bang Hessen và Việt Nam. Thủ hiến Boris Rhein cũng nêu bật nhiều thành tựu của GS.TS. Bender – người từng là Giám đốc điều hành Sân bay Frankfurt trong 16 năm và đã đưa công ty nhà nước thua lỗ này thành một tập đoàn toàn cầu có lợi nhuận lớn.
Video đang HOT
Ông Rhein ca ngợi những đóng góp tình nguyện to lớn của GS.TS. Bender, như cam kết của ông với tư cách là Chủ tịch Ban Kiểm soát câu lạc bộ bóng đá Bundesliga, Eintracht Frankfurt, từ năm 2010 đến năm 2015, đội đã chơi trận giao hữu tại Hà Nội năm 2010 với Đội tuyển bóng đá Việt Nam, trong dịp kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức. Bên cạnh đó, Thủ hiến bang Hessen cũng nêu lại những nỗ lực không mệt mỏi của GS.TS. Bender trong việc khôi phục Petri Haus ở Frankfurt thành một viên ngọc văn hóa, một “tượng đài của chủ nghĩa lãng mạn” ở Frankfurt, như một bảo tàng và một trung tâm nghiên cứu thơ ca cũng như nhiều hoạt động khác của ông.
GS.TS. Bender là thành viên tận tâm của Hội đồng trường Đại học Việt Đức từ năm 2009. Ông cũng đã giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Bạn bè và Nhà tài trợ của VGU trong nhiều năm. Hiệp hội này có những đóng góp thiết yếu cho sự phát triển việc dạy và học tại VGU thông qua những giải thưởng, học bổng có giá trị được trao hàng năm cho giảng viên và sinh viên VGU.
Tham dự buổi lễ trao huân chương có những nhân vật cấp cao trong lĩnh vực chính trị, kinh doanh và khoa học, trong đó có TS. Kambiz Ghawami, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới và cũng là thành viên Hội đồng trường Đại học Việt Đức.
Huân chương Công trạng của CHLB Đức là phần thưởng cao quý nhất do Tổng thống Liên bang Đức trao tặng cho những đóng góp quan trọng cho lợi ích chung. Liên tiếp các năm 2011 và 2012, GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Thủ tướng và TS. Bùi Công Thọ, Trưởng đại diện Văn phòng Hessen Việt Nam, cũng đã lần lượt được trao tặng Huân chương Đại công trạng (hay còn gọi là Huân chương Đại thập tự) và Huân chương Công trạng của CHLB Đức vì những đóng góp quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ Việt – Đức.
Đức ngừng viện trợ tài chính cho Niger
Ngày 31/7, Đức tuyên bố ngừng viện trợ tài chính và hợp tác phát triển với Niger, sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống nước này Mohamed Bazoum hồi tuần trước, đồng thời cảnh báo Berlin có thể thực hiện các biện pháp bổ sung.
Đại tá Amadou Abdramane (ngồi), người phát ngôn của Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc (CNSP) tại Niger, tuyên bố đảo chính trên truyền hình quốc gia ngày 26/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nêu rõ nước này đã "đình chỉ tất cả các khoản thanh toán, hỗ trợ trực tiếp cho chính quyền trung ương của Niger cho đến khi có thông báo mới... Dựa trên các diễn biến trong những ngày tới, chúng tôi có thể đưa ra thêm biện pháp". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết hiện chưa có kế hoạch sơ tán công dân hoặc binh lính ở Niger và đang chuẩn bị cho trường hợp căng thẳng leo thang ở quốc gia Tây Phi này. Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức cũng quyết định ngừng "hợp tác phát triển song phương" với Niger.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) và Pháp cũng quyết định ngừng viện trợ tài chính cũng như hợp tác an ninh với Niger.
Trong một tuyên bố, EU cho biết sẽ buộc những người tiến hành đảo chính ở Niger chịu trách nhiệm về tất cả các cuộc tấn công nhằm vào dân thường, nhân viên ngoại giao và các đại sứ quán, sau khi những người biểu tình ủng hộ đảo chính tập hợp bên ngoài Đại sứ quán Pháp tại Niger.
Pháp cũng ra tuyên bố đã lên án cuộc đảo chính, đồng thời kêu gọi khôi phục trật tự Hiến pháp ở Niger, đưa ông Mohamed Bazoum trở lại vị trí Tổng thống.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định ưu tiên của Paris là an ninh của công dân và các cơ sở của nước này. Tuy nhiên, Paris chưa công bố bất kỳ ý định can thiệp quân sự nào.
Cũng trong ngày 31/7, Điện Kremlin đã ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên ở Niger kiềm chế, sớm khôi phục lại trật tự. Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ tình hình tại Niger hiện rất đáng quan ngại.
Ngày 26/7 vừa qua, các binh sĩ ở Niger đã lật đổ Tổng thống Bazoum và giam giữ ông trong Dinh Tổng thống, đồng thời đóng cửa biên giới và ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc. Ngày 28/7, Tướng Abdourahamane Tchiani, người đứng đầu Lực lượng Cận vệ của Tổng thống từ năm 2011, đã tuyên bố là nhà lãnh đạo mới của quốc gia châu Phi trong giai đoạn chuyển tiếp và cảnh báo rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn.
Cơn 'đau đầu' mới của EU Ý tưởng rằng một số thành viên EU có thể tự giải quyết vấn đề liên quan đến lệnh cấm ngũ cốc của Ukraine đã gây ra sự kinh ngạc và khó chịu với các nước khác. Các nước EU vẫn đang tranh cãi liên quan đến vấn đề gia hạn lệnh cấm ngũ cốc của Ukraine. Ảnh: EC Theo bình luận của...