Thành tựu chống dịch khiến nghị quyết do Việt Nam đề xuất được ủng hộ
Phỏng vấn của TTXVN với Đại sứ Đặng Đình Quý, trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, về việc LHQ thông qua nghị quyết A/RES/75/27-nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất…
Đại sứ Đặng Đình Quý – Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, phát biểu trong một cuộc họp tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Ngày 7/12/2020, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết A/RES/75/27 thành lập “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh” vào ngày 27/12 hàng năm.
A/RES/75/27 là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Đặng Đình Quý, trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, về thành công này của Việt Nam.
- Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của nghị quyết này đối với công cuộc chống dịch bệnh của thế giới cũng như đối với riêng Việt Nam?
Đại sứ Đặng Đình Quý: Liên hợp quốc đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan tới các ngày về Y tế Dự phòng và Bảo đảm Sức khỏe Cộng đồng nhưng đây là Nghị quyết đầu tiên về Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh, tập trung vào nâng cao nhận thức của từng cá nhân, từng cộng đồng, các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế về việc thường xuyên phòng bệnh, thường xuyên phòng dịch, đồng thời tăng cường năng lực để khi dịch bệnh xảy ra phải có đủ năng lực để đối phó kịp thời và đầy đủ với dịch bệnh đó và dập tắt nó nhanh chóng.
Video đang HOT
Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và giải pháp đa phương ở cả bốn cấp độ là cá nhân, cộng đồng, quốc gia, và quốc tế trong việc phòng chống dịch bệnh . Chính vì vậy, nghị quyết có nghĩa vô cùng quan trọng.
Còn đối với riêng Việt Nam, đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra sáng kiến, Việt Nam chủ trì xây dựng dự thảo, chủ trì quá trình đàm phán dự thảo và vận động để đưa ra Đại hội đồng thông qua hôm nay với số nước đồng bảo trợ rất cao, hơn 100 nước và được thông qua bằng hình thức đồng thuận cho nên sự kiện này có ý nghĩa rất lớn.
- Trong quá trình thương thảo nghị quyết, có những khó khăn và thuận lợi như thế nào, thưa đại sứ?
Đại sứ Đặng Đình Quý: Khó khăn thứ nhất là dịch bệnh phát triển rất phức tạp, các nước đều quan tâm vấn đề chống dịch, trong bối cảnh đó có rất nhiều nước đưa ra dự thảo nghị quyết, có những dự thảo được 5, 6 nước đưa ra nhưng không được thông qua mà chỉ có những ý chính của những dự thảo đó được đưa vào một nghị quyết chung về COVID-19.
Khử trùng cho lao động từ Guinea Xích Đạo về nước cách ly tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Khó khăn thứ hai là quan niệm của các nước về nguồn gốc dịch bệnh, đồng thời là vai trò của cơ chế đa phương và các giải pháp đa phương, đặc biệt là của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho nên điều này được tranh luận rất nhiều, dẫn đến quá trình tham vấn rất khó khăn.
Nhưng thuận lợi lớn nhất là các nước đều thấy tác động của đại dịch COVID-19 kinh khủng quá, đều thấy sự cần thiết phải có sự chuẩn bị để chống, đối phó với dịch hiện tại, đồng thời phòng ngừa và chống các dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai.
Thuận lợi thứ hai là chính những thành tựu của Việt Nam trong kiểm soát dịch COVID-19 đã tạo ra một sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng quốc tế khi chúng ta đàm phán cũng như khi chúng ta vận động các nước đồng bảo trợ.
- Đại sứ có thể cho một ví dụ Việt Nam đã giải quyết các khó khăn đó như thế nào?
Đại sứ Đặng Đình Quý: Đầu tiên là phải đưa ra ý tưởng sớm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đưa ra từ 16/4, sau đó mình chuẩn bị lập luận để thuyết phục các nước, đồng thời lựa chọn chiến lược để tạo ra các đồng minh, vận động các nước có cùng ý tưởng giống như mình.
- Với nghị quyết này, Việt Nam đã chọn lựa ngày 27/12 là Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh , ngày này có ý nghĩa như thế nào, thưa Đại sứ?
Đại sứ Đặng Đình Quý: 27/12 là ngày sinh của Louis Pasteur, một trong những người tạo nền móng cho y tế phòng ngừa. Những thành tựu của ông về y tế và y tế dự phòng cũng như vắcxin để phòng chống dịch bệnh đã cứu sống hàng triệu người trên thế giới, đồng thời trên thế giới hiện nay cũng có mạng lưới các viện Pasteur đang hoạt động rất hiệu quả, rất có ý nghĩa, cứu sống nhiều người ở các nước đang phát triển. Việt Nam đã chọn ngày 27/12 vì như vậy.
-Xin cảm ơn Đại sứ Đặng Đình Quý.
Bình Thuận: 500 hộ nghèo nhận hỗ trợ các nhu cầu cơ bản để phòng chống Covid-19
Ninh Thuận, Bình Thuận và Cà Mau là 03 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long nhận hỗ trợ 1500 bồn chứa nước và 1500 bộ dụng cụ bảo vệ cá nhân từ nguồn hỗ trợ của Nhật Bản cho hoạt động ứng phó tổng hợp ở Việt Nam.
Chiều 18/9, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận trao 500 bộ dụng cụ bảo vệ cá nhân (PPE) và 500 bồn trữ nước sạch cho các hộ nghèo đang sinh sống ở 07 huyện. Mỗi bồn chứa nước có dung tích 1000 lít. Ngoài ra, 1000 khẩu trang và 7500 bánh xà phòng cũng được trao tới các hộ nghèo.
500 hộ nghèo tỉnh Bình Thuận nhận hỗ trợ các nhu cầu cơ bản để phòng chống Covid-19.
Hoạt động này là một phần của gói hỗ trợ ứng phó do Nhật Bản tài trợ nhằm giúp người Việt Nam phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19.
Theo đánh giá của UNDP về tác động kép của Covid-19 và hạn hán, những người dân nghèo ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, bao gồm tỉnh Bình Thuận đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 54% hộ gia đình được khảo sát đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch trong bối cảnh hạn hán đang diễn ra. Gần 80% số hộ được khảo sát cho biết họ thiếu nước sạch để nấu ăn và sinh hoạt, trong khi hơn 83% số hộ thiếu nước cho các hoạt động vệ sinh cơ bản. Họ thiếu nguồn lực để mua trữ nước cho các hoạt động vệ sinh cần thiết để phòng chống Covid-19.
Bà Sitara Syed, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
"PPE và các bồn chứa nước sạch sẽ giúp người nghèo và người cận nghèo ứng phó với Covid-19 , đặc biệt trong bối cảnh hạn hán tái diễn. Sự hỗ trợ này là một phần trong cam kết của chúng tôi để "Không để ai ở phía sau", được hỗ trợ bởi nguồn tài chính lớn người dân Nhật Bản", bà Sitara Syed, Phó trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, cho biết.
Bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Vụ trưởng Vụ khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng cục phòng chống thiên tai, nói: "Tổng cục cam kết thúc đẩy tăng cường khả năng chống chịu của các hộ gia đình dễ bị tổn thương. Sự hỗ trợ của UNDP và Nhật Bản ở tỉnh Bình Thuận là rất phù hợp và kịp thời".
"Việt Nam được đánh giá là một đối tác mạnh của Liên hợp quốc" Liên hợp quốc nhắc đến Việt Nam nhiều lần là "hình mẫu của các nước đang phát triển, các nước vươn lên từ đói nghèo, từ đổ nát chiến tranh" và trở thành một nước có thu nhập trung bình. Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên...