Thanh Tùng ‘Một mình’ giữ lại tình yêu
Trái tim người nghệ sĩ luôn rung cảm trước cái đẹp nhưng lời hứa với vợ trước khi bà mất đã thành “cái án chung thân” cho nhạc sĩ “Lối cũ ta về”.
Thanh Tùng đã có những năm tháng tuổi trẻ chọc trời khuấy nước, những niềm vui bất tận bên những người phụ nữ đẹp. Trong số ấy có cả các hoa khôi, nhưng sau này ai cũng an phận gia đình. Ông thường kể về chuyện yêu nhiều của mình như một chuyện vui. Và ông nói, tình yêu giúp ông nuôi được những cảm xúc lâu dài trong âm nhạc. Những người phụ nữ ông yêu, đều chấp nhận cuộc sống không ràng buộc, hoàn toàn chỉ “yêu như là yêu thôi”. Ông nghĩ lại về cuộc đời của mình: “Những cuộc tình đi qua, để lại cho tôi một điều, con người sẽ cô đơn, nhỏ bé, yếu đuối biết bao, đơn điệu biết bao nếu sống không có tình yêu”.
Có người giải thích, Thanh Tùng được yêu vì ông nổi tiếng và giàu có. Nhưng nếu vì thế thì người ta chỉ gặp những cô gái “đào mỏ”, chứ không thể có những người “xin chết” xung quanh như vậy. Có thể hấp lực của người đàn ông này thuộc về cốt cách, như một thứ từ trường âm thầm lan tỏa, chỉ có thể cảm được mà không thể diễn tả. Ông tự nhận mình giống con công, mà con công đực thì rất đẹp và điệu đà, thu hút nhiều công cái. Nhưng điểm đáng quý của con công không phải bộ cánh, mà bởi đặc tính chung tình, công trống bị chia lìa khỏi bạn tình thì nó không sống được quá ba tháng.
Thanh Tùng thủa còn “điệu đà”.
Sẽ là mâu thuẫn khi nói một người yêu nhiều lại là một người chung thuỷ. Nhưng đó là sự thật trong cuộc sống tình cảm của Thanh Tùng. Vợ ông lâm bệnh một thời gian trước khi qua đời. Phút lâm chung, có mặt cả Trịnh Công Sơn bên giường bệnh, bà hỏi Thanh Tùng: “Nếu em chết anh có lấy vợ mới và bỏ các con không?”. Thanh Tùng gọi đó là tuyên án chung thân, bởi chỉ “không” là có thể nói lúc này. Vợ nhắm mắt, Thanh Tùng một mình nuôi ba con Bách, Thông và Bạch Dương trưởng thành. Không ai trong số con cái của ông phản đối sự đào hoa của cha, bởi họ biết, ông yêu nhưng để đưa một phụ nữ về thay mẹ họ, thì không bao giờ.
Chính vì thế, Thanh Tùng sống trọn nửa đời trong cô đơn giữa ngôi nhà lớn. Ông nói về cuộc sống một mình: “Không còn cảm giác cô đơn nữa dù người ngoài nhìn vào thấy tôi một mình. Tôi có gia đình hạnh phúc, có đông bạn bè. Trong thân phận của mình, tôi tìm được sự lý giải về tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi. Chưa chắc hai người ở cạnh nhau đã có hạnh phúc, đã hết cô đơn. Nhưng nếu cuộc sống chỉ có một người và người này vẫn nhớ về người kia, vẫn cảm thấy người kia luôn hiện diện thì sẽ không cảm thấy cô đơn”.
Thanh Tùng hiện tại, sau cơn bạo bệnh.
Với bản nhạc Một mình, nhiều người phụ nữ đã coi Thanh Tùng là thần tượng bởi sự chung tình của nhạc sĩ với người vợ đã khuất. Rung cảm chân thành trong từng lời ca, từ giọt mồ hôi tóc mai cho đến buổi tan ca đón con về. Nó thật đến mức không ai hồ nghi về tính cô đơn nghệ sĩ thường đưa ra như một thứ men sáng tạo đơn thuần: “Vắng em đời còn ai với ai. Ngất ngây men rượu say. Đêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ. Cô đơn, cùng với tôi về”.
Trong lần dạo chơi Hà Nội năm 2008, Thanh Tùng bị xuất huyết não và cũng từ ngày ấy, sức khoẻ yếu đi nhiều. Con người mà trái tim đã thuộc về những giai điệu, vẫn muốn ngân vang “Lời tỏ tình của mùa xuân”, dù để xuất hiện trước khán giả yêu nhạc, ông phải ngồi trên xe lăn.
Thanh Tùng muốn dành tặng tất cả cho những người phụ nữ, những người mà ông luôn thấy hàm ơn họ bởi những bài ca của ông viết đều xuất phát từ xúc cảm thật và ẩn hiện một bóng hồng có thật. Đêm nhạc “Thanh Tùng – Lối cũ ta về” diễn ra vào tối 20/10 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, hội tụ những ca sĩ đang được yên mến như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Kasim Hoàng Vũ, Thùy Dung chính là cách Thanh Tùng bày tỏ tình yêu đặc biệt với các mẹ, các chị nhân ngày Phụ nữ Việt Nam.
Video đang HOT
Huy Phạm
Theo VNE
Bằng Kiều - một chặng đường nhìn lại
Bằng Kiều - cái tên một thời làm say đắm lòng người với những bản tình ca đã có lúc phải ra đi trong cái cúi đầu lặng lẽ. Và ngày trở về, đón anh vẫn có những nụ cười vui.
Cách đây không lâu, Bằng Kiều cùng vợ đáp máy bay về nước trong nụ cười và những bó hoa của người hâm mộ. Để có được ngày trở về hân hoan như thế với Bằng Kiều hẳn không phải dễ dàng vì ngày anh đi cũng đầy bão tố.
Giã từ quê hương với mái nhà thân thuộc, với những hào hoa của sự nghiệp cầm ca, Bằng Kiều đặt chân lên nước Mỹ, đầu quân về một tổ chức âm nhạc bị cho là phản động. Dư luận thời đó thực sự đã đối xử với Bằng Kiều như những vần thơ này:
"Kẻ bị trục xuất khỏi quê hương,
đi tìm một quê hương giữa mặt đất trần thế!
Loài người xua đuổi hắn bằng móng vuốt kên kên,
loài người truy lùng hắn bằng hàm răng sói dữ"
Trong căn gác nhỏ của con phố Ngô Sỹ Liên, Bằng Kiều sinh ra trong một gia đình với nhiều mảng ghép. Những nỗi buồn của thời thế, của cá nhân phải chăng đã đưa anh đến con đường tội lỗi. Mẹ Bằng Kiều là vợ thứ 3 của cha anh, bác sỹ Nguyễn Bằng Bùi.
16 người anh chị ruột thịt, 3 bà mẹ và 1 người cha dưới một mái nhà không hẳn là hạnh phúc vẹn tròn nhưng cũng đủ ấm áp để những đứa trẻ không cảm thấy mình đơn độc. Bằng Kiều dẫu có đến được những mảnh đất màu mỡ hơn, nơi những ngôi nhà cao sang rực rỡ đèn sáng thì mái nhà nhỏ nơi con phố ấy vẫn mãi là một vầng sáng yêu thương nơi ký ức.
Bằng Kiều thi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội - một trái ngọt đầu mùa để chàng trai ấy thực hiện những giấc mơ âm nhạc của mình. Không lâu sau khi theo học ở Nhạc viện, Bằng Kiều đã thành lập được ban nhạc Chìa Khóa Vàng. Sau đó anh tiếp tục đánh dấu tên tuổi mình trong suốt 6 năm tham gia ban nhạc Hoa Sữa.
Đến khi Bằng Kiều lập nhóm Quả Dưa Hấu với Tuấn Hưng, Anh Tú, Tường Văn, họ thực sự đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp dù chỉ hoạt động trong vòng hơn 2 năm. Cho đến bây giờ, những mảnh dưa hấu ấy vẫn là những tên tuổi đáng nhớ và được công chúng yêu nhạc đón nhận.
Nhóm nhạc Quả Dưa Hấu một thời
Quả Dưa Hấu tan rã, Bằng Kiều "một mình một ngựa" trên con đường âm nhạc. Năm 2002 có lẽ là năm đáng nhớ trong sự nghiệp của anh. Album "Chuyện lạ" ra đời vào năm đó cũng là sản phẩm cuối cùng của Bằng Kiều tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
Từ tháng 9 năm 2002, Bằng Kiều lập gia đình và sang Mỹ định cư. Anh kết hôn với ca sỹ hải ngoại Phương Trinh. Sau đó anh theo vợ sang sang định cư tại Nam California (Mỹ). Con trai đầu lòng của anh có tên là Beckham Bằng Phương. Tính tới năm 2012 Bằng Kiều đã có 3 cậu nhóc.
Ảnh cưới Bằng Kiều và 3 cậu con trai của anh
Từ tháng 2 năm 2004, Cục Nghệ thuật - Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông Tin có kiến nghị tạm dừng các chương trình của Bằng Kiều. Sau đó, Cục đã gửi công văn tới các đơn vị có liên quan trong nước, đề nghị không sử dụng dưới mọi hình thức các tiết mục của ca sĩ Bằng Kiều và các bài hát do anh sáng tác.
Lý do trích dẫn trong công văn là Bằng Kiều đã "tự ý rời bỏ Tổ quốc, phát biểu xuyên tạc chế độ dân quyền, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam".
Và Bằng Kiều ra đi không một lời từ biệt trong sự thất vọng, hụt hẫng của khán giả yêu nhạc anh. Những bản tình ca dần phủ bụi thời gian, những gương mặt Bằng Kiều, Thu Phương nhạt nhòa trong ký ức của người ở lại.
Sự trở về của Bằng Kiều cách đây không lâu khiến nhiều người thấy khả quan hơn cho một chặng đường mới. Khán giả mở lòng đón anh và vui mừng hồ hởi khi nghe tin anh được phép biểu diễn. Quá khứ đã đi qua, những vết thương cũng dần khép miệng, những trái tim âm nhạc vẫn thổn thức chờ anh cất tiếng giữa lòng Hà Nội yêu thương nơi có ngôi nhà nhỏ, có bóng dáng mẹ cha, có những khán giả bao nhiêu năm đón anh trở lại.
Và những bản tình ca lại ngân nga như chưa bao giờ ủ rũ... "Lối cũ ta về, dừng chân trước thềm, chờ nghe trong gió, mùi hương ngọc lan"...
"Lối cũ ta về"
"Hoa tím ngoài sân"
"Trái tim bên lề"
"Lắng nghe mùa xuân về" - song ca cùng Hồng Nhung
"Em ơi, Hà Nội phố"
Theo TTVN
Ưng Hoàng Phúc, Kasim Hoàng Vũ về với mùa thu Hai nam ca sĩ nổi tiếng với 2 dòng nhạc khác nhau sẽ cùng đứng trên sân khấu hát những tình khúc bất hủ của mùa thu yêu thương. Kasim Hoàng Vũ là một giọng ca tài năng bước ra từ Sao Mai điểm hẹn. Nhưng thời gian gần đây, nam ca sĩ gốc Đà Nẵng ít xuất hiện trên các sân khấu...