Thanh tra yêu cầu chuyển công an vụ mua bán hoá đơn do Cục thuế TPHCM quản lý
Thanh tra Chính phủ yêu cầu Cục Thuế TPHCM chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh, xử lý theo quy định đối với 18 doanh nghiệp (bên mua) sử dụng 349 tờ hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, với tổng số tiền trên 201,6 tỷ đồng, tiền thuế giá trị gia tăng trên 19,7 tỷ đồng, có dấu hiệu của việc mua bán hóa đơn, vi phạm pháp luật Hình sự.
Trụ sở Cục Thuế TPHCM (Ảnh: Pháp luật TPHCM)
Chiều 11/10, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh ký văn bản thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách nhà nước tại Cục Thuế TPHCM.
Theo kết luận thanh tra, tình trạng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn xảy ra trên phạm vi rộng, là vấn đề nổi cộm, phức tạp, gây thất thu cho ngân sách nhà nước nhưng các biện pháp quản lý nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý của Cục Thuế TPHCM còn rất nhiều hạn chế.
Kết quả kiểm tra, xác minh đã phát hiện 44 doanh nghiệp (bên mua) sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ để kê khai, hoàn thuế với số tiền phải truy thu và giảm khấu trừ gần 26,4 tỷ đồng. Thời điểm kết thúc thanh tra trực tiếp, có 5 doanh nghiệp đã chủ động nộp tiền thuế vi phạm vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Chính phủ và nộp vào ngân sách nhà nước với tổng tiền gần 5,9 tỷ đồng.
Đến thời điểm kết thúc thanh tra trực tiếp, do giới hạn về điều kiện nhân lực và thời gian, Thanh tra Chính phủ đã bàn giao cho Cục Thuế TPHCM toàn bộ thông tin, số liệu của 9.116 doanh nghiệp do Thanh tra Chính phủ kiểm tra trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế quản lý phát hiện doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn bất hợp pháp kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế với tổng giá trị trên 3.537 tỷ đồng để cơ quan thuế tiếp tục kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền.
Ngoài ra, có 18 doanh nghiệp (bên mua) sử dụng 349 tờ hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, với tổng số tiền trên 201,6 tỷ đồng, tiền thuế giá trị gia tăng trên 19,7 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này tiếp tục bỏ trốn, có dấu hiệu của việc mua bán hóa đơn, vi phạm Điều 161 Bộ luật Hình sự, Điều 76 Luật Quản lý thuế 2006.
“Kết quả xác minh của cơ quan thuế báo cáo, doanh nghiệp bên mua tiếp tục bỏ trốn, có dấu hiệu mua bán hóa đơn qua nhiều cấp trung gian ở địa bàn nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Căn cứ Điều 161 Bộ luật Hình sự, Điều 76 Luật quản lý thuế 2006 về chuyển hồ sơ cho cơ quan công an phối hợp điều tra, truy tố xét xử các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế-Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Cục Thuế TPHCM chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh, xử lý theo quy định”- thông báo kết luận nêu rõ.
Ngoài ra, qua kiểm tra, xác minh hồ sơ chuyển nhượng cổ phần tại các đơn vị phát hành và Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Thái Dương, Thanh tra Chính phủ phát hiện dấu hiệu tránh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng đối với 34 trường hợp cá nhân chuyển nhượng cổ phần giai đoạn từ năm 2011-2012 với giá bán cao hơn giá mua trên 4.707 tỷ đồng, nhưng các cá nhân chưa làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng cổ phần tại công ty phát hành nên chưa phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế theo quy định. Đến năm 2013, các cá nhân đã lập bản thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần mới với giá bán bằng giá mua, bằng mệnh giá và thực hiện thủ tục sang tên sở hữu cổ phần tại công ty phát hành, mục đích để không phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn.
Video đang HOT
Chính vì thế, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TPHCM tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo đúng quy trình.
Thế Kha
Đánh sập đường dây mua bán hàng nghìn hóa đơn GTGT
Nhóm đối tượng này đã xuất khống hóa đơn với tổng giá trị trên 780 tỷ đồng của hơn 33 công ty "ma" với 3.150 hóa đơn, gây thất thu thuế khoảng trên 78 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Phòng An ninh Kinh tế phối hợp với Phòng An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội vừa cho biết, đã khởi tố tạm giam 3 đối tượng liên quan đến vụ án để điều tra về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Cơ quan Công an TP Hà Nội thông tin với báo chí về vụ việc.
Thượng tá Phùng Anh Quang - Phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội cho biết: "Qua công tác nắm tình cơ quan Công an TP Hà Nội phát hiện nhóm đối tượng có dấu hiệu sử dụng các doanh nghiệp "ma" để mua bán hoá đơn GTGT trái phép".
Nói về thủ đoạn của nhóm đối tượng này, thượng tá Phùng Anh Quang phân tích: "Các đối tượng là mua lại các công ty hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, rồi chỉnh sửa thông tin của giám đốc, người đại diện theo pháp luật các công ty, kể cả công ty được thành lập mới nhưng không có hoạt động sản xuất, kinh doanh với sự đa dạng về ngành nghề lĩnh vực như xây dựng cơ bản, du lịch, dịch vụ... để xuất, bán hoá đơn GTGT".
Theo thượng tá Anh Quang, vào ngày 22/10/2015, Phòng An ninh Kinh tế xây dựng kế hoạch báo cáo đề xuất Ban giám đốc Công an TP Hà Nội thiết lập chuyên án "VAT6" để đấu tranh với các đối tượng hoạt động mua, bán hoá đơn GTGT.
Hằng (đứng giữa) cùng Oanh, Sơn cùng tang vật của vụ án
Qua điều tra theo dõi, lực lượng trinh sát xác định, đối tượng Hoàng Lệ Hằng (45 tuổi, ở số 45B, ngõ 283 Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đứng đầu, tập hợp, chỉ đạo điều hành một nhóm các đối tượng có quan hệ gia đình, người quen hoạt động mua, bán hoá đơn GTGT và đặt trụ sở làm việc tại quán cà phê "Yến", số 35 D phố Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hằng là đối tượng trực tiếp thu gom các doanh nghiệp từ các đối tượng khác với giá từ 30-40 triệu đồng 1 doanh nghiệp (bao gồm cả con dấu và hoá đơn). Những doanh nghiệp này đều hoạt động hợp pháp chưa có thông báo dừng hoạt động hoặc nợ thuế. Khi sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp này, doanh nghiệp không có bất kỳ một hoạt động, sản xuất, kinh doanh gì.
Sau đó, Hoàng Lệ Hằng cùng các đối tượng liên quan tổ chức giao dịch, thoả thuận với các doanh nghiệp về nội dung mua, bán hoá đơn, giá từ (200.000 - 300.000 đồng/hoá đơn với hoá đơn gía trị dưới 20 triệu đồng, 2% tổng giá trị tiền ghi trên hoá đơn đối với hoá đơn trên 20 triệu đồng) hoặc qua môi giới, sau đó chỉ đạo các đối tượng trong nhóm viết, xuất hoá đơn, giao nhận hoá đơn và giao dịch chuyển khoản.
Hoạt động của các đối tượng mang tính hệ thống, có tổ chức, chuyên nghiệp, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng. Với các nhóm đối tượng môi giới, kế toán xuất hoá đơn, vận chuyển hoá đơn và giao dịch ngân hàng được hưởng lương hàng tháng (từ 7-10 triệu đồng, hoặc hưởng tiền chênh lệch % giá trị hoá đơn)... dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hoàng Lệ Hằng.
Nhằm đối phó với cơ quan chức năng, các đối tượng tham gia hoạt động trong đường dây này thường xuyên thay đổi người giao dịch ngân hàng, vận chuyển hoá đơn, địa điểm giao nhận gây khó khăn cho công tác điều tra.
Tang vật của vụ án.
Ngày 30/7/2016, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc Công an TP Hà Nội, Ban chỉ huy phá án đã phối hợp với lực lượng tổ chức triệt phá thành công chuyên án "VAT6", theo đúng kế hoạch, đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Tang vật thu giữ gồm 36 bộ dấu pháp nhân công ty "ma"; 28 bộ dấu Hộ kinh doanh cá thể; gần 200 quyển hoá đơn có nhiều tờ đã viết nội dung; cùng nhiều chứng từ, séc, sổ sách thống kê ghi chép các loại hoá đơn đã mua bán; hơn 757 triệu đồng tiền mặt...
Quá trình điều tra phát hiện, từ tháng 6/2014 đến nay, nhóm đối tượng này đã xuất khống ho đơn với tổng giá trị trên 780 tỷ đồng của hơn 33 công ty "ma" với 3.150 hóa đơn cho khoảng trên 500 công ty, gây thất thu thuế khoảng trên 78 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước (số liệu chưa điều tra mở rộng).
Cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành triệu tập lấy lời khai tổng số 16 đối tượng có liên quan đến vụ án. Bước đầu các đối tượng khai nhận về hành vi phạm tội của mình và các đối tượng trong nhóm trong đó điển hình là đối tượng cầm đầu Hoàng Lệ Hằng.
Lúc này, Hằng khai nhận là đối tượng cầm đầu, thành lập nhóm hơn 10 đối tượng và phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng để hoạt động mua bán trái phép hoá đơn GTGT.
Với thủ đoạn mua lại pháp nhân các công ty hoạt động kinh doanh kém hiệu quả (khoảng 40 công ty), sau đó đối tượng không tổ chức hoạt động kinh doanh gì, không đăng ký trụ sở, biển hiệu, mục đích chỉ bán hoá đơn GTGT cho hằng trăm doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trên cả nước với hàng nghìn hoá đơn giá trị nhiều tỷ đồng để thu lời bất chính.
Các doanh nghiệp do Hằng quản lý không hoạt động kinh doanh trên bất kỳ lĩnh vực nào nhưng vẫn định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm vẫn tổ chức kê khai hoá đơn đã mua bán để nhằm hợp thức hoá nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan quản lý nhà nước.
Từ lời khai các đối tượng cùng tang vật thu giữ, ngày 30/7, cơ quan tra đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, ra lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng Hoàng Lệ Hằng, Vũ Kim Oanh (60 tuổi, ở số 66, ngõ Vạn Ứng, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội) là đối tượng cầm đầu nhóm kế toán làm cho Hằng và Nguyễn An Tuấn (48 tuổi, ở ngõ 281 Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là đối tượng cầm đầu nhóm vận chuyển hóa đơn.
Vụ việc vẫn đang được cơ quan điều tra tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ.
Tiến Anh
Theo infonet
Cục Thuế TP.HCM thua kiện vì truy thu thuế hơn 5 tỉ đồng Sáng 28-6, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xử phúc thẩm vụ án Công ty Cổ phần Thương mại Phú Lễ Việt Nam kiện cục trưởng Cục Thuế TP.HCM về quyết định truy thu thuế hơn 5,6 tỉ đồng. Tòa đã tuyên giữ nguyên án sơ thẩm. Theo án sơ thẩm, Công ty Phú Lễ không bị truy thu hơn 5,1 tỉ đồng...