‘Thành tựu lớn nhất của phụ nữ không phải lấy được tấm chồng tốt’
Phương Anh – một 9X Hà thành nhiệt tình với các hoạt động vì phụ nữ và trẻ em bày tỏ: Mọi người thường nói với em rằng, con gái như em thì chẳng cần học cao.
Dưới con mắt của mọi người, thành tựu lớn nhất của người con gái là lấy được tấm chồng tốt và có một gia đình hạnh phúc. Nhưng em không đồng tình…”.
Dương Phương Anh, sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội được bà Ann Mwe-Đại sứ Thụy Điển trao quyền làm Đại sứ trong 1 ngày.
Từ một sinh viên ngành Kế toán, Phương Anh-cô gái 9X Hà Thành đã dũng cảm rẽ ngang, trở thành sinh viên sư phạm để được sống với tình yêu trẻ em của mình. Hơn nữa, Phương Anh đã dành nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động nhằm tạo nên môi trường sống an toàn, thân thiện và bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái.
Nỗ lực vì môi trường an toàn cho trẻ em gái
Có lẽ, cuộc sống của Dương Phương Anh (cô gái năm nay vừa tròn 20 tuổi) sinh ra và lớn lên tại vùng ngoại ô Hà Nội sẽ diễn ra bình thường theo “truyền thống gia đình”: Học chuyên ngành kế toán và ra trường đi làm theo định hướng của bố mẹ. Thế nhưng, khi tham gia vào Dự án TP An toàn cho Phụ nữ và trẻ em gái của Tổ chức Plan International, cô gái 9X Hà Thành đã quyết định tạo nên bước ngoặt cho mình: Từ bỏ chuyên ngành Kế toán đang theo học tại ĐH Giao thông – Vận tải để thi sang khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chia sẻ về lý do khiến thay đổi, Phương Anh cho biết: Được sự ủng hộ của bố mẹ, em có cơ hội được học đại học. Kể từ đó, em cũng học được thêm nhiều điều khác bằng chính những trải nghiệm của bản thân. Khi học ĐH Giao thông-Vận tải, tham gia các hoạt động cộng đồng như truyền thông về môi trường tham gia giao thông an toàn, về bình đẳng cho trẻ em gái…d
Khi tham gia Dự án TP An toàn, thân thiện và bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái của Tổ chức Plan International, cô gái này luôn băn khoăn vì chứng kiến những chuyển diễn ra hàng ngày trong thành phố của mình với nhiều nguy cơ mất an toàn: Nhiều tài xế bất cẩn, những em gái ngây thơ bị lợi dụng, đàn ông trêu ghẹo các cô gái trên đường phố và không hề để ý đến tổn thương của họ… cô bé luôn băn khoăn tại sao những khuôn mẫu từ thời xa xưa vẫn ảnh hưởng đến em và các bạn gái khác nhiều như vậy?.
Nếu con gái ở TP còn phải đối mặt với những định kiến này, vậy thì với các bạn gái dân tộc thiểu số sống ở vùng núi hẻo lánh thì sao? Nhất là khi cuộc sống ở đó còn nhiều khó khăn, điều kiện sống cơ bản không được đảm bảo, con gái thường phải nghỉ học, kết hôn và có con ở tuổi vị thành niên.
Từ những tâm tư ấy, khi tham gia Dự án TP An toàn cho Phụ nữ và trẻ em gái, Phương Anh đã cùng với 700 bạn (cả nam và nữ) từ 26 trường học tại Hà Nội đã hoạt động tích cực để truyền thông cho các bạn khác, các thầy cô giáo, gia đình và cộng đồng về bạo lực trên cơ sở giới, những chuẩn mực xã hội và khuôn mẫu đối với trẻ em gái và phụ nữ.
Phương Anh mong muốn tiếp tục tham gia xây dựng TP an toàn cho trẻ em gái để mỗi trẻ em gái có cơ hội học tập, vui chơi.
Sau một thời gian hoạt động, đến Dự án này đã thực sự tạo ra sự thay đổi. Trước kia trên xe buýt chỉ thấy poster dán tranh ảnh người nổi tiếng. Nhưng hiện giờ, trên các xe buýt đã có poster tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái. Trên xe buýt 60B thậm chí còn có gắn camera nên cảm giác an toàn hơn. Trước kia, người phạm tội như xâm hại trên xe cũng khó xử phạt vì không có bằng chứng. Nhưng bây giờ, có camera rồi sẽ giảm được tình trạng quấy rối phụ nữ trên xe-Phương Anh vui vẻ nói.
Video đang HOT
Phụ nữ và trẻ em gái hoàn toàn có thể trở thành lãnh đạo
Phương Anh bày tỏ: Mọi người thường nói với em rằng, con gái như em thì chẳng cần học lên cao. Dưới con mắt của những người thân trong gia đình em, thành tựu lớn nhất của người con gái là lấy được tấm chồng tốt và có một gia đình hạnh phúc. Họ cho rằng con gái lớn là phải thành thạo nữ công gia chánh, đảm đang, khéo léo việc nhà để xây dựng tổ ấm. Con trai thì cần tập trung học hành, tạo dựng mối quan hệ xã hội để trở thành trụ cột của gia đình và chủ nhân tương lai của đất nước.
“Em luôn tự hỏi nếu như con gái chúng em không chỉ muốn một cuộc sống ổn định mà còn muốn được trở thành lãnh đạo thì sao?. Em tin rằng trẻ em gái và phụ nữ hoàn toàn có thể trở thành lãnh đạo, chỉ cần có thêm nhiều tấm gương để học tập, cũng như có được sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè”, Phương Anh cho biết.
Đối với em, quyết định rẽ ngang từ sinh viên khoa Kế toán sang sinh viên sư phạm một phần được bố mẹ đồng ý vì “đây là nghề phù hợp với con gái, có sự ổn định. Nhưng quyết không theo “khuôn mẫu truyền thống” đó, Phương Anh cho rằng nghề sư phạm cũng có rất nhiều điều thú vị. Đây là công việc đầy sáng tạo và tham vọng: “Em cho rằng, việc làm giáo viên có phải là công việc truyền thống gắn với phụ nữ hay không là do xã hội suy nghĩ chứ thực tế đây là công việc đầy sáng tạo và tham vọng. Bản thân em thấy yêu thích trẻ con và phù hợp công việc giảng dạy chứ không phụ thuộc vào quan niệm của cộng đồng”.
Với khát khao được khẳng định giá trị bản thân để xoá bỏ định kiến giới, cô sinh viên năm 3 ĐH Sư phạm Hà Nội luôn tích cực tham gia Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi. Em đã được Tổ chức Plan hỗ trợ tham gia Hội nghị thượng đỉnh dành cho nữ giới khu vực châu Á tại Thái Lan. Tại đây, em đã cùng các bạn nữ đại diện cho các nước khắp châu Á lên kế hoạch cho một chiến dịch về phụ nữ trong vị trí lãnh đạo.
Ngày 11/10 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là ngày Quốc tế trẻ em gái. – Ảnh Plan international VietNam
Chứng kiến những nỗ lực đó của em, mới đây, bà Ann Mwe – Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trao quyền làm Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam trong một ngày nhân ngày Quốc tế trẻ em gái (11-10). Một ngày trong vai trò của bà Đại sứ, Phương Anh đã có cơ hội trải nghiệm rất nhiều: Từ tham dự Diễn đàn của Đại sứ quán Úc về trao quyền cho phụ nữ trong ngành ngoại giao; rồi đến trường THPT Vân Nội (Đông Anh) tham gia Câu lạc bộ phụ nữ và sự thay đổi.
Với sứ mệnh được trao, em đã tham gia cùng thảo luận về những quan niệm gắn với khuôn mẫu giới. “Vai trò là một thủ lĩnh sự thay đổi, điều đầu tiên em muốn làm để thay đổi suy nghĩ của trẻ em gái về giá trị của bản thân bằng việc thay đổi chính bản thân mình. Với vinh dự được chọn trao quyền đại sứ, em có thấy mình cần có trách nhiệm phải thách thức những định kiến giới ngăn cản sự phát triển phụ nữ bằng cách học tập, rèn luyện và tự tin khẳng định bản thân.
Tự hào vì mình góp một phần nhỏ trong hành trình xoá bỏ định kiến giới
Sau một ngày trong vai trò Đại sứ, điều Phương Anh gặt hái được rõ rệt nhất là sự tự tin để cố gắng đạt được những mục tiêu của riêng mình từ câu chuyện của bà Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam.
Em chia sẻ: Một ngày trải nghiệm những công việc hàng ngày của bà, được bà chia sẻ hành trình của mình từ một cô bé ở vùng núi xa xôi đến khi trở thành một nhà ngoại giao tự tin, bản lĩnh.
Những câu chuyện mà bà đã chia sẻ là lời phản biện tốt nhất đối với những định kiến hướng đến phụ nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Phụ nữ hoàn toàn có thể đảm nhiệm và làm tốt vai trò lãnh đạo, hoàn toàn có thể cân bằng cuộc sống gia đình cá nhân cũng như theo đuổi những đam mê ngoài xã hội.
Nhìn vào hành trình trở thành nữ Đại Sứ Thuỵ Điển của bà là động lực thúc đẩy sự tự tin, động viên em cố gắng hơn nữa để đạt được những thành tựu của riêng mình. Phương Anh
“Nhìn vào hành trình trở thành nữ Đại Sứ Thuỵ Điển của bà là động lực thúc đẩy sự tự tin, động viên em cố gắng hơn nữa để đạt được những thành tựu của riêng mình”.
Một ngày làm đại sứ đã giúp em càng khẳng định hơn nữa niềm tin của mình vào tiềm năng vô hạn của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung. Để trẻ em gái và phụ nữ Việt Nam có cơ hội được khám phá, thể hiện tài năng của mình ngoài xã hội, chúng ta cần nhiều hơn nữa những người nữ lãnh đạo, những người sẵn sàng tiên phong truyền cảm hứng phá vỡ định kiến xã hội. Em cảm thấy tự hào vì mình cũng có thể góp một phần nhỏ trong hành trình ấy.
Điều cô sinh viên sư phạm mong muốn nhất là sẽ tiếp tục đồng hành với các dự án của Plan International để lan toả những kiến thức về bình đẳng giới, xây dựng TP an toàn cho trẻ em gái, để mỗi trẻ em gái đều có cơ hội được học tập, vui chơi và phát triển trong một môi trường thân thiện và lành mạnh nhất.
Dự án TP An toàn, thân thiện và bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái là sáng kiến của tổ chức Plan International, phối hợp cùng với đối tác là tổ chức UN-Habitat và tổ chức Women in Cities International.
Mục tiêu của dự án là xây dựng một TP an toàn, thân thiện và bình đẳng dành cho trẻ em gái tuổi vị thành niên (13-18 tuổi). Kết quả mong đợi của chương trình bao gồm việc tăng cường sự an toàn tại không gian công cộng, cũng như tăng cường sự tham gia tích cực và ý nghĩa trong việc phát triển và quản lý đô thị của trẻ em gái.
Trong năm 2017, Plan International Việt Nam đã và đang cải thiện đời sống cho hơn 350.000 trẻ em, các gia đình và cộng đồng từ 131 xã thuộc 10 tỉnh, TP trên cả nước. Plan International Việt Nam đặt mục tiêu giúp đỡ trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm chịu thiệt thòi và các em gái, được sinh ra và lớn lên trong một xã hội an toàn và tôn trọng quyền của các em. Đến năm 2021, Plan International Việt Nam sẽ hành động để 2 triệu trẻ em gái từ 1.875 cộng đồng tại Việt Nam được học tập, lãnh đạo, quyết định và phát triển.
Phong Châu
Theo ngaynay
Giáo dục đặc biệt: "Bật mí" của chuyên gia
Theo các chuyên gia, GD hòa nhập đối với học sinh khuyết tật là một xu thế thời đại và được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
GD hòa nhập được tiến hành với các tiền đề mà theo đó nhà trường sẽ tốt hơn nếu thu nhận mọi trẻ em trong cộng đồng. GV sẽ tốt hơn khi họ có trách nhiệm với mọi trẻ em. Đảm đương được trách nhiệm này, GV sẽ trở nên tích cực hơn và sáng tạo hơn.
Cần có phương pháp giáo dục đặc thù với trẻ khuyết tật. Ảnh: Minh Phong
Tập trung vào nhu cầu
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hải - Trưởng khoa GD Đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: GV hỗ trợ GD hòa nhập cho người khuyết tật là những người trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ về đánh giá, trị liệu, can thiệp, GD và dạy học cho người khuyết tật và gia đình của người khuyết tật.
Do đó, họ cần có trình độ cao đẳng trở lên về GD hòa nhập hoặc được bồi dưỡng cơ bản và chuyên sâu từ một đến hai chuyên ngành GD hòa nhập; trong đó có thiết kế và tiến hành bài học hòa nhập, đánh giá khả năng của người khuyết tật, đánh giá kết quả chăm sóc, GD và dạy học hòa nhập ở bài học, chủ đề, môn học cụ thể được coi là những năng lực quan trọng nhất của GV trong các cơ sở GD cung cấp dịch vụ GD hòa nhập cho người khuyết tật.
Ở góc nhìn khác, giảng viên Hồ Sỹ Hùng - Trường ĐH Hồng Đức cho rằng, trò chơi đóng vai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ học GD hòa nhập, nhất là với trẻ khuyết tật trí tuệ. Vì thế, GV cần nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa của trò chơi này, đồng thời lựa chọn, sử dụng trò chơi đóng vai phù hợp với khả năng của trẻ.
Trực tiếp tham gia tập huấn, giảng dạy về GD hòa nhập, ThS Phạm Thị Hải Yến - giảng viên Khoa GD Đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trao đổi: Phương pháp phù hợp là tập trung vào nhu cầu của trẻ và được xác định về cách thức, nội dung, phương pháp. GV nên tập trung nhấn mạnh vào khả năng của trẻ hơn là những hạn chế và khuyết tật. Phương pháp giảng dạy phù hợp bao gồm việc thiết lập thói quen có cấu trúc, lập kế hoạch sáng tạo và linh hoạt, khơi gợi sở thích của học sinh, ngăn chặn "khủng hoảng", thiết lập mục tiêu và phần thưởng.
Theo giảng viên Hồ Sỹ Hùng, các nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của trò chơi đóng vai đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ. Thông qua trò chơi, kỹ năng chú ý lắng nghe, bắt chước, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và các yếu tố phi ngôn ngữ được cải thiện một cách đáng kể.
Dựa vào đặc trưng này, GV có thể lựa chọn, tổ chức trò chơi nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ; đồng thời lồng ghép kỹ năng giao tiếp vào nội dung chơi để tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện một cách thường xuyên nhằm giúp trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động ở trường.
Ảnh minh họa/ INT
Bồi đắp sở thích của trẻ
ThS Phạm Thị Hải Yến cho rằng, GV cũng nên bồi đắp sở thích của trẻ. Theo đó, GV nên tập trung vào khả năng, sở thích chứ không phải là hạn chế và khiếm khuyết của trẻ; nhất là đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) thường có những sở thích và mối quan tâm đặc biệt. Khi các em quan tâm đến đồ vật gì thì khó có thể tham gia vào các chủ đề khác. Vì thế, GV nên quan tâm đến sở thích, kích thích trẻ tham gia vào các bài học. Ví dụ, trẻ có sở thích học vẽ hoặc viết GV truyền đạt kiến thức cho trẻ thông qua học vẽ.
Ngoài ra, GV cần tìm hiểu các sở thích đặc biệt của học sinh để giúp trẻ có động cơ tham gia vào các hoạt động. Khi trẻ RLPTK tham gia vào hoạt động cùng các bạn trong lớp, trẻ sẽ gần gũi với các bạn hơn. Đặc biệt, GV cần quan tâm, kích thích những sở thích, khả năng đặc biệt của trẻ RLPTK làm cho trẻ nổi bật so với các bạn trong lớp. Chẳng hạn như: Trẻ RLPTK giỏi trò chơi xây dựng, GV cho trẻ hướng dẫn các bạn trong lớp chơi trò chơi xây dựng. Trẻ đều có thể tiến bộ với sự hỗ trợ phù hợp.
Cũng theo ThS Phạm Thị Hải Yến, GV cần có phương pháp ngăn chặn hành vi bùng nổ. Theo đó, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch để tránh hoặc giảm thiểu sự xáo trộn, hành vi bùng nổ là dấu hiệu cơ bản ở trẻ RLPTK. Nếu trẻ có hành vi bùng phát, GV tìm cách dùng hành vi thay thế cho trẻ hoặc giúp trẻ điều hòa cảm giác, hoặc sử dụng chiến lược phân tâm, dẫn trẻ đến lớp học khác để trẻ có cơ hội bình tĩnh, tránh sự kích thích trong suốt thời gian diễn ra tiết học hoặc cho trẻ làm trợ lý của GV, giúp GV và đấy chính là phần thưởng cho trẻ. GV cố gắng ngăn chặn trước khi có hành vi bùng nổ xảy ra.
Cho rằng, thiết lập mục tiêu cá nhân là vô cùng quan trọng với trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng, ThS Phạm Thị Hải Yến chia sẻ: GV đặt mục tiêu cho trẻ và khi trẻ thực hiện được mục tiêu đó sẽ có phần thưởng. Điều đó giúp trẻ tập trung hơn và ngăn chặn hành vi bùng nổ. Khi trẻ thực hiện nhiệm vụ tốt, sẽ nhận được phần thưởng chơi máy tính hay được làm những gì trẻ muốn. Điều đó tạo ra hành vi tích cực và dễ dàng đưa trẻ hòa nhập vào lớp học. GV sẽ điều chỉnh các bài học để đảm bảo sự hòa nhập của tất cả học sinh trong lớp.
Nhiều trẻ RLPTK có vấn đề về không gian, nếu chật chội, bí bách trẻ sẽ cảm thấy cáu giận, khóc lóc, ăn vạ. Điều đó ảnh hưởng đến các học sinh khác trong lớp. Điều quan trọng là GV nhận ra những dấu hiệu khi trẻ sắp có hành vi bùng nổ để ngăn chặn. Việc loại bỏ các yếu tố kích thích từ môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ biết điều tiết cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh phát triển.
ThS Phạm Thị Hải Yến
Minh Phong
Theo GDTĐ
Chứng chỉ nghiệp vụ: Học cũng như không? Để chuẩn nghề nghiệp chức danh trong giáo dục, từ mầm non đến ĐH, các giáo viên, giảng viên đều phải bổ sung nhiều loại chứng chỉ ngoài tấm bằng ĐH, thạc sĩ hay tiến sĩ. Nhưng vấn đề đặt ra, liệu những loại chứng chỉ này có cần thiết hay chỉ là một hình thức để "nuôi sống" các trường sinh ra...