Thành viên của Ủy ban Nghị viện Ai Cập: Ai Cập có thể độc lập đưa ra quyết định về các cơ chế hợp tác kỹ thuật quân sự
Áp lực Mỹ gây ra cho Ai Cập vì các chính sách đối ngoại độc lập và mong muốn phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự của nước này vớ i Nga, cũng như các mối đe dọa gần đây của chính quyền ông Trump đã vi phạm các quy tắc ngoại giao và là sự can thiệp “quá giới hạn” vào vấn đề nội bộ của Ai Cập.
Máy bay chiến đấu Su-35.
Nhận định trên được thành viên của Ủy ban Nghị viện Ai Cập về An ninh Quốc gia, ông Yahya al-Kidwani trả lời với RIA Novosti.
Trước đó, Tạp chí Phố Wall đã đưa tin rằng Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ trong một lá thư chung đã cảnh báo chính quyền Ai Cập về sự nguy hiểm của các lệnh trừng phạt trong trường hợp nếu nước này mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Thứ Sáu tuần trước, một đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ đã trả lời các phóng viên rằng Washington đang “làm việc” với Ai Cập để ngăn chặn việc mua máy bay Nga.
“Cuộc thảo luận về việc đưa ra các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Ai Cập vì hợp tác quân sự với Nga, bao gồm ký kết thỏa thuận vũ khí, tham gia vào dự án các máy bay chiến đấu hiện đại – Những tuyên bố như vậy vượt quá tiêu chuẩn các quy tắc ngoại giao và không thể chấp nhận được. Chúng tôi coi đây là một sự can thiệp quá giới hạn vào các vấn đề nội bộ của Ai Cập, “ông nói.
Video đang HOT
Ông nhắc lại rằng “Ai Cập là một quốc gia có chủ quyền, có thể độc lập đưa ra quyết định về các cơ chế hợp tác kỹ thuật quân sự với các quốc gia khác nhau trên thế giới, tùy thuộc vào nhu cầu bảo vệ lợi ích của mình”.
Ông Al-Kidwani nhấn mạnh rằng chiến lược của Ai Cập là đa dạng hóa nguồn vũ khí. Theo lời ông, trong lĩnh vực này Ai Cập đang hợp tác với Nga, Trung Quốc, Đức, Pháp và Mỹ.
“Ai Cập sẽ không chịu khuất phục trước áp lực của Mỹ, sẽ không thay đổi chính sách để làm hài lòng nước này, cũng như không có ý định từ chối tăng cường hợp tác với Nga trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả quân đội”, nghị sĩ nói. Ông nói thêm rằng đối thoại giữa Ai Cập và Nga đề cập về các cuộc tập trận chung, vũ khí và trao đổi thông tin.
“Ai Cập là một quốc gia rộng lớn, hành động theo lợi ích của chính mình và không chấp nhận mệnh lệnh từ bên ngoài”, nghị sĩ kết luận.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai.vn/Ria.ru
Cách bán hàng của Mỹ giúp Nga bán được Su-35
Bất chấp việc Mỹ đe dọa dùng biện pháp trừng phạt, Ai Cập vẫn quyết mua tiêm kích Su-35 của Nga dù mức giá không hề dễ chịu.
Thông tin về bản hợp đồng này được trang Military Watch dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, bản hợp đồng tiêm kích thế hệ 4 Su-35 giữa Nga và Ai Cập có tổng trị giá lên tới trên 2 tỷ USD. Với số tiền bỏ ra, Không quân Ai Cập sẽ được sở hữu 20 chiếc tiêm kích Su-35 cùng một số vũ khí và trang thiết bị đi kèm.
Tiêm kích Su-35 của Nga.
Như vậy, Ai Cập chấp nhận mua Su-35 với mức giá đắt đỏ hơn cả tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Bởi ngay trước khi Nga thông báo về thương vụ Su-35 với Ai Cập, Giám đốc điều hành của Lockheed Martin là Marilyn Hewson cho biết, giá bán của loại chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 có thể giảm xuống mức 80 triệu USD/chiếc. Mức giá này được áp dụng từ năm 2022.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến Ai Cập chấp nhận bỏ ra số tiền lớn như vậy chỉ để sở hữu tiêm kích thế hệ 4 ? Giới chuyên gia cho rằng, quyết định mua máy bay Nga đã được các nhà quân sự Ai Cập cân nhắc kỹ thiệt hơn khi đánh giá về nguồn cung một bên là Mỹ và bên kia là Nga.
Quyết định này được đưa ra khi chính quyền Cairo đã rút kinh nghiệm từ thương vụ 200 chiếc F-16 với Mỹ trước đó. Cụ thể, Mỹ bán hơn 200 chiến đấu cơ F-16 nhưng lại từ chối chuyển giao tên lửa đối không hiện đại như AIM-120 AMRAAM và AIM-9X Sidewinder.
Phi đội F-16 Ai Cập chỉ được trang bị tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và phiên bản AIM-9 lạc hậu, bị giới hạn đáng kể năng lực tác chiến và không thể đối phó với tiêm kích hiện đại trong biên chế Algeria, Arab Saudi và Israel.
Trong khi đó, mua Su-35 sẽ cho phép Ai Cập sở hữu một trong những tiêm kích hạng nặng hiện đại nhất thế giới, cùng kho vũ khí đa dạng tối tân nhất hiện nay của Nga, kể cả tên lửa RVV-AE.
Su-35 không chỉ giúp Ai Cập sánh ngang với các cường quốc khu vực, mà còn mang tới lợi thế rõ ràng trong những trận không chiến, cho phép họ tấn công những mục tiêu chiến lược như máy bay cảnh báo sớm của đối phương.
Mỹ từ lâu đã tìm cách buộc Cairo phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ phương Tây, đồng thời giới hạn năng lực tác chiến của Ai Cập nhằm duy trì cân bằng sức mạnh tại Trung Đông. Lầu Năm Góc cũng từng ngăn Pháp trang bị tên lửa hành trình Scalp cho phi đội Rafale của Ai Cập.
Chính sách này được cựu Tổng thống Anwar Sadat ủng hộ từ thập niên 1970, bất chấp sự phản đối của giới chức quân sự. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Al Sisi hiện nay muốn tăng tính độc lập trong quốc phòng, nhằm xây dựng lực lượng ngang ngửa những nước láng giềng.
Các hợp đồng mua Su-35, hệ thống phòng không tầm xa S-300V4 và đề xuất đặt hàng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga cũng nằm trong kế hoạch đầy tham vọng trên của Ai Cập, giúp nước này vừa tăng cường sức mạnh, đồng thời giảm lệ thuộc vào Mỹ và phương Tây.
Ngọc Hòa
Theo baodatviet.vn
Mỹ cảnh báo Ai Cập về việc mua máy bay chiến đấu Nga Việc kí thỏa thuận mua các máy bay chiến đấu Nga có thể sẽ khiến Ai Cập phải chịu những lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Điều này đã được trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Clark Cooper cho biết tại Triển lãm Vũ trụ Quốc tế Dubai Airshow 2019, trang Sputnik International cho biết. Theo...